TP Hồ Chí Minh: Triển khai hiệu quả việc chuyển đổi hóa đơn điện tử
TP Hồ Chí Minh là một trong 6 tỉnh, thành được triển khai ứng dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới, bắt đầu từ tháng 11/2021. Đến nay, việc ứng dụng hóa đơn điện tử đã giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm thời gian, chi phí và người dân cũng được hưởng lợi.
Người tiêu dùng khi mua hàng không cần phải nhận hàng loạt loại hóa đơn giấy từ ngày 1/7/2022.
Giảm tỉ lệ hóa đơn giả
Theo Quyết định số 1832/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài Chính, TP Hồ Chí Minh là 1 trong 6 địa phương thực hiện triển khai hóa đơn điện tử tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC từ tháng 11/2021. Đây là chủ trương điện tử hóa ngành tài chính, đáp ứng tiến trình thực hiện Chính phủ điện tử. Tính đến ngày 30/6/2022, thành phố đã hoàn thành mục tiêu 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
Theo ông Đỗ Viết An, Giám đốc Công ty TNHH Thủy hải sản Ngọc An, từ năm 2021, công ty đã áp dụng hóa đơn điện tử, giúp tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hóa đơn khoảng 1 tỷ đồng/năm. Khi sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp khách hàng nhanh chóng nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu nợ của công ty. Mặt khác, chỉ cần một điện thoại thông minh, máy tính là có thể phát hành, quản lý, báo cáo hóa đơn mọi lúc mọi nơi… nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí in hóa đơn giấy trước kia.
Còn anh Nguyễn Văn Dụng, ngụ ở thành phồ Thủ Đức cho biết: “Trước kia, mỗi khi mua hàng tôi thường nhận về rất nhiều loại giấy tờ hóa đơn thanh toán sản phẩm và phải cất giữ rất cẩn thẩn để không thất lạc, hư hại. Nhưng giờ đây, tôi chỉ cần thông tin mã số thuế, tên đơn vị và địa chỉ emai, số điện thoại là vài chục phút sau đã có thể nhận được hóa đơn mua hàng qua email. Mặt khác, khi cần bảo hành sản phẩm tôi chỉ cần đọc số điện thoại hoặc địa chỉ mail là có thể được chăm sóc hậu mãi, bảo hành sản phẩm ở bất kỳ đâu”.
Doanh nghiệp chỉ cần có máy tính, điện thoại là có thể sử dụng hóa đơn điện tử.
Là đơn vị cùng cấp các giải pháp để chuyển đổi hóa đơn điện tử của DN đạt hiệu quả, ông Đặng Vĩnh Hà, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Hóa đơn điện tử M-Invoice tại TP Hồ Chí Minh cho biết, công ty đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn khi chuyển đổi hóa đơn điện tử. Về kỹ thuật, công ty đưa ra các công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp đồng bộ hóa dữ liệu từ phần mềm quản trị nội bộ lên hệ thống hóa đơn điện tử M-invoice mà không lo thất thoát dữ liệu khi xử lý, tạo lập các hóa đơn.
Phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice luôn sẵn sàng đấu nối, các doanh nghiệp chỉ mất khoảng 5-10 phút là có thể sử dụng ngay. Ngoài ra, công ty xây dựng các hệ thống quản trị dữ liệu bảo đảm tính bảo mật thông tin nên nhờ đó, đã có hơn 20.000 doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tin tưởng tham gia chuyển đổi.
Ông Thái Minh Giao, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố có số lượng DN lớn nhất cả nước với trên 270.000 DN đang hoạt động và hơn 166.000 DN đang sử dụng hóa đơn. Trong khi đó, tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới kể từ ngày 1/7/2022, thời gian để người nộp thuế chuyển đổi chỉ hơn 6 tháng. Theo đó, khi DN sử dụng hóa đơn điện tử sẽ không làm phát sinh thêm giấy cũng như chi phí in ấn, lưu trữ, bảo quản và chịu các rủi ro hư hỏng, thất lạc hóa đơn… Không chỉ thế, việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc tra cứu hóa đơn, giúp cơ quan thuế thuận lợi trong việc rà soát thông tin khai nộp thuế, có thể sớm phát hiện các trường hợp vi phạm về hóa đơn.
Video đang HOT
Mặt khác, theo ông Thái Minh Giao, hóa đơn điện tử được gắn với thông tin số định danh của người nộp thuế, có tính an toàn bảo mật cao, có thể tra cứu xác thực và phòng chống nạn sử dụng hóa đơn giả. Cổng thông tin điện tử của ngành thuế còn dùng để tra cứu giải quyết hồ sơ đăng ký nhà đất, hồ sơ đăng ký phương tiện giao thông hoặc phục vụ công tác thanh tra, kiểm toán nhà nước…
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Hiện nay, Cục Thuế đang khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sớm sẽ giảm áp lực cho doanh nghiệp và cơ quan thuế trong việc thực hiện đúng thời hạn theo quy định để thực hiện chính quyền điện tử. Đối với người mua, sau khi chuyển đổi hóa đơn điện tử, toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử của doanh nghiệp được tập trung tại Tổng cục Thuế để người mua hàng, bên thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể đối chiếu, kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn.
Đối với doanh nghiệp, các hóa đơn điện tử được bảo vệ bằng chữ ký số của người bán hàng nên nếu bị tẩy xóa (thay đổi dữ liệu) thì hóa đơn sẽ không bảo đảm tính toàn vẹn của chữ ký số. Khi xuất hiện tình trạng giả mạo, cơ quan thuế dựa vào hệ thống công nghệ thông tin sẽ phát hiện được và xử lý ngay theo quy định…
Việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí in hóa đơn và bảo quản hóa đơn.
“Vừa qua, để giúp doanh nghiệp chuyển đổi hiệu quá hóa đơn điện tử, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có chính sách miễn phí chuyển đổi và cấp bù số hóa đơn theo quy định cũ, miễn phí một số lượng cụ thể hóa đơn điện tử, miễn phí đối với trường hợp các doanh nghiệp đã hoạt động nhưng chưa đăng ký sử dụng hóa đơn; thực hiện chuyển đổi bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, Cục Thuế thành phố đã thành lập Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử với 37 thành viên hỗ trợ người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trên cơ sở đó, các thành viên của trung tâm phối hợp nhịp nhàng, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc cho người nộp thuế nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử qua nhiều hình thức: điện thoại, email trung tâm, Zalo”, ông Thái Minh Giao nói.
Chia sẻ kết quả chuyển đổi hóa đơn điện tử, đại diện phòng Công nghệ thông tin, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành 100% số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử. Trong thời gian thực hiện chuyển đổi, có những ngày cao điểm đạt được con số ấn tượng như: số tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử phê duyệt trong ngày hơn 1.000 tờ/ngày, số cuộc gọi đến hotline về hóa đơn điện tử là 490 cuộc/ngày. Để đạt kết quả, Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử thành phố phối hợp tích cực với Trung tâm tại Tổng cục Thuế tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của người nộp thuế khi chuyển đổi hóa đơn điện tử, đặc biệt các vướng mắc liên quan xử lý hóa đơn điện tử có sai sót, cấp mã chậm…
“Hiện nay, lãnh đạo Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử đang đề xuất Cục Thuế thành phố sau khi trung tâm này hoàn thành nhiệm vụ sẽ giải thể theo quyết định, tuy nhiên hotline của Trung tâm được tích hợp vào số điện thoại nhánh số 1 giải đáp chung chính sách thuế để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp những vướng mắc về hóa đơn điện tử”, vị đại diện phòng Công nghệ thông tin này cho biết.
Ngoài ra, theo các doanh nghiệp và người tiêu dùng, sắp tới để duy trì kết quả chuyển đổi hóa đơn điện tử hiệu quả và mang lại nhiều tiện lợi hơn, doanh nghiệp, người dân mong muốn Cục Thuế và doanh nghiệp dịch vụ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong việc ứng dụng các công nghệ số, đồng bộ các thiết bị chuyển đổi hóa đơn điện tử..; đồng thời, cơ quan thuế cần tổng hợp các vướng mắc về chính sách hóa đơn, chứng từ và báo cáo, tham mưu Tổng cục Thuế sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC cho phù hợp hơn với thực tiễn để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện sang hóa đơn điện tử.
Chính sách tài khóa linh hoạt, giữ ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19, ngành tài chính đã chủ động, linh hoạt sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa, vừa huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phòng chống dịch, vừa hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế.
Khách hàng giao dịch vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, trước những khó khăn của người dân và doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất điều chỉnh chính sách tài khóa linh hoạt, thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu tiên dành các nguồn lực cần thiết để tăng chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân và huy động thêm sự đóng góp thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ cho phòng, chống dịch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng đưa kinh tế doanh nghiệp, đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng.
Đặc biệt trong năm 2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và không để lỡ nhịp đà phục hồi của kinh tế thế giới cũng như ổn định kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Trên cơ sở đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính đã khẩn trương tổ chức thực hiện.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực hiện các chính sách thu ngân sách nhà nước hỗ trợ phục hồi thúc đẩy nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Trong số đó, đã thực hiện giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% song song với các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí đã ban hành cuối năm 2021 vẫn còn hiệu lực thi hành trong năm 2022 như: giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm 50% lệ phí trước bạ; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí và điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, tạo sức ép lớn đối với lạm phát trong nước, từ đầu năm tới nay, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp bình ổn giá, kịp thời trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh giảm tới mức sàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Không chỉ có vậy, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng cũng được điều chỉnh giảm từ mức thuế suất 20% xuống 10%... cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác được ban hành như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Bộ Tài chính cũng cho biết, ước tính các chính sách đã ban hành giảm, giãn thuế, phí các doanh nghiệp và người dân chỉ riêng trong năm 2022 là 231 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 7 ước khoảng 89,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó: số tiền gia hạn khoảng 43 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 46,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm cả 6,3 nghìn tỷ đồng thực hiện các chính sách đã ban hành và thực hiện từ năm 2021 nhưng có tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính thực hiện theo phương châm tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả; tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung, ưu tiên nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 347 nghìn tỷ đồng; trong đó, 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống xã hội của người dân. Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất phương án cắt giảm những chương trình, dự án không giải ngân được, bố trí cho chương trình dự án khác nhanh chóng phát huy hiệu quả. Đồng thời, tăng chi đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế; đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động...
Theo các chuyên gia kinh tế, các chính sách được ngành tài chính đề xuất, thực hiện trong thời gian qua đã phát huy tác dụng hết sức tích cực, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế trong xã hội.
Trao đổi với báo chí, TS. Tô Trọng Hùng, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá các chính sách tài khóa cho thấy sự phản ứng nhanh và đúng đắn của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc khống chế dịch bệnh, góp phần tháo gỡ khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Do đó, việc triển khai hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định tới mục tiêu ổn định, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Song Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, toàn ngành tài chính quyết tâm bám sát thực tế kinh tế - xã hội, luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, việc triển khai hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định tới mục tiêu ổn định, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính sẽ tập trung chủ động theo dõi sát tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt là diễn biến giá cả, lạm phát, để tham mưu kịp thời cho Chính phủ ứng phó linh hoạt với các biến động vĩ mô cũng như các biến động trong lĩnh vực tài chính- ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Cùng với đó, ngành tài chính sẽ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, quản lý tốt các khoản thu, đặc biệt là thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, chống chuyển giá, trốn thuế thu từ bất động sản. Đẩy mạnh áp dụng và phân tích dữ liệu từ hóa đơn điện tử để quản lý tốt nguồn thu ngân sách cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính trong thời gian tới đây. Song song với đó là tiếp tục thực hiện chính sách chi tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, hạn chế chi chuyển nguồn; chủ động rà soát, sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên; rà soát, cân đối nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân ổn định sau đại dịch COVID-19; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng cho biết, toàn ngành cũng chủ động cân đối và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công, cơ cấu nợ công theo hướng bền vững; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát...
"Trong những tháng cuối năm 2022, toàn ngành tài chính sẽ nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2022 ở mức cao nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phục hồi và phát triển kinh tế đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ.
Bộ Tài chính đề nghị cơ quan điều tra khởi tố 6 vụ việc về thị trường chứng khoán Bộ Tài chính thừa nhận thời gian gần đây trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh như vụ việc của FLC, Louis. Bộ trưởng Bộ Tài chính...