TP Hồ Chí Minh: Không yêu cầu các địa phương tạm dừng tiêm vaccine Pfizer
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 28/9, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẳng định, Sở Y tế chưa có văn bản yêu cầu các quận, huyện ngưng tiêm vaccine Pfizer như báo chí phản ánh.
Hiện TP Hồ Chí Minh đã nhận được 640.000 liều vaccine Pfizer từ Bộ Y tế, đã phân bổ về cho các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. “Việc tạm ngưng tiêm vaccine này chỉ là thông tin chỉ đạo điều hành nhằm mục đích chấn chỉnh lại việc quản lý, điều hành tại một số địa phương”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết.
TP Hồ Chí Minh đang tăng tốc tiêm mũi 2 cho người dân từ 50 tuổi trở lên.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh thông tin thêm, đây là vấn đề nội bộ và qua việc rà soát lại các trạm y tế lưu động cũng như các điểm tiêm, Thành phố sẽ tăng cường lực lượng cho công tác xét nghiệm theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tổ chức lại lực lượng để nâng tỷ lệ tiêm mũi 2.
Video đang HOT
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh, đến hết ngày 27/9, Thành phố đã tiêm được 9.777.840 mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó, tổng số mũi 1 là 6.824.718, mũi 2 là 2.953.122. “Hiện đã có 100% người trên 50 tuổi tại TP Hồ Chí Minh đã tiêm mũi 1 và số người được tiêm mũi 2 đạt 48%”, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết.
Hôm nay, đã hai ngày liên tiếp số ca nhập viện tại TP Hồ Chí Minh đã thấp hơn số ca xuất viện. Cụ thể, trong ngày 27/9, Thành phố có 2.674 bệnh nhân nhập viện và 3.131 bệnh nhân xuất viện. Bên cạnh đó, bệnh nhân nặng phải thở máy cũng đã liên tục giảm trong những ngày gần đây.
Liên quan đến 150.000 trường hợp F0 test nhanh chưa được cấp mã số, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, đối với trường hợp này, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho các trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức tiến hành rà soát lại và sẽ có báo cáo với Bộ Y tế.
TP Hồ Chí Minh: Đặt lịch cho người bị hoãn tiêm vaccine COVID-19
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành; bệnh viện công lập, ngoài công lập; phòng khám đa khoa, chuyên khoa; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và quận, huyện, yêu cầu các điểm tiêm chủng giải thích, lên lịch hẹn và chuyển tuyến cho những người buộc phải trì hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các y bác sỹ Quận 3 tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người trên 65 tuổi trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại điểm tiêm trường tiểu học Trần Quốc Thảo. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Theo Sở Y tế, trong quá trình tổ chức tiêm chủng, cơ quan này ghi nhận nhiều trường hợp bị trì hoãn tiêm chủng hoặc cần chuyển vào bệnh viện nhưng không được hướng dẫn, theo dõi và hẹn lịch tiêm tiếp theo.
Nhằm hỗ trợ người dân được tiêm vaccine đầy đủ, đảm bảo những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng được theo dõi và sắp xếp tiêm chủng khi có đủ điều kiện, Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở tiêm chủng chỉ đạo các đội tiêm, nhân viên y tế phụ trách khám sàng lọc xác định đúng nhóm trì hoãn tiêm chủng, giải thích rõ cho người đi tiêm về nguyên nhân trì hoãn tiêm.
Theo đó, đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính...), đội tiêm có trách nhiệm hướng dẫn người dân thời điểm có thể trở lại điểm tiêm để đánh giá, nếu tình trạng sức khỏe ổn định hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vaccine.
Đối với những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm thì đã có quy định là họ có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiệm tại bệnh viện, cơ sở điều trị. Các đơn vị cần tăng cường đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe của người đến tiêm, xử trí chuyên môn để tạo điều kiện cho người dân được tiêm ngay tại chỗ.
Đối với người có bất thường về mạch, huyết áp thì tùy theo năng lực và phạm vị chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc, điều kiện thực tế của điểm tiêm mà có thể được xử trí theo phác đồ điều trị, nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì họ được tiêm vaccine.
Đối với những trường hợp tiêm tại điểm tiêm ngoài bệnh viện, nếu đội tiêm đánh giá bắt buộc phải chuyển tuyến tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện thì người cần tiêm được chuyển đến bệnh viện phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trong đó, đội tiêm cần giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển.
Đồng thời, lực lượng chức năng cần cung cấp cho người dân một bản Phiếu sàng lọc trước tiêm vaccine phòng COVID-19, lưu ý ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến và lý do chuyển tiêm chủng để làm căn cứ cho người dân đến tiệm tại bệnh viện.
Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện tích cực tiếp nhận người được chuyển tuyến và thực hiện tiêm vaccine. Nếu ghi nhận việc chuyển tuyến không hợp lý thì bệnh viện vẫn cần tiêm vaccine cho người dân, đồng thời chủ động phản hồi với trung tâm y tế, nơi đề nghị chuyển tuyến để rút kinh nghiệm với đội tiêm.
Theo số liệu của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt tiêm chủng thứ 5, từ ngày 22/7 đến nay, thành phố đã tiêm được 2.295.773 người. Sáng 9/8, Bộ Y tế đã bổ sung cho Thành phố Hồ Chí Minh 600.000 liều vaccine Astra Zeneca để tiếp tục triển khai việc tiêm chủng.
1,9 triệu người TP HCM trên 50 tuổi cần tiêm vaccine Covid-19 Thống kê của Chi cục dân số đến ngày 30/6, TP HCM có 1,9 triệu người trên 50 tuổi, chiếm khoảng 20% tổng dân số (9,1 triệu), trong diện cần tiêm vaccine song hiện chưa rõ bao nhiêu người đã được tiêm. Ông Nguyễn Hồng Tâm, phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết thông...