TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết và nhập viện gia tăng liên tục trong 4 tuần gần đây.
Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024 (tuần 44), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 661 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước đó. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay là 10.641 ca. Các quận, huyện có số ca mắc sốt xuất huyết cao trên 100.000 dân là Quận 1, thành phố Thủ Đức và Quận 7.
Bệnh nhi bị sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Đáng chú ý, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng liên tục trong 4 tuần gần đây, từ 516 ca ở tuần 41, lên 661 ca ở tuần 44. Số ca nhập viện trong tuần qua cũng gia tăng với 414 ca, tăng 89 ca so với tuần trước, trong đó có 113 ca lưu trú tại tỉnh khác (chiếm tỷ lệ 27,3%). Trung bình số ca nặng điều trị là 12 ca/ngày.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa 1 Vương Ngọc Thiên Thanh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây từ người sang người thông qua vết đốt của muỗi vằn. Từ năm 2023 đến nay, sốt xuất huyết đã có nhiều diễn biến phức tạp và khác thường hơn so với mọi năm.
“Nếu như trước đây, sốt xuất huyết thường diễn biến theo mùa, mùa mưa là mùa cao điểm của sốt xuất huyết do liên quan đến sự sinh sản của loài muỗi thì hiện nay, dưới tác động của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa hay giao thương phát triển cùng sự phát triển trong khả năng kháng thuốc của muỗi, dịch sốt xuất huyết ngày càng khó lường. Bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam hiện có số ca rải rác quanh năm và xuất hiện khắp cả nước, tăng mạnh vào cuối năm, thường là từ tháng 10 hàng năm”, bác sĩ Vương Ngọc Thiên Thanh thông tin.
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát. Trong đó, chú ý các hoạt động như ngăn không cho muỗi đẻ trứng bằng cách đậy kín các vật dụng dự trữ nước sinh hoạt, thu gom các đồ vật có thể ứ đọng nước trong và xung quanh nhà, loại bỏ các vật phế thải có thể đọng nước; ngăn không cho muỗi chích bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…
Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được xử lý.
Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 24/11 đến ngày 1/12, toàn thành phố ghi nhận 1.715 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 522 ca.
Tuần qua, thành phố ghi nhận 33 ổ dịch tại 13 quận, huyện, thị xã, giảm 16 ổ dịch so với tuần trước đó.
Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Các địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần gồm: Hà Đông (180 ca), Đống Đa (170 ca), Thanh Oai (161 ca), Phú Xuyên (134 ca), Hoàng Mai (109 ca).
Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 37.441 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Các địa phương có nhiều bệnh nhân gồm: Hà Đông, Thanh Oai, Hoàng Mai, Phú Xuyên, Đống Đa, Thanh Trì. Hà Nội ghi nhận 1.923 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện còn 88 ổ dịch đang hoạt động tại 19 quận, huyện, thị xã.
Về kết quả giám sát tuýp virus Dengue lưu hành, năm 2023, Hà Nội ghi nhận 14 mẫu dương tính DEN1, 17 mẫu dương tính DEN2, 1 mẫu dương tính DEN3.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, qua giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại một số ổ dịch trong tuần qua cho thấy, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có lăng quăng, muỗi vằn) đã giảm dưới ngưỡng quy định. Số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm trong 4 tuần gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Do đó, người dân không được chủ quan mà cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Để tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các khu vực có ổ dịch; tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch bùng phát rộng.
Tuần qua, địa bàn thành phố ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc uốn ván, nâng số mắc từ đầu năm 2023 đến nay là 25 trường hợp (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó 3 trường hợp tử vong.
Hà Nội ghi nhận thêm 100 ổ dịch sốt xuất huyết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, từ ngày 20/10 đến 27/10, Hà Nội ghi nhận 2.579 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã. Con số này giảm gần 200 ca so với tuần trước đó. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần qua là Thanh Oai (247 ca), Hà Đông...