TPBank có gì trước ngày lên sàn?
Trong quý 1.2018, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt hơn 513 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tổng huy động đạt trên 110 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,08% xuống chỉ còn 0,95%.
TPBank sẽ chính thức lên sàn HoSE ngày 19.4 tới (Ảnh: IT)
Chiều 17.4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức buổi roadshow thứ hai giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu TPBank tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Theo kế hoạch, ngày 19.4 tới đây, 555 triệu cổ phiếu của TPBank sẽ chính thức niêm yết trên HoSE. Với mức giá 32.000 đồng/CP, TPBank sẽ có vốn hóa xếp thứ 8 trong số 11 ngân hàng đã niêm yết, với hơn 17.760 tỷ đồng (khoảng 781 triệu USD), và sẽ là cổ phiếu ngân hàng có giá cao thứ 7 sau Vietcombank, VPBank, BIDV, ACB, HDBank và MB.
Ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT TPBank, khẳng định, cơ hội thành công với cổ phiếu TPBank là rất lớn vì mặc dù chúng tôi là ngân hàng còn non trẻ (thành lập 2008) nhưng hiện đang được đánh giá là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Cụ thể, ông Tú dẫn chứng, từ một ngân hàng trong số 9 ngân hàng yếu kém âm vốn bị buộc phải tái cơ cấu cách đây 6 năm, đến nay, TPBank đã từng bước “thay da đổi thịt” và được giới đầu tư, đặc biệt là các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Mới đây nhất, TPBank đã đạt được thỏa thuận mua bán cổ phần với PYN Elite Fund. Theo đó, quỹ đầu tư đến từ Phần Lan này đã cam kết chi gần 40 triệu USD sở hữu 4,99% cổ phần TPBank trong đợt phát hành riêng lẻ 15% để tăng vốn sở hữu, dự kiến thương vụ này sẽ hoàn tất trong quý 2.2018. PYN Elite Fund cũng chính là quỹ đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Việt Nam và đang sở hữu khối tài sản 444 triệu EUR tính đến cuối tháng 3.2018.
Ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT TPBank trao đổi với các nhà đầu tư về cơ hội mua cổ phiếu TPBank. (Ảnh: Quốc Hải)
Video đang HOT
“Nên nhớ, hồi cuối năm 2016, tổ chức IFC đã bỏ ra khoảng 403 tỷ đồng (hơn 18 triệu USD) để mua 4,99% vốn của TPBank thì đến đúng một năm sau quỹ PYN Elite Fund phải bỏ gấp hơn 2 lần số tiền đó (40 triệu USD) cũng chỉ để được sở hữu 4,99% vốn ở TPBank. Đặc biệt, chúng tôi đặt mục tiêu tăng mức vốn hóa ít nhất 1 tỷ USD vào quý 4 năm nay. Như vậy nếu đạt được mục tiêu đó thì cổ phiếu TPBank cũng phải tăng ít nhất là 30% so với giá lên sàn”, ông Tú khẳng định.
Về tình hình sức khỏe tài chính, TPBank cũng cho biết, năm 2017, TPBank cũng gia nhập nhóm các nhà băng có lợi nhuận ngàn tỷ với lãi trước thuế tăng hơn 70% so với năm trước (đạt 1.205 tỷ đồng). Theo báo cáo mới nhất, tính đến hết tháng 3.2018, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt hơn 513 tỷ đồng, cao gấp 2.4 lần so với cùng kỳ. Tổng huy động đạt trên 110 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,95%.
Đặc biệt, ngân hàng dự định nâng vốn điều lệ từ 5.842 tỷ đồng lên đến 8.550 tỷ đồng ngay trong năm 2018 thông qua 3 đợt phát hành cổ phiếu, bao gồm chào bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư thông qua đợt phát hành riêng lẻ và chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 28% cho cổ đông. Năm 2019, ngân hàng cũng sẽ có kế hoạch tăng vốn tiếp, trong đó có tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức 12%.
Cùng với tăng vốn, ngân hàng đã đề ra kế hoạch tăng 66% lợi nhuận trong năm 2018, từ mức 963 tỷ lên 1.600 tỷ (lợi nhuận sau thuế) và vượt 2.000 tỷ trong năm sau. Nếu đạt được con số này thì lợi nhuận của TPBank sẽ nằm trong nhóm 10 ngân hàng có lãi tốt nhất và hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Liên quan đến tỷ lệ nợ xấu của TPBank, bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó Tổng Giám đốc TPBank cho biết, nhiều nhà đầu tư thắc mắc về khoản tiền 652 tỷ đồng đang gặp “tranh chấp” và TPBank mới chỉ trích lập dự phòng 188 tỷ đồng. Thực tế đây là khoản tiền chúng tôi đang kiện các khách hàng còn nợ, tài sản đảm bảo của các khách hàng này rất tốt nên TPBank mới chỉ trích lập dự phòng 188 tỷ.
Ngoài ra, khoản nợ bán cho VAMC của TPBank chỉ khoảng hơn 500 tỷ đồng, rất thấp so với các ngân hàng khác. Thế nên nếu cộng cả khoản nợ này vào thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank cũng chỉ là 1,2% mà thôi, rất thấp so với quy định chung của NHNN (3%).
“Con số nợ xấu mà cổ đông thấy trong cáo bạch là con số chính xác, được cập nhật mới nhất. TPBank luôn trích lập dự phòng theo tháng chứ không phải theo quý như quy định của Nhà nước nên cổ đông cứ yên tâm”, bà Hương nói.
Theo Danviet
VN-Index vượt lên mốc 1.170 "thần thánh" nhờ GAS, VIC, MSN, khối ngoại tiếp tục mua hơn 2 triệu cổ phiếu HDB
ROS tiếp diễn bài giảm sàn và hồi nhẹ. Trong phiên, ROS đã giảm xuống 99.700 đồng, tức mất mốc thị giá 100.000 đồng song về cuối phiên hồi nhẹ và đóng cửa ở con số tròn trĩnh 100.000 đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trở lại trong những phút cuối phiên giúp cho VN-Index tăng gần 6 điểm, chinh phục trở lại mốc 1.170 điểm "thần thánh". Đóng góp lớn vào con số này, không ai khác chính là GAS. Tăng 4.000 đồng, GAS lại tăng lên trên 130.000 đồng. Cùng với đó, PVD tăng trần. PVS tăng hơn 7%. Những căng thẳng chính trị tại Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng vọt, và điều đó hỗ trợ cho các cổ phiếu nhóm này hơn bất cứ yếu tố nào.
MSN cũng tăng 4.000 đồng, trở lại câu lạc bộ thị giá 100.000 đồng. VIC tăng 1.000 đồng và MWG tăng 3.700 đồng lên 103.500 đồng.
ROS tiếp diễn bài giảm sàn và hồi nhẹ. Trong phiên, ROS đã giảm xuống 99.700 đồng, tức mất mốc thị giá 100.000 đồng song về cuối phiên hồi nhẹ và đóng cửa ở con số tròn trĩnh 100.000 đồng.
Trong khi số mã tăng giá trong VN30 nhiều hơn mã giảm thì nhóm cổ phiếu ngân hàng - vốn chiếm số lượng nhiều nhất, đều không tăng. ACB tích cực nhất với mức tăng 2,3% và VPB tăng nhẹ 0,5%. Nhóm chứng khoán khỏe hơn, phần lớn đều đóng cửa tăng giá với các mã mạnh nhất là VND, MBS và SHS. Bất động sản cũng xanh trên diện rộng. HDG có lúc tăng trần nhưng sau đó đóng cửa tăng 6%. DIG tăng 3,5%, các cổ phiếu khác tăng nhẹ.
Một trong những cổ phiếu vốn được quan tâm nhiều và giảm rất mạnh trong những phiên qua là SCR. Trước ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm (ngày 13/04), SCR gặp áp lực bán mạnh. Tuy nhiên trong phiên hôm nay, SCR chỉ khớp lệnh gần 6,4 triệu cổ phiếu. Giá giảm xuống dưới 13.000 đồng.
Khối ngoại ước tính bán ròng hơn 75 tỷ đồng trên 2 sàn. Với việc được khối ngoại mua ròng mạnh, HPG tăng 2% lên 61.700 đồng. HDB tiếp tục được khối ngoại mua ròng hơn 2 triệu cổ phiếu.
Biến động chóng mặt trong cả phiên sáng, có lúc VN-Index đã tăng hơn 3 điểm, rồi lại đảo chiều giảm 2 điểm. Chỉ số diễn biến chậm lại vào thời gian cuối phiên. Khi kết thúc, VN-Index chỉ còn giảm 0,82 điểm nhưng khối lượng cổ phiếu giao dịch chưa đến 100 triệu đơn vị và giá trị chưa đến 3.000 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu lớn đã hồi phục và tăng giá như CTG, VIC, FPT, MSN, MWG, VNM, BMP... Nổi bật nhất là MSN và MWG khi 2 cổ phiếu này đánh mất mốc 100.000 đồng trong phiên hôm qua và hôm nay đã bật mạnh trở lại để trở về mức thị giá này. MSN, cùng với VIC và VRE đang là những cổ phiếu hỗ trợ tốt nhất cho chỉ số.
Sự hồi phục cũng diễn ra trên diện rộng giúp cho độ rộng thị trường thu hẹp lại. Đã có 128 mã xanh/135 mã đỏ trên sàn HOSE còn trên HNX, có 81 mã xanh/72 mã đỏ. Khối ngoại đang bán ròng khoảng 150 tỷ đồng, tập trung tại VCB, VJC và VIC trong khi mua ròng VRE.
STB là cổ phiếu có khối lượng lớn nhất trên HOSE với 6 triệu cổ phiếu.
Sau khi bị bán thốc đầu phiên, sự bình tĩnh đã trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù VN-Index vẫn chưa thể trở lại mốc 1.170 điểm nhưng cú nước rút từ mức giảm 10 điểm về chỉ còn hơn 1 điểm lúc 9h45 được đánh giá là một động thái tích cực. Trong diễn biến mới nhất về quan ngại căng thẳng chính trị, ông Trump lại "tweet" rằng: quan hệ Mỹ - Nga đang ở giai đoạn tồi tệ nhất từ trước tới nay và điều này là không nên. Tổng thống Trump nhấn mạnh các nước cần cùng hợp tác và ngừng chạy đua vũ trang.
Tuy vậy, thị trường chưa thể ổn định và sau 9h45, VN-Index lại bị kéo xuống giảm gần 8 điểm.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, sắc xanh tại GAS, VRE, MSN, SAB, VCB đang là động lực chính nâng đỡ chỉ số. Trong khi đó, VIC, ROS, BVH giảm giá là tác nhân chính khiến chỉ số giảm điểm. BVH có 1 tuần tăng mạnh trước đó, và phiên hôm nay giảm 4,5% về 102.000 đồng. Sự giằng co đang diễn ra ở VNM khiến cổ phiếu này bật xanh rồi lại bị kéo về tham chiếu.
Ngoại trừ dầu khí thì không có nhóm cổ phiếu nào có sắc xanh đồng loạt. PVS tăng 3,3% lên 21.600 đồng, PVD tăng 2,4%, GAS tăng 1,4%... PVB, PXS... tăng khá tích cực.
Nhóm bất động sản có một số cổ phiếu tăng dẫn đầu như VRE (hơn 2%), NRC (tăng sát trần), DIG (tăng 3,5%), SJS (Tăng 1%)...
Tú Linh
Theo Trí thức trẻ
Quỹ đầu tư chuyên đánh "game nâng hạng" hút ròng gần 50 triệu USD trong tháng 3 để mua cổ phiếu Việt Nam Trong cơ cấu danh mục của Tundra Vietnam Fund, VIC là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 8,2%. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng tiếp theo trong danh mục quỹ lần lượt là HPG (6,7%), MSN (6%), SSI (5,4%), DXG (5,3%), VRE (4,9%)... Tundra Fonder là quỹ đầu tư đến từ Thụy Điển, chuyên tập trung vào các thị trường cận...