TP Hồ Chí Minh: Siêu thị, chợ truyền thống cùng khuyến mãi để kéo sức mua
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, “Tháng Khuyến mại tập trung năm 2022″ của TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của các chợ truyền thống, doanh nghiệp, trung tâm thương mại lớn… cùng giảm giá sâu để kéo sức mua tăng trở lại.
Các mặt hàng thực phẩm tại chợ truyền thống TP Hồ Chí Minh phong phú nhưng vắng người mua.
Kích cầu tiêu dùng, tăng sức mua
Theo các tiểu thương tại chợ truyền thống, gần đây, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao do nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng đã khiến không ít người dân phải tiết giảm mua sắm hoặc chọn các kênh bán lẻ có nhiều chương trình khuyến mãi để tiết kiệm chi phí cho gia đình. Điều này đồng nghĩa là sức mua tại các chợ truyền thống vốn đã ế giờ càng ế hơn.
Ghi nhận tại các chợ truyền thống như: Bà Chiều (quận Bình Thạnh), Tân Định (Quận 1), Nguyễn Văn Trỗi (Quận 3), Phước Bình (thành phố Thủ Đức)… mãi lực tại các chợ này đang giảm 50 – 60% so với trước đây. Sức mua giảm cộng thêm chi phí đầu vào tăng đã khiến một số mặt hàng thực phẩm cũng đang trên đà tăng giá. Theo các tiểu thương, dù cố gắng không tăng giá nhiều nhưng người mua vẫn không mặn mà vào chợ truyền thống như trước. Vì vậy, đa số tiểu thương đều hào hứng tham gia chương trình “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″ để mong có thể vực lại sức mua như trước.
Tại chợ truyền thống Nguyễn Văn Trỗi (Quận 3), các mặt hàng trái cây, hoa quả chỉ đắt hàng trong những ngày cúng Rằm, Mùng 1 hàng tháng và lễ Tết.
Chị Vũ Thị Thúy, tiểu thương bán hoa quả tại chợ Tân Định cho biết, để thu hút khách hàng đến chợ truyền thống, ngoài việc thay đổi cách tổ chức buôn bán (vừa bán trực tiếp vừa bán trực tuyến), chị còn đăng kí tham gia “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″ với mức giảm giá đến 50% cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm đồ gia dụng… Một số gian hàng còn trang trí bắt mắt để trông tươm tất hơn, sạch sẽ và niêm yết giá cả rõ ràng hơn để thu hút người tiêu dùng đến mua nhiều hơn… “Chúng tôi đặt kỳ vọng trong tháng khuyến mãi, khách hàng sẽ đông hơn chứ gần đây mặt hàng nào cũng ế ẩm do người dân đang tiết kiệm, hạn chế chi tiêu vì tác động của giá xăng”, chị Vũ Thị Thúy than thở.
Chia sẻ thông tin về “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị cùng phối hợp thực hiện “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″ hiệu quả, tạo sức mua lớn; đồng thời giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được hàng hóa với giá cả phù hợp. Vì vậy, điểm mới của chương trình “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″ là có thêm sự tham gia của hệ thống chợ truyền thống. Tính đến nay, các UBND quận, huyện và ban quản lý các chợ truyền thống đã tuyên truyền cho các tiểu thương tại các chợ truyền thống, tùy theo khả năng, tình hình, tiểu thương sẽ tham gia và có mức khuyến mãi phù hợp với từng gian hàng.
Kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, năm nay, chương trình “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″ – Mùa mua sắm “Shooping Season” 2022 diễn ra trong 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 15/6 đến ngày 15/7 với chủ đề “Tưng bừng mua sắm mùa Hè 2022″. Đợt 2, từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 với chủ đề “Rộn ràng mua sắm mùa Xuân 2022″. Qua đó, đem đến cho người tiêu dùng những chương trình khuyến mãi đồng loạt, với hạn mức khuyến mãi lên đến 100%.
Mặt hàng thủy hải sản tại các chợ truyền thống TP Hồ Chí Minh đang tăng giá do giá vận chuyển tăng nên sức mua cũng ế ẩm hơn trước.
“Năm nay, Sở thay đổi cách tiếp cận. Trước đây, Thành phố vận động, khuyến khích doanh nghiệp tham gia, nhưng năm nay, Thành phố hỗ trợ, tạo sân chơi cho các doanh nghiệp tự tham gia, lấy đây là cơ hội để khai thác, tìm kiếm khách hàng. Phản ứng của các doanh nghiệp cho thấy cách làm này đúng hướng, doanh nghiệp tự tính toán chọn thời điểm phù hợp trong thời gian chương trình diễn ra để tổ chức khai mạc khuyến mãi thu hút người tiêu dùng”, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết thêm.
Để kích cầu tiêu dùng, ngoài hoạt động “Tháng khuyến mãi tập trung năm 2022″, ngành công thương Thành phố tập trung triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2022 – Tết Quý Mão 2023 trên địa bàn và tổng kết 20 năm thực hiện Chương trình bình ổn thị trường giai đoạn 2002 – 2022; triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu cho từng nhóm ngành hàng, chuyên đề năm 2022 “Nông sản Việt vươn xa”…
Theo ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, điểm mới của chương trình bình ổn thị trường năm nay là chia rõ ba nhóm đối tượng, gồm doanh nghiệp (DN) cung ứng, DN phân phối, ngân hàng hỗ trợ vốn. Ngoài ra, các đơn vị, DN còn có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, phân công chi tiết, phù hợp đặc điểm từng loại hình tham gia bình ổn giá. Đối với DN cung ứng, tập trung sản xuất, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu…; đối với DN phân phối, tập trung phát triển tổ chức điểm bán, hệ thống kho bãi, logictis; nhóm ngân hàng hỗ trợ về vốn.
Các chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh khuyến mãi nhiều nhất ở mặt hàng thời trang, quần áo, giày dép…
Ghi nhận nỗ lực kìm giá của các doanh nghiệp, đơn vị nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, ông Nguyễn Trần Phú, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cho biết, tổng số DN đăng ký tham gia chương trình bình ổn của TP Hồ Chí Minh năm 2022 – 2023 là 34 đơn vị với 10 nhóm hàng. Hiện nay, một số sản phẩm trong chương trình bình ổn giá của Thành phố vẫn không tăng giá bán mà đang kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Thống kê cho thấy, hiện nay có 3 nhóm hàng được DN đề nghị tăng giá là dầu ăn (tỉ lệ điều chỉnh 24%), thịt gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 10 – 27%) và trứng gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 5 – 9%). Ngoài ra, 6 nhóm hàng còn lại vẫn đang được DN giữ nguyên giá như năm 2021. Đối với những mặt hàng đã được điều chỉnh tăng giá, nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5 – 10%. “Việc điều chỉnh giá tăng đợt này là phù hợp, đảm bảo hài hòa quyền lợi DN và người tiêu dùng. Bởi giá nguyên liệu đầu vào đang tăng gây khó khăn cho DN nên họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm”, ông Nguyễn Trần Phú nói.
Hải Phòng: Cá trăm đen, rau xanh cứ đem ra chợ là bán hết veo
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống lẫn rau xanh sau Tết nguyên đán tại Hải Phòng, giá bán có tăng nhẹ nhưng cơ bản ổn định.
Năm nay, nhiều người dân không đi mua tích trữ hàng như trước. Sức mua vẫn đều đều và trở lại như ngày thường sớm hơn.
Theo ghi nhận của PV tại một số chợ truyền thống của Hải Phòng giá các loại mặt hàng thực phẩm sức mua giảm so với trước tết, giá có tăng nhưng không đáng kể.
Cụ thể, giá thịt lợn tăng từ 100.000/ kg đồng lên 120.000 đồng/ kg, thịt bò từ 280.000 đồng/ kg tăng lên 300.000 đồng.
Cá trắm đen từ 100.000 đồng/ kg lên 130.000 đồng/kg, loại cắt khúc 150 nghìn đồng/kg, cá chép 70.000 đồng/kg tăng lên 90.000 đồng/kg, tôm thẻ 220.000 đồng/ kg tăng lên 250.000 đồng/ kg, tôm sú loại to 400 - 450 nghìn đồng/kg...
Cùng với thực phẩm tươi sống giá rau xanh là mặt hàng đắt khách ngày đầu năm mới. Nguồn rau xanh khá phong phú, dồi dào nên giá cả sau tết cũng chỉ tăng nhẹ so với trước tết.
Cụ thể, giá rau muống trong tết có giá 8000 đồng/bó, sau tết tăng lên 10 - 12.000 đồng/bó, cà rốt từ 15.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, su su từ 12.000 lên 15.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng tăng lên 20.000 đồng/kg, cải ngọt, cải ngồng.
Cải chíp từ 8.000 đồng/kg tăng lên 12.000 đồng/kg, bí xanh từ 12.000 đồng/kg tăng lên 20.000 đồng/kg, dưa chuột từ 13.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg... riêng cà chua vẫn giữ nguyên với giá 15.000 đồng/kg.
Sau Tết các mặt hàng rau có tăng giá nhưng không đáng kể. Ảnh : Thu Thủy
Chị Vũ Thị Hồng trú tại ( thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng) chia sẻ, mọi năm nhà chị thường tích trữ thịt cá, rau xanh trước tết để tiếp khách đủ trong một tuần mới phải đi chợ nhưng năm nay do dịch Covid-19, gia đình, họ hàng không tụ họp nên sang mồng 2 tết chị đã ra chợ mua thực phẩm cho gia đình.
"Tất cả, các mặt hàng rau, thịt, cá đều đầy ắp trên kệ từ mồng 2 tết. Giá cả có đắt hơn ngày thường nhưng so với ngày Tết nhiều năm trước thì vẫn rẻ hơn" - chị Hồng chia sẻ thêm.
Rau xanh vẫn là mặt hàng ăn khách nhất sau những ngày nghỉ tết. Ảnh Thu Thủy
Cũng giống như gia đình chị Hồng gia đình nhà chị Trần Thị Hạnh trú tại phường Sở Dầu (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) cho biết, Tết năm nay do dịch bệnh diễn biến phức tạp mọi người ngại đến nhà nhau ăn uống đầu xuân nên tôi không mua bán gì nhiều.
Trước tết, chị Hạnh mua chút thực phẩm mỗi loại một chút xíu để vào tủ lạnh. Mồng 3 chị Hạnh bắt đầu đi chợ mua thực phẩm sắp bữa cho gia đình như ngày thường. Mọi thứ tươi ngon, giá cả hợp lý không đắt đỏ như Tết mọi năm.
Chợ đầu mối An Đồng, An Dương, Hải Phòng đã trở lại hoạt động mua bán thực phẩm từ mồng 2 tết. Ảnh: Thu Thủy
Theo các tiểu thương, thường thường giá thực phẩm ra Tết vẫn tăng cao, có năm tăng gấp đôi, nhất là rau xanh còn tăng gấp 3. Tuy nhiên, Tết năm nay thời tiết trở mưa rét từ 29 tết, kèm theo dịch Covid -19, sức mua trong dân có giảm, nguồn cung thực phẩm phong phú nên giá cả các mặt hàng không tăng nhiều.
Chị Phan Thị Bình, một tiểu thương tại chợ Hà Đậu, xã Hồng Phong ( huyện An Dương, Hải Phòng) cho biết, các chợ nông thôn đã trở lại mua bán sôi động từ mồng 2 tết. Nhà chị mở hàng trở lại nhiều loại rau đã bán hết sạch ngay từ sáng.
"Sau tết, lượng rau trong các chợ cũng ít hơn ngày thường. Mấy ngày đầu năm tôi bán hàng khá dễ chịu" - chị Bình nói.
Giá trứng tăng cao vì thiếu nguồn cung cấp Giá trứng gia cầm ngoài chợ tăng. Về lâu dài, chi phí sản xuất đầu vào tăng cao sẽ khiến doanh nghiệp không tái đàn, gây thiếu hụt trứng và làm tăng giá hơn nữa. Giá trứng gia cầm đang biến động theo chiều hướng tăng tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM. Ghi nhận trong chiều 8/6 tại chợ Tân...