TP Hồ Chí Minh: Hấp dẫn với ‘Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện và nghĩa tình’
Chương trình du lịch “ Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện và nghĩa tình” sẽ đưa du khách trải nghiệm Củ Chi bằng ca nô, đạp xe qua những cánh đồng lúa, vườn trái cây và nghe đờn ca tài tử.
Du khách tham quan, trải nghiệm chương trình du lịch mới tại huyện Củ Chi trong ngày 28/5.
Ngày 28/5, UBND huyện Củ Chi phối hợp với Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh công bố chương trình du lịch mới có tên “Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện và nghĩa tình” nhằm chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022) và 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2022), đồng thời hưởng ứng Chương trình “TP Hồ Chí Minh chào đón bạn – Welcome to Ho Chi Minh City”.
Ông Lê Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, trong năm 2022, mục tiêu trọng tâm của huyện là khôi phục, phát triển ngành du lịch theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, cụ thể là sản phẩm du lịch nông nghiệp. “Đa số người dân Củ Chi sinh sống bằng nghề làm nông nghiệp vì vậy việc phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp sẽ tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện”, ông Lê Đình Đức cho biết.
“Hiện nay, huyện có đầy đủ điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý và tiềm năng để phát du lịch, bởi Củ Chi có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều vùng trồng cây ăn trái và có các địa điểm lịch sử cách mạng… Thực tế, vừa qua, nhiều xã nông nghiệp tại Củ Chi đã liên kết với các công ty du lịch lớn để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng… Sắp tới, để đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, huyện cũng sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa, lịch sử, giao lưu văn hóa giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện; tiếp tục phát triển đa dạng các ngành nghề, các điểm đến, khu lưu trú để phục vụ nhiều du khách; tiếp tục nâng cấp chất lượng lễ hội, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn để nâng chất của các điểm đến tại huyện Củ Chi”, ông Lê Đình Đức cho biết thêm.
Tham gia chương trình “Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện và nghĩa tình”, du khách sẽ xuất phát tại Địa đạo Bến Dược. Tại đây, du khách sẽ dâng hương tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh tại Đền Bến Dược, sau đó di chuyển trên sông Sài Gòn bằng ca nô để đến với Tổ hợp tác xã vườn trái cây Trung An (xã Trung An). Lên bến Trung An, du khách sẽ đi xe đạp hoặc xe ngựa quanh khu vực Tổ hợp tác xã vườn trái cây Trung An và nghỉ ngơi tại các nhà vườn để thưởng thức các loại trái cây (măng cụt, chôm chôm…), xem các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện Củ Chi và nghe đờn ca tài tử ngay tại vườn.
Vừa hái trái cây tại vườn Chín Quến (xã Trung An, huyện Củ Chi), chị Nguyễn Thị Hồng, ngụ tại Quận 12 cho biết: “Tham quan tại Củ Chi, chúng tôi được ăn chôm chôm thỏa thích do chính tay mình hái và được thưởng thức đặc sản rau móp chua, cháo lươn môn, khoai mì hấp nước cốt dừa… trong không gian ngập tràn cây cối xanh tươi. Ngoài ra, chúng tôi còn vừa được ăn trái cây, được nghe đờn ca tài tử ngay tại vườn. Đây là những điều mà lần đầu chúng tôi được trải nghiệm nên thấy rất thú vị. Chúng tôi không ngờ ở TP Hồ Chí Minh cũng có những vườn trái cây sum suê như ở các nhà vườn của các tỉnh miền Tây”.
Video đang HOT
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh du lịch đặc sắc tại huyện Củ Chi:
Du khách dâng hương tại Đền tưởng niệm Bến Dược trước khi tham gia chương trình “Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện và nghĩa tình” .
Sau khi dâng hương tại Đền tưởng niệm Bến Dược, du khách sẽ lên ca nô bắt đầu trải nghiệm các điểm du lịch mới của huyện Củ Chi.
Mỗi chiếc ca nô chạy trên sông Sài Gòn có sức chứa từ 6-12 người. Trên ca nô, du khách có thời gian ngắm các quang cảnh thiên nhiên ở hai bên bờ sông.
Sau gần 45 phút đi ca nô, du khách sẽ đến với những vườn trái cây tại xã Trung An, huyện Củ Chi.
Tại đây, du khách có thể chọn tham quan những cánh đồng lúa hoặc vườn trái cây bằng xe đạp.
Hoặc đi bằng xe ngựa từ bến đò Thầy Tám Tắc – đường Sông Lu – đường Đỗ Thị Nhặt và đi quanh khu vực Tổ hợp tác xã vườn trái cây Trung An.
Nhiều du khách thích thú với cảm giác đi xe ngựa giữa những con đường đất của xã Trung An.
Xã Trung An, huyện Củ Chi hiện có hơn 30 hộ dân có vườn cây ăn trái như: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… đang vào mùa.
Những ca sĩ “cây nhà lá vườn” phục vụ du khách khi đến tham quan vườn trái cây tại xã Trung An.
Tiền Giang: Phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch
Đi trước, đón đầu trong phát triển du lịch và sản phẩm du lịch, nhiều hợp tác xã (HTX) ở Tiền Giang đã mạnh dạn đầu tư phát triển nhăm nâng cao nguồn thu nhập.
Trong năm 2021 và Quý 1 năm 2022, Tiền Giang đã thành lập mới 23 hợp tác xã (trong đó có 19 hợp tác xã nông nghiệp và 4 hợp tác xã vận tải), giải thể 1 hợp tác xã. Đến nay, toàn tỉnh có 247 hợp tác xã các loại; thu hút 87.301 thành viên tham gia, tăng 8.116 thành viên so với cuối năm 2020; tạo việc làm cho 30.634 lao động, tăng 3.347 lao động; tổng doanh thu trên 2.651 tỷ đồng, lợi nhuận trên 73 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP),... các hợp tác xã được hỗ trợ để tổ chức lại sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, tham gia mô hình cánh đồng lớn, mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo hướng VietGAP, GlobalGAP.
Mô hình HTX chăn nuôi dê sữa kết hợp với phát triển du lịch.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện một số mô hình hợp tác xã thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, nổi bật như Hợp tác xã Thương mại - dịch vụ Phường 1, Hợp tác xã Rạch Gầm, Hợp tác xã Mỹ Tịnh An, Mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau an toàn, mô hình hợp tác xã phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và kết hợp với du lịch nông thôn.
Bà Lê Khắc Đông Nghi, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Đông Nghi cho biết, ngày nay người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm mới lạ có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Sản phẩm từ sữa của HTX được thị trường trong nước ưa chuộng.
Du khách đến với Tiền Giang đều thích thú tham quan những khu chăn nuôi, vườn trái cây,...
Hiện HTX đã ký hợp đồng cung ứng thường xuyên các sản phẩm sữa chua, bánh flan cho các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Sau thành công của sản xuất dê giống và các sản phẩm từ sữa dê, HTX bắt đầu mở thêm mô hình du lịch nông nghiệp.
Với diện tích hơn 25.000m2, HTX Đông Nghi được chia thành 3 khu vực: khu vực trồng cỏ trải dài hơn 20.000m2, khu trang trại nuôi hơn 300 con dê sữa Saanen và Nhà chờ đón khách với sức chứa 500 khách rất thuận lợi cho du khách đến tham quan, trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm từ sữa dê.
Vé tham quan vào nông trại là 40 nghìn đồng/ người. Để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, thu hút du khách, HTX sẽ tiến hành phối hợp với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
Miền Trung mở 'chiến dịch' hút khách du lịch Để chuẩn bị đón làn sóng du khách trở lại, ngay từ khi Chính phủ đồng ý mở cửa, nhiều tỉnh, thành miền Trung lập tức mở "chiến dịch" kích cầu du lịch. Đà Nẵng, Huế: Kích cầu đón khách quốc tế UBND thành phố Đà Nẵng ban hành phương án "Tổ chức trở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình...