TP Hồ Chí Minh: Hàng ngàn việc làm Tết chờ sinh viên, người lao động
Những ngày này, thị trường lao động tại TP Hồ Chí Minh đang khá sôi động vì nhu cầu tìm việc và tìm người lao động trong dịp Tết tăng cao.
Cuối năm, các nhà hàng, dịch vụ, siêu thị đều có nhu cầu tuyển lao động làm thêm giờ.
Nhiều việc thu nhập cao
Hiện nay, các doanh nghiệp, đơn vị tại TP Hồ Chí Minh đang đăng tin tuyển dụng lao động dịp Tết 2022, tuy nhiên vẫn rất khó tuyển lao động. Nguyên nhân, sau đợt dịch COVID-19 thứ tư, nhiều lao động đã quyết định về quê và không trở lại làm việc.
Anh Nguyễn Tấn Lợi, phụ trách bộ phận tuyển dụng nhân sự Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam, thành phố Thủ Đức, cho biết: “Công ty chúng tôi đang cần tuyển gấp 100 nam, nữ (từ 18 tuổi trở lên) để phục vụ thị trường cao điểm Tết. Công việc cụ thể, nhân viên bán hàng tại các siêu thị mini ở TP Hồ Chí Minh. Thời gian làm việc theo ca (8 tiếng/ca) với mức thu nhập 31.000 đồng/giờ.
“Chúng tôi đang rất cần nhân sự để làm việc trong dịp tết nên khi mọi người liên hệ, đồng ý là vào làm việc ngay chứ không có sự chờ đợi gì. Tuy nhiên, so với năm ngoái lượng lao động ứng tuyển không cao do người dân đã về quê đón Tết từ sớm”, anh Lợi nói.
Trong khi đó, chị Lê Nhật Khánh Hà, phụ trách bộ phận tuyển dụng nhân sự Công ty Abbott Việt Nam, Quận 1, cho biết công ty đang tuyển gấp 100 nhân viên bán hàng (nam, nữ từ 18 tuổi trở lên) với mức lương thỏa thuận. Ngoài mức lương, người lao động còn được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của công ty.
Tương tự, anh Trường Đức Phúc, phụ trách bộ phận tuyển dụng nhân sự cửa hàng Viettel (348 Phạm Hùng, P.5, Quận 8) cũng cho biết: “Chúng tôi đang cần tuyển gấp 20 nam, nữ giao dịch viên làm việc hành chính hoặc làm theo ca tại cửa hàng Viettel. Yêu cầu, ứng viên tốt nghiệp từ lớp 9 trở lên, biết sử dụng máy vi tính và có khả năng giao tiếp tốt. Mức lương 7 triệu đồng/tháng, kèm theo đó là được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định”.
Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều người lao động, sinh viên cũng đến các chương trình “Việc làm thời vụ Tết 2022″ để có thể kết nối phỏng vấn trực tuyến với đơn vị tuyển dụng, cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ đang dần tăng khi Tết Nguyên đán đến gần.
Em Lê Hải Tiến, sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho biết: “Thông thường, dịp cuối năm thường dễ tìm việc làm thêm với mức lương cao. Vì vậy, tranh thủ ngoài thời gian học tập, em đã tìm được việc làm thời vụ tại một cửa hàng tiện lợi. Đó là, công việc đóng gói các món quà lưu niệm, sắp xếp các giỏ quà tặng trong dịp trước Tết Nguyên đán. Thời gian làm việc từ 8 giờ đến khoảng 11 giờ, mỗi ngày em sẽ nhận được thù lao gần 250.000 đồng”.
Theo Hải Tiến, càng gần Tết Nguyên đán, các siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh rao tuyển rất nhiều việc làm thời vụ để sinh viên lựa chọn. So với năm ngoái, năm nay mức lương đã tăng thêm khoảng 10% để thu hút người lao động làm việc và gắn bó với các doanh nghiệp tuyển dụng. Để tìm được lao động, doanh nghiệp ngoài rao tuyển trên các trang mạng xã hội, các đơn vị còn rao tuyển tại các trung tâm dịch vụ việc làm để tạo thêm nhiều cơ hội cho những người muốn tìm việc làm tạm thời trong khi hoàn tất chương trình học tập hoặc chờ đợi cơ hội việc làm ổn định, phù hợp hơn trong năm mới.
3.000 đầu việc dành cho sinh viên, học sinh
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Diễm, Phó phòng tổ chức-Hành chính, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí Minh cho biết, trung tâm đang triển khai hoạt động cao điểm tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên trong dịp tết từ nay cho đến 23/1. Hiện tại, trung tâm đã nhận được nhu cầu tuyển dụng của 300 công ty, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh với chỉ tiêu tuyển dụng hơn 3.000 đầu việc đang chờ các bạn sinh viên, học sinh và người lao động. Các việc làm được tuyển dụng nhiều như: nhân viên lên đơn hàng, gói quà tết, chế biến thực phẩm tại siêu thị, tặng mẫu thử sản phẩm, tư vấn bán hàng tại trung tâm thương mại, siêu thị…
Nhiều lao động ngoại tỉnh chưa về quê đón Tết mà tranh thủ các lễ hội để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Theo đó, mức thu nhập trung bình từ 25.000 – 120.000 đồng/giờ hoặc 240.000 – 600.000 đồng/ngày (8-10 giờ), một số đơn vị trả lương cao vì thiếu lao động và khối lượng công việc lớn. Nếu sinh viên ở lại TP Hồ Chí Minh làm việc trong các ngày tết thì một số doanh nghiệp trả lương cao gấp 3 ngày thường hoặc tặng quà, lì xì…
Tương tự, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, dự kiến trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần tuyển khoảng 30.000 lao động và từ khoảng 75.000 lao động sau Tết. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề có xu hướng tăng trong các ngành: Công nghệ thông tin, điện – điện tử; chế biến thực phẩm, xây dựng; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; kinh doanh – bán hàng; marketing; tư vấn – chăm sóc khách hàng; du lịch; khách sạn… Nhu cầu nhân lực ở trình độ đại học chiếm 21%, cao đẳng chiếm 18%, trung cấp chiếm 22%, sơ cấp chiếm 25% và lao động chưa qua đào tạo chiếm 14%.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết sau thời gian giãn cách xã hội, các doanh nghiệp hầu như đã khôi phục sản xuất và đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động để hoàn thành đơn hàng dịp cuối năm. Do đó, trước Tết Nguyên đán, tổng nhu cầu của các doanh nghiệp cần khoảng 30.000 lao động phổ thông và có tay nghề. Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán sẽ có một bộ phận lao động về quê, có người trở lại muộn hoặc không quay lại thành phố nên dự kiến sau Tết, các doanh nghiệp cần khoảng 70.000 – 75.000 lao động (khoảng 30% lao động tay nghề), bù vào sự thiếu hụt nói trên.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trưởng phòng Dịch vụ việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, thông qua đơn vị, đang có rất nhiều doanh nghiệp nhờ làm cầu nối tuyển dụng lao động làm việc mùa Tết với mức thu nhập khá tốt, kèm theo đó là đầy đủ các chế độ. So với năm ngoái, thị trường lao động sôi động nhất trong năm rơi vào thời điểm trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay lại không như cùng kỳ các năm trước vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên người lao động cũng đã về quê sớm.
Dịp cuối năm, nghề lặt lá mai cũng trở nên “hot” đối với lao động phổ thông.
“Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều là dệt may, điện – điện tử, bán hàng, lao động phổ thông…, đặc biệt là các công việc thời vụ Tết. Phía Trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh hiện đẩy mạnh tổ chức các phiên sàn giao dịch việc làm trực tuyến (www.vieclamhcm.net) để người lao động và doanh nghiệp đăng nhập vào website và kết nối trực tiếp với nhau, rút ngắn thời gian và chi phí đi lại”, chị Thanh Thảo nói.
Trong khi đó, đại diện Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, với tốc độ phục hồi kinh tế nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì 3 tháng trước và sau Tết Nguyên đán, TP Hồ Chí Minh sẽ cần số lượng nhân lực đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, hiện nay cũng có hàng ngàn sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường gồm các bậc đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng. Dự kiến, năm 2022, lực lượng lao động của thành phố sẽ đạt mức gần 5 triệu người. Trong đó, hơn 3 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp với các mức thu nhập từ 6 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng tháng, tùy vị trí công việc.
Rà từng ngõ nhắc lao động đăng ký gói hỗ trợ 500.000 đồng
Sau một tuần triển khai chính sách hỗ trợ 500.000 đồng cho lao động, sinh viên, Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội nhận hơn 180.000 đơn đăng ký.
Chiều 16/9, đơn đăng ký gửi về cơ quan Mặt trận tiếp tục tăng khi các quận, huyện vẫn đang rà soát hồ sơ và liên tục bổ sung danh sách. Số đơn gửi về lớn do thủ tục đăng ký nhận hỗ trợ 500.000 đồng đơn giản, không phân biệt hộ khẩu hay người chưa đăng ký tạm trú.
Mặt trận thành phố sẽ kiểm tra lại một lượt nữa thông tin trước khi cấp kinh phí. Một số đơn chưa rõ ràng có thể bị trả về, yêu cầu kiểm tra lại hoặc bổ sung thông tin cho người lao động chứ không loại bỏ. Song hồ sơ cơ bản đã qua nhiều cấp xét duyệt nên đều sẽ được hỗ trợ.
Hai nữ cán bộ Tổ dân phố 22, phường Quan Hoa tìm đến tận khu trọ rà soát người lao động, sinh viên khó khăn để làm đơn đăng ký nhận hỗ trợ 500.000 đồng, chiều tối 15/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Hai ngày qua, chị Đoàn Thị Thanh Nhi và bà Phạm Thị Hằng, cán bộ Tổ dân phố 22, phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) nhiều lần đi gõ cửa từng nhà trọ, kiểm tra xem còn ai trong diện đủ điều kiện chưa làm đơn đăng ký.
"Em ơi, cháu ơi, lấy đơn đăng ký nhận 500.000 đồng chưa?", "Còn bạn nào trong khu trọ chưa lấy giấy không?", tiếng gọi vọng lên trong ngách 40, ngõ 79 Dương Quảng Hàm. Tổ dân phố có gần 300 hộ, chủ yếu là chung cư mini, khu phòng trọ cho người lao động, sinh viên thuê. Bấm chuông cửa mấy lần không thấy ai, chị Nhi lần tìm số điện thoại gọi người thuê phòng quen xuống.
Chị Lê Thu Thủy, người thuê trọ, cho biết trong nhà đều đã làm xong đơn cách đây ba hôm, không còn sót ai. Bốn phòng trọ với 5 người ở yên trong nhà suốt hai tháng qua, chỉ 2 trong số đó làm việc online, còn lại đều đang thất nghiệp.
Ở trọ lâu, Thủy trở thành người kết nối của cán bộ tổ dân phố với lao động, sinh viên thuê nhà. Trong đợt dịch, có quà hỗ trợ của phường hay thông báo đi xét nghiệm, tiêm vaccine, chị Nhi đều nhắn tin cho Thủy báo người thuê lên danh sách. Hai tháng qua, xóm trọ nhận hai lần nhu yếu phẩm và mong chờ sẽ nhận được tiếp đợt này. Họ cũng đã tiêm xong mũi 1 vaccine, xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại phường.
Một dãy khác có 28 phòng trọ, 30 người ở lại nhưng chỉ có 3 người đi làm gồm một nhân viên ngân hàng và hai lao động trong doanh nghiệp nước ngoài. Hỏi thông tin một lượt nữa từ người quản lý, chị Nhi chắc chắn những người dừng việc đều đã nộp đơn đăng ký, mới yên tâm rời đi.
Có những dãy trọ, chị Nhi, bà Hằng phải rà đi rà lại mấy lần vì sợ bỏ sót. Bởi khi tổ dân phố tìm đến, thì họ đi tiêm phòng, hoặc đi chợ, không gặp được. Tự tin từng học luật, nhưng nhiều lúc chị Thanh Nhi phải trổ hết khả năng ăn nói để thuyết phục người khó khăn thực sự đăng ký hỗ trợ. Có người từng làm hồ sơ xin trợ cấp gói trước nhưng không được hưởng vì vướng mắc khâu nào đó, nên giờ nản lòng. Chị lại bày cách kê rõ thông tin, khó khăn ra sao, vì lần này không cần thêm bất kỳ giấy tờ gì, thậm chí cả photo chứng minh thư.
"Các trường hợp đó khó khăn thực sự và chưa được hỗ trợ tiền mặt, tổ dân phố đều nắm rõ và xác nhận danh sách để chuyển lên phường", chị giải thích.
Ông Thái Chung, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận Tổ 22 , nói cán bộ tổ dân phố xuống tận nơi, mắt thấy tai nghe hoàn cảnh người lao động, xét duyệt sẽ nhanh hơn. Theo ông, nhiều lao động, sinh viên thuê trọ thường không đăng ký tạm trú và sẽ thiệt thòi khi chính quyền triển khai các gói an sinh xã hội. Trong đợt dịch này, nếu có tạm trú, người lao động sẽ được hưởng gói hỗ trợ khác cao hơn so với gói 500.000 đồng này. Vì vậy, ông khuyến cáo người thuê trọ khi hết giãn cách nên ra công an phường để làm tạm trú.
Nhận đơn ngày nào, tổ dân phố sẽ xét duyệt luôn ngày đó. Đơn chưa rõ thông tin, cán bộ tổ trả về, nhắn người lao động kê cụ thể hơn. Ông Chung nhờ hai sinh viên thạo máy tính nhập dữ liệu rồi chuyển luôn lên phường, tránh cho cán bộ mặt trận quá tải. Tính tới chiều 16/9, Tổ dân phố 22 xét duyệt được 323 đơn đăng ký. Một số đơn bị loại do người lao động đã được nhận hỗ trợ từ gói khác hoặc nhóm đăng ký không hợp lệ.
"Số tiền 500.000 đồng không lớn, nhưng đến với người lao động thời điểm này cực kỳ quan trọng. Nhiều người nói với tôi nếu được nhận, họ sẽ để dành làm lộ phí về quê sau hai tháng mất việc", ông Chung kể.
Cán bộ Tổ dân phố 1, phường Phú Đô hướng dẫn sinh viên thuê trọ ghi cụ thể thông tin, hoàn cảnh khó khăn trước khi nộp đơn, chiều 14/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Theo công văn của Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, các đơn vị thống kê và gửi danh sách về trong ngày 14/9, nên trong khi một số địa bàn, cán bộ tổ dân phố đang rà tìm từng người để "mời" đăng ký hỗ trợ, thì nhiều nơi đã "chốt sổ".
Tối 14/9, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, tạm dừng việc tiếp nhận đơn đăng ký của người lao động, sinh viên. Trước đó, phường in mẫu đơn và gửi xuống cho các tổ để phát cho người có nhu cầu. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Phú Đô cho biết sau khi rà soát, xét duyệt đã chuyển lên quận Nam Từ Liêm 439 trường hợp, trong đó có 201 đơn của sinh viên và 238 người lao động.
Một số địa bàn có số lượng đăng ký đông như Tổ dân phố 1 nhận gần nghìn đơn sau hai ngày, xấp xỉ số người thuê trọ trên địa bàn. Trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, tổ dân phố đã lọc và nộp lên phường 700 đơn.
Ông Ngô Văn Ký, Tổ trưởng dân phố 2, phường Phú Đô, nói thời gian để hoàn tất thủ tục quá gấp gáp. Hôm trước thống kê danh sách, ngày hôm sau đã phải nộp nên không kịp, nhiều người dân chưa biết để đăng ký. "Sinh viên còn dễ rà soát, nhưng người đi làm thì rất khó, không có thời gian để đối chứng khi làm gấp rút như vậy", ông nói.
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc một phường thuộc quận Hà Đông, cho biết quận "vùng đỏ", nên cán bộ tổ dân phố đang bị quá tải, không đủ thời gian thống kê hết chỉ trong 2- 3 ngày cho kịp thời hạn. Mặt trận phường liên tục đôn đốc, nhưng tổ dân phố làm không xuể khi địa bàn cùng lúc tiêm, xét nghiệm, hỗ trợ an sinh và phòng chống dịch. Theo ông, từ nay đến 21/9, Ủy ban Mặt trận TP Hà Nội nên tạo điều kiện tiếp nhận hồ sơ để cấp cơ sở rà soát thêm, không bỏ sót người khó khăn.
Theo bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, thông báo đến ngày 14/9 là hoàn thành đợt thống kê đầu tiên để các đơn vị sớm chuyển danh sách về, thành phố cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời chứ không phải "khóa sổ". Dự kiến đến 21/9 khi thành phố kết thúc Chỉ thị 16 mới dừng tiếp nhận đơn đợt này. Thực tế nhiều địa bàn xử lý linh hoạt, vẫn rà soát tiếp và liên tục bổ sung sau thời điểm ấn định trong công văn.
"Mặt trận thành phố vẫn tiếp nhận vì biết cấp cơ sở đang quá nhiều việc", bà Hương nói.
Lãnh đạo cơ quan này cho biết thêm, tiền hỗ trợ từ vận động xã hội hóa nên phụ thuộc vào nguồn lực đang có. Song số lượng đăng ký cho thấy nhu cầu lao động cần hỗ trợ rất lớn. Sau ngày 21/9, nếu nguồn lực vẫn còn, Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội sẽ tiếp tục thống kê và hỗ trợ bằng tiền mặt đợt 2. Danh sách hỗ trợ sẽ được công khai.
Chính sách hỗ trợ 500.000 đồng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội dành cho lao động bị dừng việc, mất việc làm trong thời gian Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, tính từ ngày 24/7 đến hết giãn cách xã hội; sinh viên thuê trọ khó khăn; người nước ngoài có nhu cầu được hỗ trợ.
Các nhóm trên liên hệ tổ trưởng dân phố hoặc làm đơn theo mẫu, có đóng dấu của Ủy ban MTTQ xã, phường. Cấp này tổng hợp rồi gửi lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã trong ngày 14/9. Mặt trận cấp thành phố căn cứ đề nghị để chuyển kinh phí về. Nguồn hỗ trợ trích từ Quỹ phòng chống Covid-19 của Hà Nội.
Tiền hỗ trợ đến với sinh viên nghèo, lao động không tạm trú ở Hà Nội Nhiều sinh viên, người lao động ngoại tỉnh không có tạm trú đang được các tổ trưởng dân phố ở Hà Nội vận động, hướng dẫn làm hồ sơ nhận hỗ trợ 500.000 đồng. Số tiền đủ để một người "ăn dè" được nửa tháng. Nhiều bạn trẻ nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ 500.000 đồng ngay sau khi xét nghiệm COVID-19...