TP Hồ Chí Minh tận dụng điểm bán lẻ đưa thực phẩm đến người dân
Ghi nhận tại thị trường TP Hồ Chí Minh ngày càng xuất hiện nhiều điểm bán lương thực, thực phẩm, nhất là nhóm ngành hàng rau củ, quả.
Đặc biệt, mạng lưới điểm bán này được sự tổ chức bởi ngành công thương TP Hồ Chí Minh và nhiều đơn vị liên quan, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Người dân mua hàng hóa thiết yếu tại một “ Phiên chợ lưu động” được tổ chức tại khu phố 3, phường 2, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Châu/TTXVN
Cụ thể, ngành công thương TP Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi chuỗi bán lẻ sẵn có trên địa bàn thành phố Thủ Đức, quận, huyện để đưa hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đến người dân. Đồng thời, chính quyền địa phương và đơn vị kinh doanh cũng phối hợp chặt chẽ với ngành công thương tổ chức những hệ thống bán lẻ, điểm bán tạp hóa… đạt yêu cầu về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 chuyển đổi ngành hàng kinh doanh, tăng cường cung ứng lương thực, thực phẩm.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, chị Thanh Hoa, cư ngụ tại quận Bình Thạnh cho biết, nếu trước thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, cửa hàng chủ yếu kinh doanh gạo, trứng, đồ khô… thì hiện có bán thêm rau củ, quả. Hoạt động kinh doanh tại cửa hàng tuân thủ theo quy định của chính quyền địa phương về khoảng cách giữa người mua và người bán, hạn chế tiếp xúc gần và không phục vụ hai khách hàng cùng lúc.
Theo chị Thanh Hoa, cửa hàng đã chủ động giăng dây và làm hàng rào an toàn cho hoạt động kinh doanh, giao dịch với khách hàng. Hàng hóa kinh doanh được niêm yết giá cả cụ thể và phân loại theo trọng lượng để người tiêu dùng có thể chủ động chọn lựa, lấy hàng và thanh toán mà không cần trao đổi, giao tiếp nhiều với người bán.
Tương tự, ghi nhận tại những tuyến đường chính thuộc trung tâm TP Hồ Chí Minh hay trong khu dân cư Quận 3, 4, Phú Nhuận, Tân Bình… nhóm ngành hàng rau củ, quả, nhu yếu phẩm cũng được kinh doanh phổ biến hơn để người dân dễ dàng tiếp cận. Hầu hết điểm bán đều thực hiện đa dạng phương thức kinh doanh tiện lợi như bán hàng theo combo gồm từ 3-5 loại rau củ, quả có giá 100.000 đồng/combo; hoặc theo trọng lượng từ 2-3 kg 100.000 đồng/loại rau củ, quả…
Chị Thiên Thanh, cư ngụ tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh cho biết, cùng với giá xăng tăng, khâu vận chuyển hàng hóa vẫn đang gặp nhiều thách thức vì đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 ở khu vực phía Nam, nên trong giai đoạn này người dân cần san sẻ gánh nặng chi phí phát sinh trong lưu thông với đơn vị kinh doanh.
Tuy vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, quản lý mạng lưới điểm bán để tránh tình trạng những đơn vị kinh doanh tăng giá bán hàng hóa không hợp lý để thu lợi bất chính.
Video đang HOT
Ở góc độ người tiêu dùng, chị Thiên Thanh cũng chia sẻ thêm, chị rất trân trọng nguồn cung lương thực, thực phẩm mà chính quyền TP Hồ Chí Minh và những đơn vị liên quan đã nỗ lực không ngừng đảm bảo cung cấp đến người dân trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Hơn thế nữa, với bối cảnh còn nhiều khó khăn về công tác “dập dịch” trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, mỗi gia đình nên mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đủ dùng và không dự trữ để góp phần giảm áp lực, cũng như quá tải cho ngành công thương.
Báo cáo của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho thấy, những chuỗi bán lẻ như: Concung, Guardian, Nhất Tín, GHN (dịch vụ giao hàng nhanh), Pharmacity, Vinshop… đã lần lượt triển khai nhập nhóm hàng rau củ, quả về kinh doanh tại hệ thống. Hầu hết đơn vị kinh doanh này, đều tổ chức quầy hàng ngay vị trí trung tâm hoặc mặt tiền của điểm bán để phục vụ người dân mua sắm theo đúng quy định của Chỉ thị 16/CT-TTg.
Riêng mạng lưới sàn thương mại điện tử lớn, gồm: Lazada, Shopee, Tiki, VinID… đã khởi động dự án bán thực phẩm bình ổn giá. Đặc biệt, mạng lưới sàn thương mại điện tử cũng ưu tiên hiển thị mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu; sản phẩm phòng, chống dịch… trên trang chủ và giao diện chính để khách hàng dễ tiếp cận, mua hàng.
Tính từ ngày 11/7 đến nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã thực hiện được gần 800 điểm bán, cung cấp 415 tấn thực phẩm các loại, 120.700 quả trứng gia cầm… cho người dân thành phố. Ở kênh bán hàng lưu động triển khai được gần 80 điểm bán, cung cấp 19 tấn thực phẩm các loại do nhà bán lẻ, doanh nghiệp tham gia cung ứng.
Tổ chức lại kênh phân phối
Người dân mua hàng hóa thiết yếu tại một “Phiên chợ lưu động” được tổ chức tại khu phố 3, phường 2, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Châu/TTXVN
Hiện tại, ngành công thương TP Hồ Chí Minh đang phối hợp liên ngành để sớm có cơ chế mở lại ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn. Song song đó, hoạt động mở lại một số chợ truyền thống cũng sẽ căn cứ vào tình hình cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn, hướng đến phương thức tổ chức mua sắm cho người dân phù hợp với công tác phòng chống dịch COVI-19 như: phát phiếu đi chợ, nhận đặt hàng qua điện thoại, đi chợ dùm người dân bị phong tỏa…
Tại TP Hồ Chí Minh chỉ còn khoảng 30 chợ truyền thống đang hoạt động; một số địa phương đóng cửa hoàn toàn mạng lưới chợ truyền thống để đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc tận dụng mọi chuỗi bán lẻ, điểm bán sẵn có đã phần nào bổ sung kịp thời điểm mua sắm an toàn và đưa thực phẩm đến mọi người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tại kênh bán lẻ hiện đại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi… cũng được giảm bớt áp lực vì người dân tập trung mua sắm và quá tải đơn hàng online. Qua đó, vấn đề an toàn điểm bán và nguồn nhân lực tại kênh bán lẻ hiện đại được đảm bảo ổn định duy trì hoạt động thương mại, phục vụ người dân trong khu vực.
Thông tin từ một số nhà bán lẻ như: Saigon Co.op, Satra, LOTTE Mart, Big C, AEON, MM Mega Market… cho hay, tại nhiều điểm bán thuộc hệ thống không còn hiện tượng khách hàng xếp hàng mua sắm và hoạt động kinh doanh đảm bảo giãn cách mua sắm theo quy định 5K của Bộ Y tế và Chỉ thị 16/CT-TTg.
Ngoài ra, đơn hàng online cũng không tăng mạnh như những ngày đầu mới thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và kênh bán lẻ hiện đại từng bước hoàn thiện quy trình nhận và giao đơn hàng cho người tiêu dùng nhanh chóng hơn.
Trong những ngày vừa qua, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương đã làm việc với sở, ngành TP Hồ Chí Minh và triển khai kiểm tra hoạt động thương mại, cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Tổ công tác đã khảo sát tại chợ An Đông, Nguyễn Tri Phương và Bình Thới; hệ thống bán lẻ Saigon Co.op, Vinmart, Aeon…; đồng thời, yêu cầu nhà bán lẻ, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đảm bảo nguồn hàng, bán hàng đúng giá và tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19.
Còn trong buổi làm việc với sở, ngành TP Hồ Chí Minh, Tổ công tác đề xuất Sở Giao thông Vận tải và Hiệp hội Vận tải TP Hồ Chí Minh cung cấp đầu mối liên lạc, mẫu thẻ nhận diện để gửi đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện và liên hệ khi gặp khó khăn trong lưu thông hàng hóa trên địa bàn. Cùng với đó, Tổ công tác cũng đã ghi nhận những thách thức mà ngành công thương phía Nam đang đối mặt như: chi phí phát sinh tăng, khó khăn về kho dự trữ, chưa đáp ứng nguồn cung một số mặt hàng, thiếu nguồn nhân lực…
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương có nhiệm vụ đảm bảo chuỗi cung ứng nguồn hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, nhất là trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Cụ thể, mạng lưới chợ truyền thống tạm đóng cửa, thiếu điểm tập kết hàng hóa… đã làm tăng áp lực cho kênh bán lẻ hiện đại và người dân khó tiếp cận mua sắm hàng hóa là những vấn đề cấp bách Bộ Công Thương sẽ khẩn trương tháo gỡ cho các địa phương.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Bộ Công Thương rất mong muốn nhà bán lẻ, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đồng hành cùng chính quyền TP Hồ Chí Minh và ngành công thương chia sẻ những khó khăn chung này. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả liên ngành tại các tỉnh, thành và khu vực phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong khâu vận chuyển, lưu thông hàng hóa phục vụ người dân; cũng như quyết liệt xử lý nghiêm những trường hợp đầu cơ, tăng giá…
Bách Hóa Xanh hứa trả lại tiền tính sai của khách, bồi thường thêm 100.000 đồng
Làm việc với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương, CEO Bách Hóa Xanh cam kết hoàn trả mọi chênh lệch thiệt hại tính sai của khách hàng, đền thêm cho khách hàng 100.000 đồng/lần mua hàng.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương ngày 22-7 đã làm việc về vấn đề cung ứng hàng hóa và tuân thủ các quy định trong kinh doanh với hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh sau những ngày lùm xùm khách tố tăng giá giữa đại dịch, tính sai giá hàng hóa...
Ông Trần Kinh Doanh - Tổng giám đốc Bách Hóa Xanh, cho biết hiện hệ thống có gần 2.000 điểm bán trên 24 tỉnh phía Nam, với lực lượng lao động 20.000 người, riêng TPHCM có 560 cửa hàng.
Thông thường, lượng hàng hóa luân chuyển qua hệ thống của Bách Hóa Xanh khoảng 1.300 - 1.500 tấn/ngày, gồm thực phẩm tươi sống và những hàng hóa thiết yếu khác. Thời gian TPHCM giãn cách chống dịch, lượng hàng tại hệ thống tăng lên gấp đôi, từ 2.000-3.000 tấn/ngày.
Nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh ở các tỉnh thành bị xử phạt vì bán hàng cao hơn giá niêm yết, không niêm yết giá hàng hóa. Ảnh: QLTT
Nói về chuyện khách tố tăng giá hàng hóa thiết yếu giữa đại dịch, CEO của chuỗi này cho rằng mỗi cửa hàng có từ 3.000-5.000 mã sản phẩm khác nhau, phần lớn số hàng hóa này giá không tăng.
Tuy vậy, trong những ngày đầu TPHCM áp dụng Chỉ thị 16, do áp lực giá cả đầu vào, cung ứng, vận chuyển hàng hóa... nên một số mặt hàng có tăng nhiều so với bình thường. Nhưng giá gần đây đã dần ổn định trở lại.
Về việc tính nhầm giá, vi phạm niêm yết giá... ông Doanh nói rằng trong lúc áp lực cầu thị trường tăng cao, khối lượng công việc lớn thì sai sót khó tránh khỏi, và doanh nghiệp đã khắc phục ngay.
Vị này cũng đưa ra thông tin trong ngày 21-7, Bách Hóa Xanh chuyển thông điệp đến khách hoàn trả mọi chênh lệch thiệt hại, đền khách hàng thêm 100.000 đồng/lần mua hàng. Chuỗi cam kết sẽ tuân thủ nghiêm theo các quy định, cố gắng ở mức cao nhất để cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Theo Tổ công tác đặc biệt, Bách Hóa Xanh đã có một số vi phạm như niêm yết giá, tính giá nhầm.... và cần phải khắc phục ngay.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải ghi nhận những đóng góp của hệ thống trong việc tham gia vào các chương trình bình ổn, kết nối thị trường. Ông đánh giá doanh nghiệp rất tích cực đảm bảo cung ứng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu trong bối cảnh các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng Chỉ thị 16.
"Tuy nhiên, gần đây hệ thống Bách Hóa Xanh đã có những vi phạm trong hoạt động kinh doanh và phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, cần có giải pháp khắc phục ngay", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Theo Thứ trưởng, với trách nhiệm quyền hạn được giao, Bộ Công Thương đã nhắc nhở, xử lý doanh nghiệp này theo đúng các quy định hiện hành.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải yêu cầu Bách Hóa Xanh cần tăng cường nguồn hàng, tăng việc bán hàng lưu động, nhất là với hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, vì thị trường trong giai đoạn tới sẽ có những diễn biến phức tạp, do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần quan tâm tiêu thụ nông sản để hỗ trợ nông dân, nhà sản xuất khi nhiều tỉnh phía Nam đang bước vào vụ thu hoạch. Đề nghị Bách Hóa Xanh cần hài hòa lợi ích kinh doanh và hỗ trợ tiêu thụ nông sản, cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương tiếp nhận và xử lý nhiều vấn đề nóng Tuy mới 2 ngày triển khai nhưng Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo đã tiếp nhận nhiều ý kiến của người dân liên quan đến việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, đồng thời kết nối các đơn vị vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng hóa vào TP Hồ...