TP Hồ Chí Minh: Nhân viên y tế công lập nghỉ việc đều có thâm niên, kinh nghiệm
Chiều 11/8, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, tuy tổng số người làm việc giảm không nhiều so với năm 2021 nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập vì hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên và kinh nghiệm.
Thông tin về tình hình biến động nhân viên y tế công lập, bà Lê Thiện Quỳnh Như cho biết, số người làm việc năm 2021 là 42.914 người. Số người làm việc trong 6 tháng đầu năm 2022 là 42.608 người, gồm: 181 công chức, 27.545 viên chức, 14.882 hợp đồng lao động; trong đó, có 8.864 bác sĩ, 1.187 y sĩ, 16.139 điều dưỡng – hộ sinh, 2.808 kỹ thuật viên, 2.718 dược sĩ và 10.892 thuộc các chức danh khác.
Sau dịch COVID-19, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đối diện với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc.
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, tính đến thời điểm hiện nay, có 306 nhân viên y tế nghỉ việc. Như vậy, tổng số người làm việc tuy giảm không nhiều so với năm 2021 nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập. Bởi, hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm; còn người mới được tuyển dụng là nhân viên mới cần có thời gian để thực hành, tập sự.
Để hạn chế những khó khăn do thiếu nhân lực y tế có kinh nghiệm, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã đề xuất một số giải pháp, trong đó tập trung tăng cường hỗ trợ nhân lực chuyên khoa và nhân lực quản lý đối với những đơn vị bị thiếu hụt. Cụ thể, vận dụng bài học kinh nghiệm từ công tác chống dịch COVID-19 sang chống dịch sốt xuất huyết trong tăng cường hỗ trợ nhân lực chuyên môn cho các cơ sở đang gặp khó khăn như Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi; bổ sung và tăng cường nhân lực quản lý cho các cơ sở đang bị thiếu hụt, gặp khó khăn như Bệnh viện Mắt, Bệnh viện thành phố Thủ Đức, Quận 7, Quận 6…
Ngoài vấn đề hỗ trợ nhân lực, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh còn triển khai một số giải pháp giúp ổn định tâm trạng lo lắng của nhân viên y tế, như triển khai hoạt động “Lãnh đạo ngành y tế lắng nghe và trao đổi với nhân viên y tế”; phối hợp các chuyên gia tâm lý của các trường đại học mở kênh “Tư vấn tâm lý cho nhân viên y tế”; mở thêm các hội thi giúp tăng cường giao lưu, học tập lẫn nhau giữa các loại hình nhân viên y tế; tổ chức bình chọn “Giải thưởng thành tựu y khoa Việt Nam” với chủ đề của đợt bình chọn lần thứ ba (năm 2022) là các thành tựu liên quan đến y tế cơ sở.
Cần động viên tinh thần, tiếp thêm năng lượng cho đội ngũ y, bác sĩ
"Khi người dân bệnh thì bác sĩ lo, khi bác sĩ không khỏe thì ai lo và lo kiểu gì. Đây là câu hỏi luôn làm chúng tôi hết sức suy nghĩ", Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ tại buổi gặp gỡ với cán bộ, nhân viên ngành y tế TP Hồ Chí Minh vào ngày 5/8.
Video đang HOT
Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cũng cho biết, tuy cuộc gặp không thể san sẻ hết được hết những tâm tư của cán bộ, nhân viên y tế hiện nay, nhưng thông qua đây, lãnh đạo muốn nghe hết những ý kiến, tâm tư của các cán bộ y tế để có thể đưa ra giải pháp hợp lý, kịp thời.
Chọn nghề y chỉ vì giàu tình thương và sự chia sẻ
Trải lòng về thu nhập của nhân viên y tế, PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, để trở thành một bác sĩ thì phải có điểm thi đầu vào các trường y rất cao. Với một tâm huyết như vậy, nhưng khi bác sĩ trẻ ra trường thì lương chỉ ở mức 7- 8 triệu đồng/tháng và mức lương này khó sống nổi ở TP Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh chia sẻ những áp lực nhân viên y tế gặp phải.
"Một tháng, một năm hoặc 5 năm có thể được, nhưng 10 năm, 20 năm thì không thể bền bỉ. Đối với ngành y tế, chúng tôi không mong muốn phải giàu, nhưng mà có "thực thì mới vực được đạo". Ít nhất cũng phải có mức lương tương đối để nhân viên y tế có thể toàn tâm toàn ý cống hiến cho ngành", bác sĩ Diễm Tuyết chia sẻ.
Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, chị có hai con cũng thi vào ngành y tế và khi các con bước vào ngành, một trong những điều đầu tiên chị dạy cho con là: "Khi con muốn chọn một ngành nào đó để giàu về tiền thì con chọn ngành khác, đừng chọn ngành y tế, chọn ngành y tế khi con muốn có giàu tình thương và sự chia sẻ".
Theo bác sĩ Diễm Tuyết, lương của nhân viên y tế bị trói buộc bởi rất nhiều chính sách, từ quốc gia cho đến Thành phố, nhưng cũng mong Thành phố có những chính sách, cơ chế để hỗ trợ cho nhân viên y tế, từ đó họ yên tâm cống hiến và gắn bó lâu dài với ngành y tế. Vì thực sự, nếu nhân viên y tế nghỉ việc hết, ai sẽ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y bác sĩ mong muốn có cơ chế chính sách để được gắn bó lâu dài với nghề.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh chia sẻ, nghề y là một nghề cao quý nhưng cảm nhận chung của nhân viên y tế có sự buồn tủi với nghề, bởi nhân viên y tế cố gắng làm việc và cống hiến hết mình nhưng lại không có phụ cấp thâm niên. Bên cạnh đó, họ làm việc với môi trường áp lực rất lớn, không có thời gian chăm lo cho gia đình, đặc biệt là những nhân viên y tế làm việc theo 3 ca 4 kíp. Những áp lực này được tích lũy qua một thời gian dài và nhiều vấn đề, đến một lúc tạo ra đỉnh điểm khiến nhân viên y tế nhìn lại và có lựa chọn.
"Chọn lựa thứ nhất, đó là môi trường làm việc tốt hơn và có cơ hội phát triển hơn. Chọn lựa thứ hai, đó là giữa gia đình và nghề. Họ có thể làm một công việc lương ít hơn nhưng có thời gian chăm lo cho gia đình. Họ thường hỏi, tương lai sẽ sống như thế nào với cường độ làm việc căng thẳng mệt mỏi như hiện nay, đặc biệt là các điều dưỡng, y sĩ", bác sĩ Huỳnh Hữu Lộc chia sẻ.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thành phố Thủ Đức) cho biết, thời gian qua bệnh viện có sự biến động về nhân sự với 12 nhân viên nghỉ việc, trong đó có 4 bác sĩ.
Có thâm niên gắn bó với y tế cơ sở đã 27 năm, bác sĩ Đỗ Thị Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Quận 1 chia sẻ, nhân viên y tế tại trạm và trung tâm y tế phải làm việc với cường độ cao, đến 29 đầu việc. Để hoàn thành công việc, mọi người trong trạm phải làm cả những ngày cuối tuần, đặc biệt từ khi có dịch COVID-19. Tuy nhiên, tiền lương còn rất thấp, lại không có cơ hội phát triển.
"So với khối bệnh viện, thì nhân viên làm việc ở các trạm y tế, trung tâm y tế khó khăn gấp 10 lần vì hầu như, các nhân viên ở đây làm việc chỉ có duy nhất tiền lương. Trong suốt thời gian làm việc, cũng nhiều lần tôi muốn nghỉ việc nhưng lại không thể nghỉ được vì trách nhiệm và cũng gắn bó với nghề vì tình thương", bác sĩ Đỗ Thị Tân chia sẻ.
Thí điểm thi tuyển chức danh quản lý của ngành Y tế
Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng cho biết, hiện ngành y tế Thành phố đang đứng trước 4 nguy cơ: Dịch chồng dịch, thiếu thuốc vật tư y tế; nhân viên y tế công lập nghỉ việc có xu hướng tăng; một số cán bộ quản lý y tế xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau; tâm trạng lo lắng kéo dài trong 1 bộ phận nhân viên y tế.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên gặp gỡ cán bộ nhân viên y tế ngành y ngày 5/8
Riêng về biến động nguồn nhân lực, ông Tăng Chí Thượng cho biết, tổng số viên chức y tế nghỉ việc trong 6 tháng đầu năm 2022 là 891 người. Số người làm việc trong các cơ sở y tế công lập năm 2021 là 42.914 người, hiện nay là 42.608 người. Tuy tổng số người làm việc giảm không nhiều so với năm 2021 nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập. Vì hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm, còn người mới được tuyển dụng là nhân viên mới cần có thời gian để thực hành, tập sự.
Trước tình trạng trên, ngành y tế Thành phố triển khai các giải pháp không để bị động trước nguy cơ "dịch sốt xuất huyết chồng dịch COVID-19"; không để tình trạng thiếu thuốc xảy ra trên diện rộng; tăng cường hỗ trợ nhân lực chuyên môn và nhân lực quản lý đối với những đơn vị bị thiếu hụt nguồn nhân lực, cùng với đó là triển khai 1 số giải pháp ổn định tâm trạng lo lắng của nhân viên y tế.
Bên cạnh đó, ông Tăng Chí Thượng kiến nghị, thí điểm thi tuyển các chức danh quản lý của ngành y tế, trước hết là chức danh Giám đốc bệnh viện Mắt. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và đến năm 2025 có chính sách hỗ trợ lâu dài; không giảm số biên chế của ngành y tế, đánh giá lại khả năng tự chủ của các đơn vị để cấp kinh phí hoạt động phù hợp. Bên cạnh đó, có giải pháp hỗ trợ cho các đơn vị tự chủ chi thường xuyên về việc trích lập nguồn cải cách tiền lương để đảm bảo thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế.
Qua theo dõi thông tin của một cuộc điều tra xã hội và những trao đổi thực tế với cán bộ y tế, bác sĩ trẻ, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho rằng, khi người thầy thuốc, bác sĩ chọn đi theo ngành y thì quan niệm sống của họ là cứu người, không có gì làm thay điều này. Nếu rời bỏ công việc cứu người trong lúc này, chắc hẳn họ đau xót. Lương quan trọng nhưng tình cảm, môi trường làm việc, môi trường cống hiến cũng rất quan trọng. Một trong những "vaccine của ngành y tế" hiện nay là điểm tựa tinh thần.
"Khi cường công việc cao độ cao cần người lãnh đạo chia sẻ, thấu cảm, tạo điều kiện. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần làm điểm tựa cho anh em "chiến đấu"; cần tiếp thêm tinh thần, năng lượng, chia sẻ tình cảm thì chúng ta mới đủ sức vượt qua được", Bí Thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ.
Lương bác sĩ ra trường chưa đến 5 triệu và 8 nguyên nhân khiến gần 9.400 nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc Theo Công đoàn y tế Việt Nam, sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, lương của bác sĩ chỉ 3.486.000 đồng, cộng thêm phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì tổng mức thu nhập là 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế). Công đoàn Y...