TP Hồ Chí Minh : Xét xử phúc thẩm vụ CSGT kiện Chủ tịch UBND xã
Nguyên nhân nữ Chủ tịch UBND xã cùng một tổ trưởng dân phố bị thượng úy CSGT kiện vì nhận xét không tốt vào “Phiếu góp ý kiến cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh”. Dẫn đến viên thượng úy và gia đình bị ảnh hưởng uy tín, danh dự.
Yêu cầu xin lỗi và phải bồi thường 13 triệu đồng
Chiều 28/6, TAND TP Hồ Chí Minh đưa vụ kiện “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là thượng úy Nguyễn Thanh Phương (SN 1984, công tác tại Đội CSGT Bến Thành thuộc Phòng CSGT Đường bộ, đường sắt Công an TP Hồ Chí Minh) với các bị đơn là bà Đỗ Thị Thanh Thúy (Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) và bà Nguyễn Thị Kim Loan, tổ trưởng tổ dân phố 9, ấp 4A – nơi thượng úy Phương cùng gia đình cư trú.
Bị nhận xét xấu vào “phiếu góp ý”, thượng úy CSGT khởi kiện Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh).
Theo đơn khởi kiện của ông Phương trình bày: Ông công tác tại Đội CSGT Bến Thành. Thực hiện theo chủ trương của Ban giám đốc Công an TP về việc lấy ý kiến đóng góp và nhận xét của địa phương nơi cư trú đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong ngành công an. Ông Phương nộp “Phiếu góp ý kiến cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng Công an TP” (phiếu góp ý – PV) cho địa phương nơi ông cư trú để nhận xét. Tổ trưởng tổ dân phố 9, ấp 4A, xã Bình Mỹ và Chủ tịch UBND xã đã nhận xét bất lợi vào “phiếu góp ý” ông Phương.
Cụ thể, bà tổ trưởng dân phố 9 và bà Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ nhận xét ông Phương quan hệ với quần chúng chưa tốt, lãng phí; bản thân ông Phương và gia đình chưa tốt trong việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước tại địa phương; ông Phương không tham gia sinh hoạt tổ dân phố, hách dịch, xem thường mọi người xung quanh.
Chính vì những nhận xét không đúng đối với ông Phương, nên đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ông và gia đình. Vì vậy ông Phương khởi kiện Chủ tịch UBND Bình Mỹ và tổ trưởng tổ 9 ấp 4A, với 2 yêu cầu: Buộc Chủ tịch UBND xã và bà tổ trưởng tổ 9 phải xin lỗi về việc đã đánh giá vào “phiếu góp ý” ngày 23/10/2017 là không đúng sự thật. Buộc Chủ tịch UBND xã và bà tổ trưởng phải liên đới bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho ông Phương 13 triệu đồng.
Tòa sơ thẩm bác đơn kiện
Về phía bà Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ, cho rằng vào khoảng tháng 10/2017, UBND xã nhận được “phiếu góp ý” để nhận xét đối với ông Phương. Căn cứ vào nội dung yêu cầu góp ý, tổ dân phố tổ chức họp lấy ý kiến để nhận xét đối với ông Phương. Sau khi có ý kiến của người dân trong tổ, bà Nguyễn Thị Kim Loan đã nhận xét vào “phiếu góp ý” theo đúng với ý kiến của người dân trong tổ. Trên cơ sở ý kiến của tổ trưởng tổ 9, cùng với biên bản họp do Ban nhân dân ấp 4A chuyển lên, Chủ tịch UBND xã ký xác nhận nội dung vào “phiếu góp ý”. Do đó việc nhận xét của Chủ tịch UBND xã dựa trên ý kiến đóng góp của bà con nơi ông Phương và gia đình cư trú, không phải ý kiến chủ quan của Chủ tịch UBND xã. Từ trình bày như trên, bà Chủ tịch UBND xã không đồng ý yêu cầu khởi kiện của ông Phương.
Còn bà Loan tổ trưởng trình bày: Sau khi nhận “phiếu góp ý” từ xã chuyển xuống, bà đã tổ chức họp dân. Bản thân bà Loan và những người dân trong tổ nhận thấy ông Phương và gia đình không tham gia các cuộc họp tại địa phương, trong quan hệ quần chúng không tốt, gia đình ông Phương tổ chức đám giỗ có mở nhạc ồn ào một lần vào năm 2017, anh ruột của ông Phương (ở sát bên nhà ông Phương) xây nhà không phép, không tự nguyện tháo dỡ, phải cưỡng chế tháo dỡ. Từ những lập luận này, bà Loan không đồng ý yêu cầu khởi kiện của ông Phương.
Video đang HOT
Từ trình bày của bà Chủ tịch UBND xã và bà tổ trưởng dân phố, cùng với quan điểm của Viện KSND huyện Củ Chi cho rằng ông Phương không xuất trình chứng cứ chứng minh thiệt hại nên đề nghị HĐXX bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Từ đó HĐXX phiên sơ thẩm cho rằng thực tế không xảy ra thiệt hại không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phương. Sau khi có bản án sơ thẩm, ông Phương kháng cáo.
Dùng nội dung năm 2016 để nhận xét cho năm 2017!
Tại phiên tòa phúc thẩm chiều nay, Luật sư Hồ Nguyên Lễ (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thượng úy Phương), khẳng định: Bản thân thượng úy Nguyễn Thanh Phương độc thân, sống chung với cha đẻ. Năm 2017 gia đình thượng úy Phương có tổ chức đám giỗ một lần, nhưng bị nhận xét “lãng phí” trong việc cưới, việc tang, sinh nhật, tân gia… cả năm 2017 là sai. Đối với việc họp tổ dân phố, cha của thượng úy Phương (đại diện hộ gia đình) luôn dự các cuộc họp của tổ, có xác nhận của bà Loan. Vậy làm sao có thể nhận xét thượng úy Phương không họp? Bởi lẽ họp tổ dân phố chỉ cần 1 người trong hộ gia đình họp là đủ.
“Chưa kể, trong quá trình sống tại địa phương, gia đình thượng úy Phương không bị Đảng ủy, UBND xã hay Công an xã Bình Mỹ nhắc nhở hoặc có văn bản cho rằng không chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vậy sao lại dám khẳng định gia đình thượng úy Phương không chấp hành? Bên cạnh đó “phiếu góp ý” dành cho cán bộ, chiến sĩ có nội dung chủ yếu nhận xét về bản thân cán bộ, chiến sĩ đó, nhưng bà tổ trưởng và Chủ tịch UBND xã lại đưa vi phạm của anh ruột thượng úy Phương đang sống ở nhà khác vào để đánh giá cũng sai. Tại cấp sơ thẩm, tòa án xuống địa phương xác minh các hộ dân nhưng không có mặt thượng úy Phương là không đúng”, luật sư Hồ Nguyên Lễ, phân tích.
Tại tòa, bà Đỗ Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thị Kim Loan thừa nhận có một số nội dung nhận xét không đúng được đưa vào “phiếu góp ý” cho thượng úy Phương. Thậm chí lấy cả chuyện của năm 2016 đưa vào nhận xét cho năm… 2017!
Trước những tình huống “trớ trêu” vừa xuất hiện tại tòa phúc thẩm, nên HĐXX cho rằng chưa thể xem xét trong hôm nay và hẹn tuyên án vào lúc 14 giờ ngày 4/7.
Theo kinhtedothi
Nhiều nhóm cho vay nặng lãi bị triệt phá
Không cần thế chấp, không có giấy tờ gì thì dùng... giấy khai sinh, các đối tượng cho vay nặng lãi từ 20-30% tháng cũng chấp nhận.
Khi "con nợ" không còn khả năng chi trả, chúng dùng nhiều trò bẩn để gây áp lực như chửi bới, tạt sơn, mắm tôm, bắt cóc con nợ, đôi khi sử dụng cả súng để đe dọa.
Các nhóm đối tượng cho vay nặng lãi vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đều có cùng thủ đoạn như trên...
Bắt đối tượng cho vay nặng lãi, thu được súng và ma túy
Đem cả con cái từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, vợ chồng Phạm Ngọc Hùng (sinh năm 1976), Trần Tuyết Vân (sinh năm 1977) thuê một căn nhà trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận để làm nơi sinh sống và làm cơ sở để hoạt động cho vay nặng lãi.
Để khuếch trương thanh thế của mình, Hùng quy tụ dưới trướng một số đàn em bặm trợn như Ngô Hoàng Hiên (sinh năm 1993, quê Hà Nam), Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1992), Nguyễn Tiến Toàn (sinh năm 1993) và Vũ Trung Kiên (sinh năm 1993, quê Thái Nguyên)...
Vợ chồng Hùng nuôi ăn và nuôi "hút chích" cả nhóm. Là dân từ phía Bắc vào nên để tạo uy danh và đề phòng những băng nhóm cho vay nặng lãi khác kiếm chuyện, Hùng luôn thủ sẵn trong người một khẩu rulo đầy đạn, một chiếc còng số 8.
Hằng ngày, vợ chồng Hùng cho đàn em rảo quanh các tuyến đường phát và dán tờ rơi lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, có hoa hồng cho người giới thiệu. Không chỉ quảng cáo trực tiếp, Hùng còn chỉ đạo đàn em lên mạng xã hội, lập các trang facebook cho vay tiền.
Cặp vợ chồng chuyên cho vay lãi nặng Hùng - Vân (ảnh trên). Ma túy, súng, còng số 8 thu giữ tại nơi ở của vợ chồng Hùng.
Với những lời "quảng cáo" có cánh, khi "con mồi" sập bẫy, họ sẽ vướng lãi suất hàng tháng từ 20-30%. Khi không trả nợ đúng hẹn, các nạn nhân bị đàn em của Hùng dùng nhiều thủ đoạn "hành" thừa sống thiếu chết, có người phải bỏ trốn hoặc bán nhà trả nợ. Người nhà của các nạn nhân không chịu nổi cảnh đe dọa nên đã báo Công an.
Trước tố cáo của các nạn nhân, Phòng Cảnh sát hình sự đã lập chuyên án triệt phá đường dây cho vay nặng lãi của vợ chồng Hùng. Cảnh sát đã ập vào căn nhà do vợ chồng Hùng thuê bắt gọn các đối tượng, thu hàng ngàn tờ rơi quảng cáo cho vay tiền, một lượng ma túy, thuốc lắc lớn cùng khẩu súng, đạn, còng số 8.
Vẫn nhiều nạn nhân của "tín dụng đen"
Mặc dù đã được các báo đài liên tục cảnh báo nhưng vẫn còn nhiều người trở thành nạn nhân của tín dụng đen.
Chiều 8-6, ông T.S.H. (ngụ quận 11) đang ngồi trong quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) chờ đón vợ thì nhận được cuộc điện thoại của vợ là V.T.Đ.T. Tưởng vợ phải làm thêm giờ kêu ông H. về trước, tuy nhiên đầu dây bên kia giọng nói không phải là của chị T. mà là giọng đàn ông.
Người này cho biết đang giữ chị T. và yêu cầu ông H phải đem 150 triệu đến để chuộc chị T. về, nếu không có tiền thì tính mạng chị T khó bảo toàn. Ông H. chạy vào cơ quan của chị T. thì mọi người cho hay chị T. đã ra khỏi cơ quan từ lâu.
Lo lắng, ông H. đã gọi điện báo với Công an quận 11. Công an quận 11 phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh vào cuộc. Hình ảnh camera cho thấy chị T. rời khỏi nơi làm việc cùng với 3 người đàn ông khác. Các tổ công tác phân tích, đánh giá tình hình và lần theo dấu vết giải cứu được chị T., bắt 4 đối tượng trong nhóm cho vay nặng lãi.
Đa phần các băng nhóm cho vay nặng lãi thường tập trung vào các nhóm người lao động, cần tiền nhưng không thể xoay sở, không có tài sản thế chấp vay mượn ngân hàng nên sử dụng đủ các chiêu trò để dụ nạn nhân vay tiền của mình.
Thường thì số tiền mà những nạn nhân này vay chỉ từ 1-10 triệu đồng, lãi suất từ 20-30% mỗi tháng nhưng phải trả lãi theo ngày. Bất cứ giấy tờ gì có "mộc đỏ" là các đối tượng đều cho thế chấp để làm tin.
Nhóm đối tượng do Lê Ngọc Châu (sinh năm 1983) và Hồ Đức Khánh (sinh năm 1982 cùng quê Hải Phòng) vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt, khởi tố về hành vi "cho vay nặng lãi" còn nhận thế chấp cả giấy khai sinh.
Khoảng hơn 1 năm trước, từ Hải Phòng khăn gói vào TP Hồ Chí Minh, Châu - Khánh quy tụ một số đàn em dưới trướng mình tổ chức cho vay nặng lãi. Để che mắt, Châu -Khánh mở một tiệm sửa xe gắn máy ở quận 10 làm bình phong.
Hằng ngày đàn em của Châu - Khánh đi đến các phường, xã ở các quận huyện ngoại thành phát tờ rơi quảng có cho vay tiền không thế chấp. Khi có người tìm đến vay tiền, 2 đối tượng này làm sẵn một bảng hợp đồng trên đó ghi rõ, nạn nhân không phải đến vay tiền mà... thuê xe gắn máy. Với hình thức này, nhóm của Châu - Khánh hoạt động cho vay nặng lãi gần 1 năm mới bị phát hiện.
Các nhóm tội phạm hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mà đối tượng cầm đầu đa phần từ các tỉnh phía ngoài vào hoạt động. Càng ngày các băng nhóm này càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn để qua mặt cơ quan chức năng. Việc điều tra làm rõ và xác định các nhóm này có hoạt động tín dụng đen hay không cần thu thập đủ chứng cứ nên việc xử lý hết sức khó khăn.
Chỉ trong thời gian ngắn, Phòng Cảnh sát hình sự đã triệt phá 27 băng nhóm hoạt động tín dụng đen nhưng đến nay mới có 5 vụ đủ chứng cứ, tài liệu để khởi tố. Một điều khó nữa là các nạn nhân của các băng nhóm cho vay nặng lãi thường có tâm lý lo lắng, sợ sệt, sợ bị trả thù nên không cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra gây khó khăn trong quá trình phá án.
Hàn Phi
Theo cand.com.vn
Đường dây sản xuất xăng giả tại Đắk Nông : Những bí mật lần đầu tiết lộ Sau một thời gian dài theo dõi vụ việc lực lượng Công an tỉnh Đắk Nông đã lật tẩy được thủ đoạn hoạt động tinh vi của đường dây "Sản xuất, buôn bán hàng giả" trên địa bàn. Theo đó, các đối tượng đặt mua dung môi "Solmix" có xuất xứ từ TP Cần Thơ, rồi về pha trộn với chất bột màu...