TP Hồ Chí Minh: Vì sao nhiều hàng quán không mặn mà khi được phép mở cửa trở lại?
Các dịch vụ kinh doanh ăn uống tại TP Hồ Chí Minh đã được phép hoạt động trở lại từ ngày 8/9 với điều kiện chỉ bán mang đi và đảm bảo quy định phòng dịch, tuy nhiên nhiều hàng quán đã không mặn mà mở cửa.
Nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống vẫn đóng cửa dù TP Hồ Chí Minh đã cho phép bán hàng mang đi. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thống kê cho thấy số lượng các quán ăn mở cửa trở lại thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do cách thức vận hành các hàng quán trong thời điểm này phải tuân thủ theo quy định của Công văn 2994, tức là phải đảm bảo an toàn phòng dịch bằng các biện pháp “3 tại chỗ”, phải xét nghiệm cho nhân viên và chỉ được bán mang về qua shipper.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận nguồn nguyên liệu hiện nay cũng đã thay đổi. Trước đây, các hàng quán được nhà cung cấp giao hàng tận nơi, thế nhưng bây giờ phải đặt hàng qua trung gian vì các nhà cung cấp không có giấy đi đường.
Ngoài ra, khách hàng phải mua hàng qua shipper, trong khi đó, các shipper chỉ được hoạt động trong 1 quận, huyện. Vì thế, các chủ hàng quán đã phải cân nhắc mở cửa trở lại, bởi nếu không sẽ khó càng thêm khó vì không đảm bảo được lợi nhuận do không có được số lượng khách hàng như mong đợi.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nguyên Phương, TP Hồ Chí Minh hiện có hơn 7.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung nguồn cấp nguyên liệu lương thực, thực phẩm nên “lý do” khó tiếp cận nguồn nguyên liệu là chưa khách quan và chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ. “Bởi nguyên liệu cho dịch vụ ăn uống chủ yếu là tinh bột, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản và rau củ quả, còn lại là gia vị hiện nay đều không thiếu hàng”, ông Phương nói.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, nguồn cung ứng hàng hóa không phải chỉ do shipper liên quận, huyện mới đáp ứng được mà vấn đề do việc điều phối cung ứng hàng hóa của từng địa phương. Hiện nay, các shipper thường đáp ứng một số nhu cầu đặt hàng trực tuyến là chính, còn nguồn cung hàng hóa nguyên liệu cho dịch vụ ăn uống phụ thuộc vào các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng.
Nguồn cung hàng hóa không chỉ do shipper liên quận đáp ứng mà do nguồn cung tại địa phương.
Đối việc cấp giấy đi đường cho các nhà cung cấp, theo ông Lê Mạnh Hà, thông qua tổng hợp của các quận, huyện gửi lên, hiện đơn vị chưa nhận được nội dung tham mưu liên quan đến việc cấp phép này, nguyên nhân có thể do văn bản mới nên đang trong quá trình thực hiện. Sắp tới, trên cơ sở thẩm định của chính quyền địa phương, các đơn vị thuộc ngành công an sẽ phối hợp cấp giấy đi đường cho các đối tượng trên nếu đủ điều kiện.
Ngày 10/9, Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã có Công văn 3488 gửi Thủ trưởng Công an các đơn vị địa phương về việc triển khai thực hiện theo Công văn 2944 ngày 8/9 của UBND TP Hồ Chí Minh. Trong đó, giao phòng PC08, công an cấp huyện, cấp xã phối hợp thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng kí kinh doanh); thực hiện cấp giấy đi đường theo nguyên tắc tối thiểu cần thiết đối với doanh nghiệp, cơ sở.
Ngoài ra, ngành Công an cũng sẽ cùng các đơn vị thực hiện kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cụ thể: hoạt động “3 tại chỗ”, chỉ bán mang đi, tổ chức cung ứng trực tuyến; người lao động được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine, thực hiện xét nghiệm âm tính hai ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
TP Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn phòng dịch tại các chợ truyền thống
Sáng 18/7, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã đi kiểm tra công tác an toàn phòng dịch, nguồn cung hàng hóa, giá cả... tại các chợ truyền thống còn đang hoạt động tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thành Phong đã đến kiểm tra, khảo sát tình hình mua, bán và công tác phòng dịch tại chợ Bình Thới (Phường 10, Quận 11), chợ Hạnh Thông Tây (Phường 11, Quận Gò Vấp) và chợ Ba Bầu (Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12).
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác phòng dịch tại các chợ truyền thống được mở cửa trở lại.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại chợ Bình Thới (Quận 11) và chợ Ba Bầu (Quận 12), mỗi người dân đi chợ được phát một phiếu mua hàng. Để đảm bảo công tác phòng dịch, ngay từ cổng chợ, người dân được hướng dẫn xếp hàng giãn cách để chờ đến giờ vào chợ mua sắm.
Bên trong các chợ này, hàng hóa được bày bán khá bắt mắt và tươi ngon. Các chủ sạp đều áp dụng giãn cách để phòng dịch. Trước đó, tiểu thương tại các chợ trên cũng được lấy mẫu xét nghiệm, khi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được buôn bán.
Mỗi người dân tại phường Tân Chánh Hiệp (Quận 12) được phát một phiếu để đi chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đại diện lãnh đạo các quận cũng khẳng định thường xuyên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Về giá cả hàng hóa, các quận cũng đã tăng cường nhắc nhở, thậm chí xử phạt đối với những trường hợp tiểu thương tăng giá không đúng quy định.
Ông Nguyễn Văn Đức, quyền Chủ tịch UBND Quận 12 cho biết, trên địa bàn quận có 10 chợ truyền thống, tuy nhiên đã có 7 chợ phải tạm đóng cửa do liên quan đến dịch bệnh. Hiện ngoài 3 chợ truyền thống vẫn đang hoạt động, quận có 5 siêu thị và 138 cửa hàng Bách Hóa Xanh, cửa hàng tiện ích còn hoạt động để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Mặt khác, khi các chợ truyền thống đóng cửa, quận cũng đã phối hợp với Sở Công Thương đưa hàng hóa bằng các xe lưu động đến tận nơi phục vụ cho bà con.
Trước khi vào chợ, người dân được do thân nhiệt, kiểm tra thông tin các phiếu.
Tại các chợ truyền thống, người dân phải xếp hàng giãn cách chờ tới lượt vào chợ.
"Đối với 7 chợ truyền thống đã đóng cửa, khi hết thời hạn đóng cửa, UBND quận sẽ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng cho tiểu thương và bà con ngoài chợ, nếu khu vực nào phát hiện ca bệnh thì vẫn tiếp tục đóng cửa. Đối với việc kiểm soát giá cả tại ba chợ truyền thống đang hoạt động, quận cũng có nhiều đoàn đi kiểm tra thường xuyên và quan điểm của quận là xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá. Hiện nay, giá cả tại các chợ đã khá ổn định, không có hiện tượng tăng giá quá cao", ông Nguyễn Văn Đức cho biết thêm.
Chợ Ba Bầu (Quận 12) là 1 trong 3 chợ truyền thống còn hoạt động tại Quận 12 trong thời gian thực hiện Chỉ thỉ 16 của Chính phủ.
Sau khi kiểm tra tại các chợ, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đa số các chợ truyền thống đã tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch của Thành phố đưa ra, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả phải chăng... Tuy nhiên, để duy trì hoạt động, ông cũng yêu cầu các chợ cần phải đảm bảo nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 để không bị ảnh hưởng đến công tác chung của toàn thành phố và bị đóng cửa trở lại.
Các chợ cần tổ chức giãn cách, nhưng phải tránh ùn ứ khi người dân vào chợ bằng cách xếp hàng, phát phiếu. Nếu chợ nào để xảy ra ca nhiễm hoặc không tuân thủ theo các quy định phòng dịch, thì buộc phải đóng cửa. Ngoài đảm bảo phòng dịch khi tổ chức bán hàng tại các chợ truyền thống, các địa phương cũng cần tăng cường bán hàng lưu động, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân tại các khu vực có chợ truyền thống đóng cửa.
Các tiểu thương tại chợ Ba Bầu dùng vách ngăn bằng nilon để tránh tiếp xúc với người mua.
Trước đó, liên quan đến việc mở cửa trở lại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, Thành phố đang xem xét thí điểm tổ chức cho vài tiểu thương bán thịt, cá và rau, củ quả ở những chợ đang bị đóng cửa. Đối với các chợ đang được hoạt động, cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng, chống dịch; nếu chợ nào không tuân thủ cần kiên quyết đóng cửa.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã đề nghị Sở Công Thương, các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cần thống nhất cách thực hiện, sớm triển khai thí điểm tại các địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16. Không để người dân thiếu thốn, khó khăn khi mua lương thực, nhất là tại các khu phong tỏa, khu cách ly.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, hiện TP chỉ còn 46 trong tổng số 237 chợ đang hoạt động. Như vậy, có đến hơn 3/4 số chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố đã tạm đóng cửa vì có ca F0 hoặc liên quan F0. Với năng lực cung ứng của chợ truyền thống chiếm đến 60-70%, do đó khi các chợ truyền thống dừng hoạt động, các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi đã phải đẩy công suất lên tối đa nhưng vẫn không đủ năng lực cung ứng, dẫn đến việc người dân phải xếp hàng dài chờ mua hàng và giá cả nhiều mặt hàng tăng lên hơn mức bình thường.
Những hình ảnh hoạt động của các chợ truyền thống trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ:
Sáng 18/7, các mặt hàng rau củ, quả tại chợ Tân Chánh Hiệp (Quận 12) khá tươi ngon; giá cả không tăng nhiều so với các tuần trước.
Tôm, cá, thủy hải sản cũng được bày bán khá nhiều tại chợ.
Theo tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ truyền thống, giá thịt lợn đã tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với 2 tuần trước do chi phí vận chuyển tăng.
Các mặt hàng thịt giá súc, gia cầm vẫn đang được tiểu thương giữ giá ổn định do nguồn cung dồi dào từ các tỉnh đang đổ về TP Hồ Chí Minh.
Các mặt hàng củ, quả, gia vị cũng được điều chỉnh tăng nhẹ tại các chợ truyền thống. Mỗi tiểu thương phải lập rào ngăn cách với các tiểu thương khác để phòng dịch khi buôn bán trong chợ.
Mặt hàng thịt bò cũng được điều chỉnh tăng khoảng 1.000 đồng/kg tại chợ Ba Bầu, Quận 12.
Trong khi đó, các loại cá đồng vẫn giữ nguyên giá so với trước.
Tại mỗi chợ, lượng người dân được vào chợ mua sắm cùng lúc được quy định theo diện tích chợ lớn hay nhỏ để đảm bảo giãn cách và phòng dịch.
Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa cũng được diễn ra nhanh chóng hơn trong mùa dịch.
Người dân đi chợ cũng tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đo nhiệt độ...
Tại Quận 12, người dân cũng được bố trí đi chợ lưu động trên đường Dương Thị Giang.
Việc TP Hồ Chí Minh cho phép mở thêm các chợ lưu động tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ giúp người dân không bị thiếu nguồn cung thực phẩm hàng ngày như những ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Quận, huyện ở TP.HCM công bố kiểm soát được dịch khi vẫn có F0 Các địa phương công bố kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế, trong khi đó, TP.HCM quy định vùng nguy cơ (xanh, vàng, cam, đỏ) theo từng tổ dân phố. TP.HCM hiện có 3 địa phương công bố kiểm soát được dịch, gồm huyện Củ Chi, Cần Giờ và quận 7. Tuy nhiên, các địa phương này vẫn phát...