TP Hồ Chí Minh đề xuất 8 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động trở lại từ ngày 25/10
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất 8 tuyến xe buýt trợ giá có lộ trình đi đến các trục đường chính, bến xe, bệnh viện sẽ hoạt động trở lại từ ngày 25/10.
Xe buýt hoạt động trở lại sẽ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Tối 20/10, ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP Hồ Chí Minh) cho biết, qua công tác khảo sát, rà soát hoạt động vận tải công cộng bằng xe buýt đảm bảo phù hợp các tiêu chí quy định đối với hoạt động vận tải hành khách đường bộ cùng tình hình diễn biến dịch bệnh, nhu cầu đi lại người dân, Trung tâm đã trình Sở GTVT tổ chức 8 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động trở lại trên địa bàn từ ngày 25/10.
Cụ thể: Tuyến xe buýt 14 (Bến xe Miền Đông – 3/2 – Bến xe Miền Tây); Tuyến số 20 (Bến Thành – Nhà Bè); Tuyến số 27 (Bến xe buýt Sài Gòn – Âu Cơ – Bến xe An Sương); Tuyến số 29 (Phà Cát Lái – Chợ nông sản Thủ Đức) và Tuyến số 141 ( Khu du lịch BCR – Long Trường – Khu chế xuất Linh Trung II). Năm tuyến này hoạt động với 60 chuyến/ngày.
Các tuyến xe buýt số 65 (Bến Thành – Cách Mạng Tháng 8 – Bến xe An Sương); Tuyến số 74 (Bến xe An Sương – Bến xe Củ Chi) và Tuyến số 79 (Bến xe Củ Chi – Đền Bến Dược). Ba tuyến này hoạt động với 54 chuyến/ngày.
Video đang HOT
Thời gian phục vụ từ 5 giờ 00 đến 18 giờ 00 mỗi ngày. Riêng tuyến 74 thời gian hoạt động tại Bến xe Củ Chi từ 4 giờ 30 phút – 17 giờ 30 phút và Bến xe An Sương từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút.
Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm tiếp tục tham mưu Sở GTVT tổ chức các tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tuỳ theo tình hình và nhu cầu thực tế từng khu vực.
Chủ tịch Hà Nội thị sát công trường tuyến Nhổn - Ga Hà Nội
Ông Chu Ngọc Anh giao chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quyết tâm, cố gắng hoàn thành để quý 4 năm 2021, đoạn trên cao của tuyến được đưa vào vận hành.
Sáng 10/2, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đi thăm, động viên một số đơn vị đang làm việc, ứng trực dịp Tết Nguyên đán.
Đến thăm công trường xây dựng nhà ga S9 - Kim Mã của dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, Chủ tịch TP khen ngợi dù cận kề Tết Nguyên đán, nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng các chuyên gia nước ngoài vẫn nỗ lực làm việc suốt ngày đêm.
Đại diện chủ đầu tư cho biết gói thầu hầm và các ga ngầm đã đạt 28% khối lượng công việc. Đơn vị lắp đặt xong, cho chạy thử máy đào hầm (TBM) thứ nhất có tên "Táo bạo". Máy TBM thứ hai có tên gọi "Thần tốc" cũng đang được đưa vào vị trí, dự kiến tháng 4 bắt đầu vận hành thử.
Dự án đường sắt số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đang được gấp rút hoàn thành để quý 4 năm 2021 có thể vận hành đoạn trên cao. Ảnh: HNP.
Toàn bộ đoạn trên cao đã hoàn thành được 87% khối lượng. Hôm 8/2, đoàn tàu thứ 2 (trong tổng số 10 đoàn) đã về đến Depot Nhổn an toàn, đến tháng 10 sẽ hoàn thành chuyển toàn bộ đoàn tàu về đến Depot.
Đánh giá cao những nỗ lực của nhà thầu cùng các cán bộ, chuyên gia, ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh yêu cầu ngày càng cao đối với giao thông công cộng. Nhất là thời gian tới với sự phát triển của thủ đô, tăng dân số cơ học và tốc độ đô thị hoá đã vượt quá yêu cầu của mạng lưới cũng như hạ tầng giao thông cơ sở.
Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt, buýt nhanh chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông công cộng, tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm vẫn còn thường xuyên.
Chủ tịch thành phố yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) rút kinh nghiệm những vấn đề còn bất cập, thay thế ngay nhà thầu yếu kém, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng và an toàn lao động.
Trong Quy hoạch giao thông thành phố đến 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ vận hành 9 tuyến đường sắt đô thị. Hiện, mới có dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) cơ bản hoàn thành, thành phố đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt này.
Ông cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị quý 4 năm 2021 vận hành đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội.
Khởi công tháng 9/2010, dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội đặt mốc hoàn thành vào tháng 9/2017 nhưng phải lùi tiến độ vì thiếu vốn. Đoạn đường trên cao dài 8,5 km, bao gồm 8 nhà ga chốt được thời gian vận hành chính thức vào năm 2021, đoạn đi ngầm dài 4 km với 4 ga sẽ vận hành vào cuối năm 2022.
Dịch vụ vắng khách vì người dân Hà Nội còn 'e dè' dịch bệnh Ngày đầu tiên Hà Nội tiếp tục "nới" nhiều dịch vụ công cộng, nhưng nhìn chung người dân Hà Nội còn "e dè" nên phần lớn các cơ sở, dịch vụ này vẫn còn khá vắng khách. Ngày đầu tiên xe buýt, xe taxi được hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN...