TP Sầm Sơn chú trọng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Xác định công tác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, BHXH TP Sầm Sơn đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nhằm giúp người dân nâng cao hiểu biết và tích cực tham gia chính sách nhân văn này.
Tuyên truyền lưu động vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện tại TP Sầm Sơn.
Trao đổi với ông Trương Minh Châu, Giám đốc BHXH TP Sầm Sơn, được biết: Năm 2020, BHXH TP Sầm Sơn được giao chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện là 1.830 người, tăng gấp đôi so với năm 2019. Kế hoạch giao cao, cùng với đó là tác động của dịch COVID-19, nên ngành không tổ chức được các hội nghị phát triển, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Thêm vào đó, đời sống Nhân dân khó khăn do các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vui chơi, giải trí dừng hoạt động, nên có thời điểm khoảng 200 đối tượng đã dừng đóng BHXH tự nguyện. Làm cách nào để vừa bảo đảm công tác phòng dịch, vừa hoàn thành chỉ tiêu được giao là câu hỏi được đặt ra với tập thể lãnh đạo, viên chức và người lao động của đơn vị.
Nhiều giải pháp đã được BHXH TP Sầm Sơn đưa ra để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Cụ thể như, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến cán bộ, các đại lý thu BHXH tự nguyện; mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu; phối hợp với bưu điện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp với phương châm “đến từng nhà, rà từng đối tượng”. Đặc biệt là phát huy vai trò các đại lý thu BHXH trong tuyên truyền chính sách và phát triển đối tượng; chú trọng tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, gắn với trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, qua đó nâng cao hiểu biết và tạo lòng tin của người dân đối với chính sách BHXH tự nguyện. Một điểm nhất trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn TP Sầm Sơn đó là BHXH phối hợp với Ban Dân vận thành phố ra mắt mô hình “dân vận khéo” về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2020 – 2025, tại 2 phường Quảng Châu và Quảng Cư. BHXH thành phố đã triển khai 5 nhóm đến từng khu phố, từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân; tiến hành họp đại lý giao chỉ tiêu và cung cấp danh sách yêu cầu đại lý vận động lại những người đã tham gia nhưng hiện tại đang dừng đóng BHXH tự nguyện; viên chức, người lao động luôn sẵn sàng tuyên truyền cho người dân trong mọi tình huống, kể cả những khi đi chợ, đi chơi, tham gia vào các cuộc họp tại khu dân cư…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, BHXH thành phố đã chủ động đổi mới công tác truyền thông về BHXH, BHYT. Nội dung truyền thông tập trung vào việc giải đáp các thắc mắc hoặc đưa ra các tình huống phát sinh trong quá trình người dân đang tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách an sinh xã hội; làm rõ những vấn đề căn bản, cốt lõi mang tính nhân văn sâu sắc của chính sách BHXH tự nguyện.
Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BHXH tỉnh, Thành ủy, UBND thành phố, sự quyết tâm cao, đồng lòng của cả tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức, sự phối hợp hiệu quả với các xã, phường nên tính đến ngày 31-12-2020, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn là 1.883 người, đạt 102,2% kế hoạch được giao.
Thời gian tới, BHXH TP Sầm Sơn tiếp tục bám sát, phối hợp chặt chẽ với các ngành, tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, phù hợp với mọi đối tượng người dân, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về các chính sách BHXH tự nguyện. Đặc biệt nhấn mạnh tham gia BHXH tự nguyện sẽ góp phần giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động. Người tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng 30% đối với hộ nghèo; 25% đối với hộ cận nghèo và 10% cho các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm tương đương với 120 tháng.
Đặt mục tiêu 1,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong năm 2021, mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện để thu hút hơn 1,7 triệu người tham gia.
Vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Ảnh: VSS).
Theo chỉ tiêu Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giao, trong năm 2021, cả nước phấn đấu mở rộng diện bao phủ BHXH với hơn 14,8 triệu người tham gia BHXH bắt buộc và hơn 1,7 triệu người tham gia BHXH tự nguyện. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hơn 14,1 triệu người và hơn 88,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
BHXH Việt Nam cũng ban hành Công văn số 275/BHXH-TST về việc khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm 2021.
Theo đó, để phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện một số công việc sau.
Trước hết, chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan báo cáo, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đến cấp huyện, cấp xã và ban hành kế hoạch, chương trình, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Đồng thời, đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ thêm kinh phí cho người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần đóng ngoài mức hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
Tiếp đó, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố phân công, giao trách nhiệm cho từng công chức, viên chức và người lao động xây dựng kế hoạch cụ thể hằng tuần, hằng tháng; bám sát địa bàn, đơn vị, đại lý thu để hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện. Trong đó, cần tập trung vào những giải pháp như: Tích cực rà soát, đối chiếu dữ liệu từ cơ quan thuế, kế hoạch và đầu tư với dữ liệu đang quản lý để xác định người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để tuyên truyền, vận động, thanh tra, kiểm tra và yêu cầu người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, phân loại đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện (theo độ tuổi, giới tính, công việc và thu nhập...), BHYT hộ gia đình theo địa bàn cấp xã. Trên cơ sở đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức, đại lý thu tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia mới. Chú trọng vận động, đôn đốc người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến hạn phải đóng tiếp tục tham gia để duy trì bền vững. Đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng hoặc đề xuất BHXH Việt Nam khen thưởng theo quy định đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Trong năm 2020 vừa qua, diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,1 triệu người tham gia, đạt 32,6% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện gần 1,1 triệu người, tăng 494 nghìn người, gần gấp đôi so với năm 2019; đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Con số này tăng gần năm lần so với năm 2015. Cả nước có gần 13,3 triệu người tham gia BHTN, đạt khoảng 27% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Kỳ tích bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Hà Tĩnh 251 đại lý với hơn 1.200 nhân viên trên toàn tỉnh đã phát huy rất tốt năng lực tuyên truyền, vận động. Hà Tĩnh hiện có 26.495 người tham gia BHXH tự nguyện Đặt mục tiêu vượt kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm 2020, không khí tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện đã sôi nổi khắp...