TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp để người lao động không mất việc
Thành phố Hồ Chí Minh đang tìm mọi cách để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) không phá sản, ngừng hoạt động… nhằm giúp người lao động không bị sa thải, mất việc làm hàng loạt.
Người lao động làm hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, theo khảo sát của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh tại 16.300 DN cho thấy, có gần 14.000 DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, các DN dịch vụ, lưu trú, vận tải, du lịch, da giày, dệt may, sản xuất trang phục, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ… chịu ảnh hưởng nặng nhất và phải sa thải hàng ngàn lao động. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, TP Hồ Chí Minh có hơn 327.000 lao động bị mất việc và dự kiến 6 tháng cuối năm có khoảng 180.000 lao động của 5.000 doanh nghiệp bị ngừng việc.
“Đây là tình huống xấu nhất trong hai kịch bản mà Sở đã đưa ra tham mưu cho UBND TP Hồ Chí Minh và phương án ngăn chặn tình trạng lao động mất việc trong những tháng cuối năm. Theo đó, TP Hồ Chí Minh tập trung vào giải pháp hỗ trợ DN duy trì sản xuất để DN không sa thải hàng loạt lao động”, ông Lê Minh Tấn nói.
Video đang HOT
Để tiếp tục hỗ trợ DN không phá sản, người lao động không bị mất việc, ông Lê Minh Tấn cho biết UBND TP Hồ Chí Minh đã tập trung vào các giải pháp hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp, giãn và gia hạn thời gian đóng BHXH, giảm tiền thuê đất, thuế…
Ngoài ra, UBND TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh cũng đề xuất cho những doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ không phải chứng minh tài chính mà chỉ cần báo cáo doanh thu giảm 20-30% trong quý 1 năm 2020 so với quý 4 năm 2019. Riêng với người lao động chỉ cần đóng BHXH đến ngày 23/3 là đủ điều kiện nhận hỗ trợ mất việc do tác động của dịch bệnh mà không phải buộc đóng đến ngày 31/3.
“Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng đã giao Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố tham mưu, đề xuất gói hỗ trợ thứ 2 cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Chính sách hỗ trợ đợt 2 sẽ tập trung cho các ngành nghề bị tác động nặng nề như: du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vận tải và dịch vụ liên quan du lịch… UBND TP Hồ Chí Minh cũng kỳ vọng với gói hỗ trợ thứ hai này sẽ giúp DN “sống sót” và người lao động cũng “cầm cự” được qua mùa dịch bệnh COVID-19″, ông Lê Minh Tấn cho biết thêm.
Chính thức đề xuất thêm gói hỗ trợ 18.600 tỷ đồng cho DN, NLĐ gặp khó khăn do Covid-19
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) ngày 25/8 cho biết, Bộ vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất gói hỗ trợ lần 2 dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do đại dịch này.
Hình minh họa.
Kinh phí của gói hỗ trợ lần 2 này theo đề xuất là 18.600 tỷ đồng nhằm hỗ trợ về chính sách tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì, mở rộng việc làm và hỗ trợ trực tiếp người lao động gặp khó khăn.
Trong đó, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh sẽ hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động vay vốn ưu đãi để khôi phục, duy trì và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tạo, duy trì và mở rộng việc làm.
Đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã và hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn.
Mức vay tối đa đối với cơ sở sản xuất kinh doanh 2 tỷ đồng, đối với người lao động 100 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất là 12 tháng đối với các khoản vay mới. Thời gian áp dụng đối với các khoản vay mới phát sinh từ ngày 1/9/2020 đến ngày 1/9/2021. Lãi suất vay 3,96%/năm, bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo. Kinh phí ước tính là 15.000 tỷ đồng.
Bộ LĐ, TB&XH cũng đề xuất chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn (tiền thuê nhà, chi phí nuôi con dưới 6 tuổi).
Đối tượng là người lao động đang phải thuê nhà và (hoặc) nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc làm hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc đối với lao động có giao kết hợp đồng lao động. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng hoặc 1 triệu đồng/trẻ em dưới 6 tuổi; hỗ trợ tối đa 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020. Kinh phí ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng.
Bộ LĐTB&XH cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giảm lãi suất vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội xuống bằng 50% lãi suất cho vay hộ cận nghèo.
Gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ trả lương người lao động: Doanh nghiệp than khó Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính, được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với lãi suất 0%, để trả lương...