TP Hồ Chí Minh phát triển 5 loại hình du lịch y tế chất lượng cao
Nha khoa, y học cổ truyền, thẩm mỹ, khám sức khỏe và tầm soát bệnh là 5 loại hình du lịch y tế chất lượng cao đang được TP Hồ Chí Minh tập trung phát triển.
Chất lượng khám chữa bệnh nha khoa của TP Hồ Chí Minh không thua kém các nước.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho biết, bên cạnh một số sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách như du lịch đường thủy nội đô, du lịch sinh thái, nông nghiệp… thì sản phẩm du lịch y tế là một trong những điển hình của sản phẩm du lịch mới đầy tiềm năng của Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Theo bà Hoa, hiện lượng khách nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh kết hợp du lịch tăng dần qua các năm với doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm. Riêng năm 2018, đã có khoảng 300.000 người nước ngoài đến khám nội trú và 57.000 người được điều trị nội trú tại Việt Nam. Trong đó, lượng du khách đến khám tại TP Hồ Chí Minh chiếm khoảng 40%. Những con số trên cho thấy, tiềm năng rất lớn cho việc phát triển loại hình du lịch y tế trong tương lai.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh, cho biết, nếu năm 2014 có khoảng 300 Việt kiều và người nước ngoài đến khám, điều trị tại bệnh viện, thì trong vài năm gần đây đã tăng lên gần 500 lượt người. Trung bình mỗi năm số lượng bệnh nhân là người nước ngoài và Việt kiều tăng thêm khoảng 10%. Nguyên nhân là nha khoa tại Việt Nam có chi phí rẻ nhưng trình độ tay nghề của bác sĩ không thua kém so với thế giới.
“Không chỉ thế, TP Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở y tế rộng khắp, nhiều bệnh viện tuyến cuối có tay nghề cao, ngang tầm thế giới và khu vực. Các kỹ thuật ghép tạng, phẫu thuật bằng robot cũng đang phát triển mạnh mẽ. Do đó, TP Hồ Chí Minh hội tụ đủ điều kiện để phát triển du lịch y tế như các nước và khu vực. Vì vậy, ngành y tế đã phối hợp với ngành du lịch triển khai 5 loại hình du lịch y tế như: nha khoa, y học cổ truyền, thẩm mỹ, khám sức khỏe và tầm soát bệnh, các dịch vụ chuyên sâu”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, để phát triển du lịch y tế theo hướng chất lượng cao, sắp tới các bệnh viện cần tiếp tục đẩy mạnh nâng cao tay nghề khám chữa bệnh, hình thành các phòng khám đa khoa, chuyên sâu theo tiêu chuẩn quốc tế… Riêng các nhà quản lý, nên tiếp tục liên kết bệnh viện với các công ty lữ hành để hình thành giới thiệu các sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng và thế mạnh của thành phố, như du lịch nha khoa, du lịch y học cổ truyền, du lịch chữa bệnh hiếm muộn…; đồng thời, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến giới thiệu du lịch y tế đến các tỉnh và các nước.
Theo Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
41 người chết vì tai nạn giao thông trong hai ngày nghỉ lễ Quốc khánh
Sau 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, cả nước có 41 người bước chân ra khỏi nhà và mãi mãi không trở về vì tai nạn giao thông đường bộ.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, sau hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8-1/9), cả nước đã xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 41 người, bị thương 26 người.
Nếu so sánh với hai ngày đầu kỳ nghỉ lễ 2/9/2018, ông Thái thừa nhận, tai nạn giao thông giảm 7 vụ (-12,2%); tăng 9 người chết (28,1%); tăng 3 người bị thương (13%).
Chỉ tính riêng ngày hôm nay (ngày 1/9), theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), toàn quốc xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm chết 16 người, bị thương 10 người (đều là tai nạn giao thông đường bộ).
"So sánh với ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ 2/9/2018, tai nạn giao thông giảm 5 vụ (-19,2%), tăng 3 người chết (23%), giảm 1 người bị thương (-9%)," ông Thái cho hay.
Về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý 4.218 trường hợp vi phạm; phạt tiền 3,6 tỷ đồng; tạm giữ 28 ôtô, 532 xe môtô; tước 507 giấy phép lái xe các loại.
Theo ông Thái, ngày 1/9, đường dây nóng của Ủy an An toàn giao thông Quốc gia nhận được khoảng 8 cuộc gọi và tin nhắn phản ánh về tình hình trật tự, an toàn giao thông, chủ yếu phản ánh tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và trên một số tuyến Quốc lộ, bất cập về hạ tầng, xe nhồi nhét hành khách, tăng giá vé trái quy định.
"Sau khi nhận được phản ánh trên đường dây nóng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành xác minh và xử lý các thông tin được phản ánh," ông Thái khẳng định./.
Theo Việt Hùng (Vietnam )
Nguy cơ vỡ thủy điện Đắk Kar: Sẵn sàng phương án nổ mìn để xả lũ Hiện tại vẫn chưa khắc phục được sự cố kẹt van xả của thủy điện Đắk Kar. Nếu có sự cố xấu, sẽ cho nổ mìn để xả lũ ... Vị trí thân đập thủy điện Đắk Kar. Ảnh: CTV. Trưa 9/8, trả lời Báo Giao thông, ông Lê Viết Thuận, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm...