TP Hồ Chí Minh thúc tiến độ tuyến cao tốc kết nối với Tây Ninh
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài ( Tây Ninh).
Theo Sở GTVT Thành phố, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài dự kiến trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vào tháng 9/2021 nhưng đến nay đã trễ so với tiến độ đề ra.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Video đang HOT
Để đẩy nhanh tiến độ cao tốc, Sở GTVT Thành phố kiến nghị UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo chủ trương về việc thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, kiến nghị UBND Thành phố giao Ban Giao thông khẩn trương tiếp thu ý kiến của các sở ngành, đơn vị để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trình Hội đồng thẩm định nội bộ.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định, tham mưu UBND Thành phố trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 5 tới.
Sở GTVT Thành phố còn đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu về nguồn vốn đầu tư dự án (vốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố khoảng 5.900 tỉ đồng); Bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của thành phố để trình HĐND Thành phố trong kỳ họp gần nhất (dự kiến tháng 7).
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài có tổng vốn 15.900 tỉ đồng. Trước đó, TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng về đề xuất bố trí vốn ngân sách của T.Ư gần 6.000 tỉ đồng phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là vướng mắc lớn nhất hiện nay của dự án bởi theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, hiện chưa có đủ cơ sở để UBND Thành phố báo cáo, giải trình cho HĐND Thành phố về dự kiến nguồn vốn, khả năng cân đối vốn cho mục này.
Kế hoạch ban đầu, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài dự kiến tháng 3/2021 thi công để dự án hoàn thành vào dịp 30/4/2025, góp phần chào mừng 50 năm thống nhất đất nước, đồng thời giải tỏa áp lực cho QL22 đang quá tải nghiêm trọng. Tuy nhiên, do vướng mắc nhiều thủ tục về vốn, dự án đến giờ vẫn chưa thể khởi công.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài đã đội vốn lên gần 50% so với mức 10.700 tỉ đồng (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà Ban Quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ) trình Bộ GTVT thẩm định cuối năm 2018), chủ yếu là do cập nhật phát sinh đền bù, giải phóng mặt bằng.
Xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể để chậm tiến độ thu phí không dừng
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý; đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội; có biện pháp xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan nếu để chậm tiến độ nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2022.
Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc cửa ngõ phía Nam Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.
VEC được Bộ GTVT giao làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, khai thác 5 dự án đường cao tốc gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành và TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Trong 5 dự án nêu trên mới chỉ có tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đầu tư, vận hành hệ thống thu phí ETC (15/40 làn) từ ngày 10/6/2020, các tuyến cao tốc khác vẫn triển khai thu phí theo hình thức một dừng.
Trên cơ sở số lượng các làn, lưu lượng xe qua các trạm thu phí và năng lực khai thác của hệ thống thu phí ETC so với hệ thống thu phí một dừng, VEC tính toán trước mắt phân kỳ đầu tư 140 làn thu phí ETC sẽ bảo đảm các cao tốc thu phí theo hình thức thu phí này đồng bộ, đáp ứng yêu cầu.
Để đẩy nhanh tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VEC sẽ vận dụng trình tự thủ tục thuê nhà cung cấp dịch vụ như đối với hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Với phương án này, tiến độ thực hiện sẽ được đẩy nhanh hơn, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí trong quý II/2022, triển khai lắp đặt thiết bị và vận hành hệ thống trong quý III/2022.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, dán thẻ định danh toàn bộ các phương tiện ô tô thuộc phạm vi quản lý; vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động gương mẫu dán thẻ định danh đối với các phương tiện cá nhân để tham gia dịch vụ thu phí ETC, bảo đảm không sử dụng hình thức thu phí thủ công kể từ ngày 1/6/2022; triển khai thí điểm chỉ thu phí ETC tại tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Áp lực thiếu giống sắn sạch bệnh ở Tây Ninh Tây Ninh được mệnh danh là thủ phủ của cây sắn trong cả nước, với tổng diện tích trồng hằng năm đạt trên 50.000 ha. Sắn giống bị bệnh khảm lá đang được thương lái thu gom để bán lại cho người dân. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN Tuy nhiên trong 3 năm gần đây, trên 90% tổng diện tích trồng sắn bị bệnh khảm...