‘TP Thủ Đức sẽ là trung tâm đổi mới, sáng tạo lớn nhất Việt Nam’
Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay TP Thủ Đức sẽ là trung tâm đổi mới, sáng tạo lớn nhất Việt Nam, khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng đối với đơn vị hành chính mới này.
Sáng 24/12, Bộ Nội vụ cùng UBND TP.HCM dự họp cùng Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đề nghị các đại biểu có mặt tập trung thảo luận về 3 vấn đề chính, gồm việc bổ sung các chức danh kiêm nhiệm tại UBND quận, phường; bổ sung cơ chế nhân viên hợp đồng làm các công tác chuyên môn của chính quyền; cơ chế giám sát quyền lực của TP Thủ Đức…
Sẽ có chính sách đặc thù
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP Thủ Đức sau khi hình thành sẽ đóng vai trò là trung tâm đổi mới, sáng tạo lớn nhất Việt Nam. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của TP Thủ Đức là rất quan trọng.
“Trong số các cơ quan chuyên môn của thành phố Thủ Đức, cần nghiên cứu thành lập phòng khoa học công nghệ. Phòng chức năng này có vai trò định hướng để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của cơ quan hành chính mới”, ông Nguyễn Thành Phong đề xuất.
Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất thành lập phòng KHCN TP Thủ Đức. Ảnh: Quang Huy.
Video đang HOT
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng bày tỏ mong muốn Trung ương cho phép TP Thủ Đức được chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Thành phố trực thuộc TP.HCM sẽ là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và mở rộng phát triển các dịch vụ, sản phẩm công nghệ cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
“TP.HCM sẽ kiến nghị Chính phủ những chính sách đặc thù cho việc phát triển TP Thủ Đức. Khi các chính sách đặc thù chưa thể triển khai, TP.HCM sẽ vận dụng những điều kiện tốt nhất cho đơn vị hành chính này”, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.
UBND TP Thủ Đức không có quá 4 phó chủ tịch
Ông Nguyễn Thành Phong thông tin để kịp thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp năm 2021, nghị định quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM cần được gấp rút thực hiện.
Đối với cơ cấu nhân sự của TP Thủ Đức trong tương lai, ông Phong đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu quy định số lượng phó chủ tịch của đơn vị hành chính này không quá 4 người. Ngoài ra, số lượng cơ quan chuyên môn không quá 13 đơn vị.
Trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức dự kiến được đặt tại khu hành chính quận 2. Ảnh: Quỳnh Danh.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị tổng số cấp phó các cơ quan chuyên môn của UBND TP Thủ Đức không quá 39 người.
Trong khi đó, theo dự thảo mới nhất của nghị định, sau khi sáp nhập quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, số lượng phó chủ tịch UBND thành phố trực thuộc TP.HCM không quá 5 người. Ngoài ra, số lượng biên chế của TP Thủ Đức được xác định trên cơ sở danh mục vị trí làm việc, khối lượng công việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, khi TP Thủ Đức chính thức được hình thành và vận hành vào ngày 1/3/2021, HĐND quận 2, quận 9, quận Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ cùng thời điểm này. Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị các bên liên quan xử lý hết những nhiệm vụ về tài chính, ngân sách còn tồn đọng trước khi thực hiện sắp xếp.
“Để kịp cho bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp năm 2021, nghị định cần được ban hành kịp thời. Sau khi Bộ Nội vụ hoàn thiện dự thảo nghị định, Bộ Tư pháp còn thẩm định lại và qua nhiều thủ tục khác mới có thể ban hành”, Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...