TP Hồ Chí Minh: Sẽ hoàn thành tiêm 806.000 liều vaccine trong ngày 26/6
Trưa 25/6, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Đến cuối ngày 24/6, TP đã tổ chức tiêm chủng ngừa Covid-19 được cho hơn 404.000 người, trong đó, có 1.209 trường hợp có phản ứng sau tiêm.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế chủ trì buổi họp báo cho biết, chiến dịch tiêm vaccine đợt 4 do Bộ Y tế cung cấp có quy mô 806.000 liều. Đối tượng được tiêm là đối tượng ưu tiên theo quy định và chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh. Kế hoạch dự kiến sẽ hoàn thành tiêm 806.000 liều trong 5 ngày. Chiến dịch được khởi động từ ngày 19/6 bằng việc chích cho một số công nhân (877 liều), ngày 20/6 là 5.740 liều.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh tại buổi họp báo
UBND TP có chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp phải hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công tác tiêm chủng ngừa Covid-19 trong buổi sáng ngày 21/6, sau đó ngành y tế sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở do địa phương chuẩn bị để đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo an toàn cho người dân đến chích ngừa. Riêng đối với các khu công nghiệp, đây là lần đầu tiên, ngành y tế tổ chức chích ngừa tận nơi nên công tác đảm bảo an toàn, đảm bảo công tác xử lý cấp cứu khi có biến chứng sau tiêm được chú trọng.
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, chiến dịch chích ngừa vaccine được chính thức bắt đầu từ chiều ngày 21/6 tại các khu công nghiệp, các quận huyện. Thực tế tình hình diễn ra còn nhiều thiếu sót, người đến tiêm không đảm bảo trật tự, phối hợp giữa các bộ phận còn chệch choạc, sự đồng bộ ban đầu không được như mong muốn.
Kể từ ngày 24/6 mỗi ngày TP phải tiêm đạt hơn 100.000 người/ngày để đảm bảo kế hoạch hoàn thành 806.000 người trong 5 ngày. Bộ Y tế hỗ trợ cho TP 200 bác sĩ, tham gia khám sàng lọc và cấp cứu. Theo quy định mỗi đội tiêm phải có 2 bác sĩ, 3 nhân viên y tế. TP có gần 1.000 đội tiêm chủng, cần 2.000 bác sĩ, 3.000 nhân viên y tế. Mỗi đội tiêm, trong một giờ chỉ có thể tiêm được cho 25 người. Ngoài ra, mỗi đội tiêm cần thêm một đội hỗ trợ 12 người để làm công tác đảm bảo an ninh, trật tự… Kết quả ngày 23/6, ngành y tế đã tiêm được 122.000 liều. Ngày 24/6 đã tăng thêm 292 đội, đã tiêm chủng được cho 172.000 người. Tính đến cuối ngày 24/5, tổng cộng ngành y tế đã chích được hơn 404.000 liều, chiếm hơn 50% số lượng vaccine cần được tiêm trong toàn bộ chiến dịch. Trong 2 ngày còn lại của kế hoạch (25-26/6) sẽ hoàn thành tiêm số vaccine còn lại. Ngày chủ nhật 27/6 sẽ dành để tiêm vét cho hết.
Các đối tượng ưu tiên tập kết tại điểm chích ngừa, nguồn HCDC
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh đã có hơn 40.000 người không được tiêm sau khi khám sàng lọc vì nhiều lý do. Trong 404.000 liều đã tiêm, có 1.209 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm, có 73 trường hợp sốc phản vệ, trong đó có 15 trường hợp độ 3, 16 trường hợp độ 4 buộc phải hồi sức cấp cứu.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng cho biết thêm, ngành y tế đang phải căng mình ra để đồng thời một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, một bộ phận phải điều trị cho bệnh nhân Covid-19, một bộ phận phải đảm bảo công tác chống dịch, truy vết và một bộ phận phải tham gia công tác chích ngừa vaccine ngừa Covid-19.
Chích ngừa cho các đối tượng ưu tiên. Nguồn HCDC
Do bận phải làm việc với Bộ Y tế, ông Nguyễn Tấn Bỉnh chỉ có thể trao đổi với báo chí một số vấn đề kể trên, không có thời gian để trao đổi các vấn đề báo chí quan tâm.
Liên quan đến các vấn đề phát sinh như mất trật tự tại các điểm tiêm, tập trung quá đông người, ông Từ Lương – Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông cho biết đã nắm bắt được thông tin và sẽ báo cáo lại cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.
“Theo thông tin tôi nắm được, tại điểm tiêm chủng Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11 được bố trí khả năng tối đa tiêm 1.000 liều/1 giờ, tức là năng lực tối đa là 8.000 liều/ngày. Tuy nhiên số lượng người dân vì quá nóng lòng được tiêm vaccine đã đến rất đông. TP kêu gọi cần có sự hợp tác của người dân, đồng lòng chung sức để hoàn thành chiến dịch. Người được tiêm chủng sẽ nhận được nhắn tin để mời đến điểm chích ngừa. Mong người dân bình tĩnh, chấp hành sự điều phối của cơ quan chức năng. Ngành y tế sẽ rút kinh nghiệm triển khai trong các đợt tiếp theo, sẽ không bị nén lại như đợt này. Mặc dù có một số vấn đề trong công tác tổ chức tiêm ngừa nhưng đây chưa phải là thời điểm để đặt ra các thiếu sót của ngành y tế, ngành y tế đang cần chung sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao” – ông Từ Lương bày tỏ quan điểm.
Năng lực cách ly, điều trị có đủ đáp ứng cho chống dịch Covid-19?
Các khu cách ly hiện nay đã hoạt động gần hết công suất, thành phố đang lên phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị phục vụ công tác chống dịch sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát.
Khu vực cách ly tại Bệnh viện Dã chiến chống dịch Covid-19 đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, TPHCM
Sáng 9/2 BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết: "Hiện nay, các khu cách ly của thành phố gồm 3 loại gồm khu cách ly tập trung của quân đội hiện có 2 khu. Một là khu C Củ Chi sức chứa khoảng 200 người và khu Trung đoàn 10 Nhà Bè sức chứa khoảng 70 người. Phía thành phố có khu cách ly của Bệnh viện Quận 7 khoảng 67 giường. Ngoài ra, mỗi quận huyện có một khu cách ly tập trung, tổng số gần 1.100 giường".
Việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang được đẩy mạnh (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo BS Trí Dũng: "Hiện các khu cách ly của thành phố gần như đã đầy vì trước khi có đợt dịch, thành phố đã cách ly tập trung những trường hợp đi về từ các quốc gia và tỉnh thành khác, trong đó có sân bay Vân Đồn hoặc Chí Linh. Nhóm người cách ly đến từ các khu vực trên đã đủ 14 ngày hoặc hơn 14 ngày nhưng hiện nay thành phố còn lấn cấn trong việc quyết định thời gian cách ly là 14 ngày hay 21 ngày".
Các khu cách ly của thành phố hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất (ảnh: Phạm Nguyễn)
Mặc dù Bộ Y tế đã có văn bản dự thảo về việc những trường hợp đến từ Chí Linh, Hải Dương mới cách ly 21 ngày còn những trường hợp khác là 14 ngày. Tuy nhiên đến nay chưa có chỉ đạo chính thức của Bộ nên ngành y tế thành phố đang chờ quyết định để có hướng xử lý phù hợp nhằm giải phóng lượng người đã hết thời gian cách ly 14 ngày tăng thêm sức chứa cho các khu cách ly phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, thành phố đang mở thêm các điểm cách ly tập trung khác tại Cần Giờ, học viện hành chính quốc gia tại Thành phố Thủ Đức và một số quận huyện khác.
Mọi người, mọi lứa tuổi cần chủ động phương án 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế: "Khu cách ly trong quân đội số thống kê chính xác là 940 giường, ở quận huyện 1.339 giường đang cố gắng tăng công suất lên 2.400 giường và cách ly tại khách sạn cho chuyên gia. Tuy nhiên, những trường hợp cần thiết ngành Y tế sẽ sử dụng khu cách ly tại các khách sạn, hệ thống khách sạn đã đăng ký và được thẩm định đủ điều kiện cách ly hiện có sức chứa 2.591 người".
Thành phố đang lên kế hoạch sẵn sàng cho phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị vào hoạt động
Sáng nay, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động mở rộng khu cách ly tại huyện Cần Giờ trước đây là Bệnh viện huyện Cần Giờ, tại đây có sức chứa khoảng 300 giường. Bên cạnh đó một số khu ký túc xá của các trường đại học, ký túc xá Đại học Quốc gia cũng sẽ được đưa vào hoạt động làm khu cách ly với quy mô hàng chục nghìn giường. Sở Y tế thành phố đã dự trù cho những tình huống dịch Covid-19 diễn biến theo chiều hướng xấu nhất vẫn có thể đáp ứng được việc cách ly.
Về điều trị, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết: "Sở Y tế đã kích hoạt hệ thống điều trị trên toàn thành phố. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã sẵn sàng 40 giường phục vụ cho điều trị các ca bệnh nặng và hồi sức Tích cực. Đây cũng là nơi tiếp nhận, điều trị các ca bệnh nặng, hội chẩn với các bệnh viện đầu ngành của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, bệnh viện Dã chiến Củ Chi 300 giường thành lập từ đầu mùa dịch đang điều trị cho bệnh nhân từ khi đưa vào hoạt động đến nay.
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định thành phố đang chủ động các phương án sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bùng phát
Đối với nhóm bệnh nhi, ngành Y tế sẽ chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, tại đây có một khu riêng được xây dựng mới với 50 giường hoàn toàn tách biệt với những khu vực khám và điều trị chuyên môn khác. Bên cạnh đó, Bệnh viện Cần Giờ được xây mới 300 giường sẽ được sử dụng để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đã tái khởi động tối 8/2. Các phương án đáp ứng trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến cũng đã được ngành y tế thành phố sẵn sàng đáp ứng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng đã làm việc xuyên đêm để truy vết, khoanh vùng dập dịch (ảnh: Phạm Nguyễn)
Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, thành phố hiện còn một bệnh viện đã xây dựng mới nhưng chưa sử dụng tới là Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 tại Thành phố Thủ Đức. Bệnh viện có sức chứa 1.000 giường điều trị nội trú đã được kích hoạt từ tuần trước khi có sự gia tăng các ca bệnh ở sân bay, mọi phương án tiếp nhận bệnh nhân đã được lên phương án.
Nghệ An: Test nhanh Covid 19 với giá 135.000 đồng/lượt Trước tình hình diễn biến dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, UBND TP Vinh (Nghệ An) tổ chức test nhanh Covid 19 cho toàn dân. Văn bản về việc đã tổ chức test nhanh Covid 19 cho toàn dân trên địa bàn TP Vinh. Theo đó, hôm nay (ngày 19/6), TP Vinh sẽ tiến hành test nhanh COVID -19...