TP Hồ Chí Minh: Đợt triều cường cuối tháng 10 lên cao vượt báo động III
Theo bản tin dự báo đặc trưng thủy triều 5 ngày của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ ngày 22/10, dự báo mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai trong những ngày tới tại trạm Phú An – sông Sài Gòn và Nhà Bè (kênh Đồng Điền) lên theo kỳ triều cường đầu tháng 10 âm lịch.
Đỉnh triều đợt này có thể xuất hiện vào ngày 26 – 27/10 ở mức 1,70 – 1,75m (cao hơn báo động III 0,10-0,15m).
Xe container lưu thông qua đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP Hồ Chí Minh tạo thành những đợt sóng nối đuôi nhau đánh vào nhà dân (ảnh chụp ngày 11/10/2022 ). Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Cụ thể, mực nước tại trạm Phú An, ngày 23/10 (28/9 âm lịch) đạt mức 1,65m (lúc 4 giờ 00 phút); ngày 24/10 (29/9 âm lịch): 1,67m (lúc 4 giờ 30 phút); ngày 25/10 (1/10 âm lịch): 1,68m (lúc 5 giờ 00 phút) và 1,67m (16 giờ 30 phút); ngày 26/10 (2/10 âm lịch): 1,69m (lúc 5 giờ 00 phút) và 1,71m (17 giờ 30 phút).
Tương tự, tại trạm Nhà Bè, ngày 23/10, mực nước đạt 1,62 m ( lúc 3 giờ); ngày 24/10 đạt mức 16,4 m (lúc 3 giờ 30 phút); ngày 25/10 đạt mức 1,66m (lúc 4 giờ và 16 giờ); ngày 26/10 đạt mức 1,68m (lúc 5 giờ) và 1,70 m (lúc 17 giờ).
Trước diễn biến triều cường lên cao vào cuối tháng 10/2022, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự – Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện sẵn sàng phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện, thông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về diễn biến của đợt triều cường cho Nhân dân địa phương biết để chủ động ứng phó; chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát bờ bao, cống, cửa van ngăn triều xung yếu và chuẩn bị vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải đất, cát…) để kịp thời xử lý, gia cố bờ bao xung yếu ngay từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”, không để xảy ra tình trạng bể, tràn bờ bao, sự cố cửa van gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Ủy ban nhân dân Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, thiết bị kịp thời khắc phục sớm nhất nếu xảy ra sự cố thuộc các gói thầu của Dự án Bờ hữu ven sông Sài Gòn trên phạm vi địa bàn quản lý.
Cùng với đó, các địa phương, sở, ngành liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kịp thời xử lý các vị trí bờ bao, cống kiểm soát triều, kênh dẫn dòng xung yếu; vận hành hiệu quả các cửa xả, cống kiểm soát triều, trạm bơm; đồng thời, phối hợp với Công an Thành phố (lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố) bố trí máy bơm nước di động để kịp thời khắc phục các điểm ngập úng do triều cường gây ra. Đối với các tuyến đường ngập do triều cường, đề nghị các đơn vị có biện pháp đảm bảo an toàn (lắp biển cảnh báo, rào chắn, đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng…) nhằm tránh xảy ra tai nạn khi ngập úng.
Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố tổ chức các lực lượng cơ động điều tiết giao thông tại các khu vực trọng điểm bị ngập úng do triều cường gây ra.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thủy lợi miền Nam căn cứ vào tình hình thời tiết trên lưu vực, mực nước hồ, lưu lượng về hồ và diễn biến mực nước triều trên sông Sài Gòn phối hợp với Văn phòng thường trực Ban để kịp thời đề xuất Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự – Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố trong việc vận hành hồ Dầu Tiếng nhằm đảm bảo an toàn công trình và giảm ngập lụt cho hạ du, tránh tổ hợp bất lợi do triều cường, mưa lớn kết hợp xả lũ cho khu vực hạ du.
Trước đó, vào đợt triều cường đầu tháng 10/2022, đỉnh triều trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai lên cao đạt mức 1,69 m (ngày 13/10), kết hợp với mưa lớn cũng đã khiến cho nhiều tuyến đường ở khu vực thấp trũng trên địa bàn các Quận 7, Quận 8, thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè… bị ngập sâu trong nước.
Ninh Thuận: Chủ động ứng phó, cảnh báo thiên tai mùa mưa lũ
Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, mưa bão khó lường gây ra, UBND tỉnh luôn chủ động công tác phòng, chống phù hợp với diễn biến của tình hình mưa lũ, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.
Hồ Tân Giang ở xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, đang mở hai van xả lũ để đảm bảo an toàn hồ chứa. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, khuyến cáo các hộ dân đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, khu vực ven sông suối, sạt lở đất, đá lăn...không được qua lại các khu vực nguy hiểm; cắm biển báo và tổ chức trực, hướng dẫn cụ thể để nhân dân thực hiện cảnh giác cao độ; đồng thời triển khai phương án bảo vệ trọng điểm vùng xung yếu, bảo đảm an toàn cho dân cư vùng ven sông, suối và xử lý kịp thời các sự cố để đảm bảo an toàn trên địa bàn quản lý.
Các đơn vị chức năng và chính quyền các địa phương ở Ninh Thuận đang theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, rà soát chủ động phương án sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi mưa lũ, ngập lụt; đồng thời chủ động bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng tổ chức cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận đã xác định rõ vùng, các khu vực trọng điểm thường xảy ra lũ quét. Cụ thể là khu vực đèo Ngoạn Mục, suối SaKai, suối Gia Chiêu, suối Tầm Ngân 1, thượng nguồn của các sông suối bắt nguồn từ Lâm Đồng về địa bàn các xã Lâm Sơn, Mỹ Sơn và Ma Nới, huyện Ninh Sơn; tại huyện Bác Ái đó là các xã Phước Chính, Phước Thành; Phước Bình; tại huyện Thuận Bắc là các xã Công Hải,xã Lợi Hải xã Bắc Phong và Phước Kháng.
Các khu vực trọng điểm thường xảy sạt lở đất, đá là ở xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn; tuyến đường tỉnh lộ 701 trên địa bàn xã Phước Dinh, (đường ven biển đoạn Mũi Dinh đi Cà Ná) của huyện Thuận Nam; tuyến đường xã Phước Thành và xã Phước Chiến; đoạn đường khu vực núi xuống Bình Tiên xã Công Hải, huyện Thuận Bắc; tuyến đường tỉnh lộ 706, đoạn đường từ xã Phước Thành, huyện Bác Ái đến xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc; tuyến đường tỉnh lộ 707, đoạn từ xã Phước Hòa đến xã Phước Bình, huyện Bác Ái.
Khu vực sạt lở núi, đất ở xã Ma Nới, xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn; các khu vực thuộc xã Phước Bình, xã Phước Thành huyện Bác Ái; khu vực Núi Chúa xã Lợi Hải; các khu vực của xã Phước Kháng, xã Bắc Sơn, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc; khu vực thôn Sơn Hải 2 thuộc xã Phước Dinh và khu vực xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam. Ngoài ra, có một số khu vực thuộc xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước; khu vực Đèo Cậu thuộc địa bàn xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn và khu vực bờ Sông Dinh.
UBND tỉnh Ninh Thuận giao Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm "bốn tại chỗ" để hỗ trợ các địa phương trong tỉnh ứng phó với thiên tai lũ lụt, kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có xảy ra sự cố.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa, phù hợp với tình hình mưa lũ; phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, vận hành các hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi chủ động bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa để kịp thời thông báo, thông tin đến vùng hạ du về việc vận hành điều tiết xả lũ các hồ chứa, đảm bảo an toàn theo đúng quy trình và tránh ngập lụt, gây thiệt hại vùng hạ lưu; thường xuyên kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố xảy ra.
Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, những ngày qua, do mưa lớn diễn ra liên tục nên đã bổ sung lượng nước đáng kể cho các hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Tính đến sáng 17/10, tổng lượng nước tại 22 hồ chứa của tỉnh là 228,02 triệu/414,29 triệu m3, đạt trên 68% dung tích thiết kế.
Do một số hồ chứa lượng nước xấp xỉ bằng dung tích thiết kế nên để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, Công ty tiến hành mở cửa van xả lũ tại 8 hồ chứa với lưu lượng trên 105 m3/s; có 8 hồ đang tràn tự do với lưu lượng 23,45 m3/s. Công ty đã chỉ đạo các Trạm Thủy nông các huyện liên tục theo dõi mực nước các hồ để chủ động báo cáo, có cơ sở điều tiết xả lũ hợp lý; đồng thời thường xuyên thông báo với các địa phương vùng hạ lưu theo quy định để kịp thời phó, tránh thiệt hại xảy ra.
Những nguyên nhân gây ra 'đại hồng thủy' ngập lụt nặng ở Đà Nẵng Đã Nẵng ghi nhận lượng mưa cực lớn, trong 6 giờ đã lên tới 500 mm. Mưa lớn cùng với thời điểm triều cường dâng cao đã làm chậm quá trình thoát nước gây ra tình trạng ngập lụt nặng ở Đà Nẵng. Sáng nay 15.10, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy...