TP Hồ Chí Minh yêu cầu điều chỉnh thời khóa biểu nhằm đảm bảo sức khỏe học sinh mùa nắng nóng
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trước tình trạng nắng nóng gay gắt, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu các trường chú ý việc điều chỉnh thời khóa biểu và các hoạt động cho phù hợp với thời tiết nắng nóng hiện nay.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh lưu ý Hiệu trưởng các trường điều chỉnh thời gian học, lượng hoạt động trong giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa cho phù hợp. Bên cạnh đó, Sở yêu cầu các trường hạn chế các hoạt động xếp hàng điểm danh, xếp hàng lên lớp tại thời điểm nắng nóng để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh.
Học sinh trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1) học thể dục.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Bùi Thị Xuân (Quận 1) cho biết, để đảm bảo sức khỏe của học sinh trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhà trường đã tăng cường bảo trì hệ thống máy lạnh, kiểm tra hệ thống quạt, tăng cường các dù lớn che nắng; đồng thời tăng cường hệ thống nước uống để tạo điều kiện cho học sinh có thể sử dụng cây nước lạnh mọi nơi, kể cả phòng của Ban giám hiệu.
Song song đó, Ban giám hiệu trường cũng yêu cầu giáo viên dạy môn Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất trên lớp hoặc trong khu vực bóng mát; tuyệt đối không dạy chỗ nắng hoặc hanh nắng. Đặc biệt không cho học sinh tập những động tác nặng, chạy bộ…
Video đang HOT
Còn tại Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp), để tránh nắng cho học sinh, nhà trường đã điều chỉnh thời khóa biểu, không tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng. Đối với các tiết học ngoài trời, trường chọn vị trí mát như dưới bóng cây, sảnh nhà ăn, mở các quạt công nghiệp và giàn phun sương dưới sân chơi, tăng cường nước uống cho học sinh.
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Phú, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, thời tiết nắng nóng, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt.
Để phòng sốc nhiệt và các bệnh trong mùa nắng nóng, bác sĩ Phú khuyến cáo phụ huynh hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng vì thời tiết nắng nóng dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh.
Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận như đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che… tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 – 14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với trẻ em trong thời tiết nắng nóng.
Luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng. Chú ý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì thực phẩm dễ bị ôi thiu khi thời tiết nắng nóng.
Sóc Trăng: Nắng nóng khiến số ca nhập viện tăng cao, bác sĩ khuyến cáo cách đề phòng
Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến mọi người dễ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm siêu vi, bệnh về da, hô hấp và ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
Tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng, số liệu ghi nhận từ ngày 1.2 - 10.4, có 162 trường hợp nhập viện có liên quan đến đột quỵ; 2.290 ca nhập viện liên quan đến tăng huyết áp; 290 ca nhập viện liên quan đến nhồi máu cơ tim 290; 362 ca nhập viện có liên quan đến viêm phổi 362 và 310 ca nhập viện về ngộ độc thực phẩm.
Nắng nóng khiến nhiều người cao tuổi dễ bị nhập viện vì các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch - Ảnh: Lương Xuân Cao
Theo BS.CKII Hà Quang Bình, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BVĐK tỉnh Sóc Trăng, mùa nắng nóng, nhiệt độ cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại dễ dàng phát triển trong thức ăn thường ngày. Nếu không bảo quản đúng cách và cẩn trọng, khi sử dụng rất dễ gây ngộ độc dẫn đến tiêu chảy, nôn ói, suy kiệt do mất nước... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế, người dân nên ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để tránh ôi thiu và sử dụng ngay sau khi chế biến; không để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường nhiệt độ thường. Nếu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi... cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Cũng theo BS Bình, sự thay đổi đột ngột từ môi trường mát lạnh sang nóng khi chênh lệch nhiệt độ phòng có sử dụng điều hòa và ngoài trời, hoặc ở trong môi trường máy lạnh quá lâu khiến các niêm mạc đường hô hấp bị khô, dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản cấp và nặng hơn có thể gây viêm phổi...
Để phòng tránh các bệnh về hô hấp, cần duy trì nhiệt độ máy lạnh trong phòng chênh lệch ít so với môi trường, hoặc hạn chế di chuyển từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nóng quá nhiều trong ngày không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp hay sử dụng quạt hướng thẳng vào người; uống nước đầy đủ...
Mùa nắng nóng, tia cực tím (UV) là tác nhân gây hại lớn nhất khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt vào mùa nóng. Bức xạ từ UV có thể gây nên sạm da, bỏng nắng, gây lão hóa da sớm và thậm chí có thể ung thư da. Thời tiết nóng cũng làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi dễ gây nên các bệnh lý về da như rôm sảy, viêm lỗ chân lông, viêm da dị ứng... Vì thế, cần sử dụng kem chống nắng, uống đủ nước, che chắn bằng các phụ kiện tối màu khi cần ra đường hoặc phải làm việc dưới môi trường tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời để tránh các bệnh lý về da. Giữ gìn vệ sinh thân thể và các vùng nhạy cảm của cơ thể để giảm thiểu nguy cơ bệnh viêm da.
Nhiều người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm gia tăng - Ảnh: Lương Xuân Cao
Thời tiết nắng nóng cũng khiến con người dễ bị mỏi mệt, huyết áp tăng cao nếu tiếp xúc đột ngột với không khí nóng sau khi ở phòng máy lạnh hoặc tắm bằng nước lạnh.
Mồ hôi tiết ra nhiều cũng gây nên mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch khiến huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, trụy tim hoặc đột quỵ.
Người dân cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tránh các hoạt động ngoài trời trong các giờ có nhiệt độ tăng cao, hạn chế ra đường nếu không thật sự cần thiết và nghỉ ngơi. Người có bệnh lý tim mạch cần thường xuyên kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra và sử dụng đầy đủ các thuốc được chỉ định nhằm giảm thiểu mọi nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại, tắm đêm có gây ra đột quỵ không? Tắm đêm không đúng cách có thể gây thay đổi nhiệt độ đột ngột lên cơ thể, dễ dẫn đến sốc nhiệt. Nhiều người cho rằng tắm đêm có thể gây ra đột quỵ. Ảnh: Freepik. Thời gian gần đây, thời tiết các tỉnh miền Nam đang trong đợt nóng gay gắt với nền nhiệt ban ngày đo được lên tới 37-38 độ...