TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, cho biết, TP phấn đấu đến cuối năm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên. Để đạt được tỷ lệ này, TP Hồ Chí Minh cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, giám sát, điều hành việc giải ngân vốn.
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng, thẩm định giá
Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, trong 8 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh đạt hơn 21.300 tỉ đồng, tương ứng hơn 50% kế hoạch (chưa kể các dự án chưa quyết toán). So với cùng kỳ 2019, hoạt động giải ngân đầu tư công của thành phố cao hơn về tỷ lệ và giá trị tuyệt đối, nhưng chưa đạt về tỉ lệ mà kế hoạch đầu năm đã đề ra 80%.
Các dự án đầu tư công được đẩy nhanh tiến độ sẽ giúp kinh tế TP Hồ Chí Minh khôi phục mạnh mẽ trong mùa dịch bệnh. Ảnh: Mạnh Linh
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, khiến việc giải ngân đầu tư công còn chậm ngoài các nguyên nhân khách quan như: tình hình dịch bệnh, việc giải tỏa mặt bằng một số dự án gặp vướng mắc trong thẩm định giá, thỏa thuận với người dân; thì còn có các nguyên nhân thuộc về chủ quan. Cụ thể là sự lỏng lẻo, thiếu quyết liệt của những người đứng đầu trong việc thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công tại địa bàn.
Là địa bàn có tỷ lệ giải ngân đầu tư công vẫn còn thấp, đại diện UBND quận 2 cho biết, đến nay tỉ lệ giải ngân đầu tư công trên địa bàn chỉ đạt hơn 47% so với tổng vốn được giao là 159 tỉ đồng, tổng số vốn còn lại chưa giải ngân là hơn 82 tỉ đồng. Vướng mắc giải ngân tập trung ở các dự án bồi thường, đặc biệt bồi thường giải tỏa nghĩa trang… trên địa bàn. Ngoài ra, nguyên nhân khiến việc giải ngân đầu tư công tại quận còn chậm là do vướng mắc ở khâu thẩm định giá trong các dự án, xuất phát từ việc Hội đồng thẩm định giá thay đổi người làm công tác thẩm định giá liên tục.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, sắp tới các quận, huyện, sở, ngành cần đẩy nhanh và tăng tốc giải ngân đầu tư công; nếu không thì đến ngày 15/10 không đạt được tỉ lệ 80% như đã đề ra và cuối năm khó đạt 95% theo kế hoạch ban đầu.
Các dự án đầu tư công trên địa bàn còn vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, bồi thường giải tỏa mà thẩm định giá. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Video đang HOT
“Việc tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay cũng sẽ góp phần thúc đẩy tổng cầu nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh tác động bởi dịch COVID-19. Vì vậy, chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh mong muốn các quận, huyện, sở, ngành xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần thực hiện. Ngoài ra, hướng ứng đợt 3 phong trào thi đua 200 ngày hướng tới Đại hội đảng các cấp, đây cũng là hoạt động có tác động trực tiếp tới tinh thần trong công tác giải ngân vốn đầu tư công”, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nói.
Quy trách nhiệm cho người đứng đầu
Ông Nguyễn Thành Phong cũng cho biết, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, UBND TP sẽ yêu cầu người đứng đầu các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, TP Hồ Chí Minh cũng đã lập danh mục dự án trọng điểm, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp; đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân trong thời hạn 4 ngày làm việc, định kỳ trước ngày 5 hàng tháng thông báo cho từng cơ quan chủ quản, chủ đầu tư về tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020… Khi có vướng mắc vượt thẩm quyền quận, huyện thì cần báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh để có hướng giải quyết kịp thời cho các chủ đầu tư…
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang dần hoàn thiện sẽ giúp kinh tế, xã hội, hạ tầng giao thông tại khu vực phía Đông TP Hồ Chí Minh phát triển vượt bậc trong những năm tới. Ảnh: Mạnh Linh
Ngoài ra, UBND TP Hồ Chí Minh cũng sẽ đôn đốc các sở, ngành, quận, huyện và chủ đầu tư rà soát tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án trên địa bàn, tích cực điều chuyển vốn từ dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao, góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. Đối với dự án đã hoàn thành, thực hiện quyết toán dự án đảm bảo thời gian, nội dung biểu mẫu cho các chủ đầu tư, còn đối với dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2020, hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; đối với dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và nghiệm thu khối lượng hoàn thành; đối với dự án khởi công mới, lập hồ sơ thiết kế và dự toán, phê duyệt và lựa chọn nhà thầu thi công dự án; đồng thời, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm tiến độ các giai đoạn và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị các sở, ngành “đừng vì sợ chậm trễ của mình mà gây ra khó khăn cho các cơ sở. Đừng văn bản tới văn bản lui, vướng mắc ở đâu gọi trực tiếp trao đổi, phải làm ngay, làm quyết liệt để tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư công. Nếu các quận, huyện, sở ngành tập trung xử lý, giao ban thường xuyên thì tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ cao hơn con số 50% như hiện nay”.
“Đối với những vướng mắc trong khâu thẩm định giá mà các quận, huyện, chủ đầu tư đã nêu, hiện nay Hội đồng thẩm định giá cũng đã cơ cấu người mới thay thế để kịp thời thực hiện các công việc còn tồn đọng. Đồng thời, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có chỉ đạo ngay các quận, huyện, sở, ngành cần bắt tay vào tháo gỡ các vướng mắc cho quận, huyện, chủ đầu tư, không để chậm trễ hơn nữa”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Trong khi đó, bà Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, Sở cũng đã có những kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công với các giải pháp tập trung quyết liệt như: thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và UBND TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp; tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan chủ quản, duy trì 2 tuần lần họp giao ban giải ngân đầu tư công để đốc thúc, đẩy mạnh tiến độ dự án, gỡ vướng mắc tại các dự án (đất đai, giải tỏa mặt bằng…); thành phố cần định kỳ kiểm tra, giải ngân và công khai danh sách các đơn vị chậm giải ngân để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho chủ đầu tư, cho quận, huyện…
Covid-19 tái bùng phát, đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng
Dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam vừa qua đã tác động nhất định tới các doanh nghiệp nước ngoài, khiến vốn đầu tư giải ngân chỉ đạt 11,35 tỷ USD trong 8 tháng năm 2020.
"Việc tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài", Cục Đầu tư nước ngoài đã nhận định như vậy khi công bố số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 8 tháng năm 2020.
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, vì Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam, các hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, thêm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn.
Cũng vì vậy, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm trong 8 tháng năm 2020, chỉ bằng 94,9% so với cùng kỳ, đạt 11,35 tỷ USD.
Trong khi đó, mặc dù hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục bị ảnh hưởng.
Số dự án mới, điều chỉnh vốn và cả số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm so với cùng kỳ.
Tính chung trong 8 tháng, theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn tăng lên (tương ứng tăng 6,6% và 22,2%), song vẫn chủ yếu tăng là nhờ các dự án lớn, đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong một thời gian dài trước đó. Thêm vào đó, mức độ tăng cũng đang ngày càng giảm dần.
Cụ thể, số liệu tổng hợp của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, vốn đăng ký mới là 9,73 tỷ USD (tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019); vốn điều chỉnh đạt trên 4,87 tỷ USD (tăng 22,2% so với cùng kỳ). Còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần là 4,93 tỷ USD, giảm 49,2%.
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy, mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư thu hút được trong 8 tháng đầu năm.
8 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,7%. Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù đầu tư nước ngoài 8 tháng qua giảm sút so với cùng kỳ, song xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác.
"Điều này đã thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế", Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Thu hút đầu tư nước ngoài 8 tháng trong giai đoạn 2016-2020.
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 8 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Tiếp theo, là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó, lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 2,87 tỷ USD và 1,21 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Theo đối tác, thì kể từ đầu năm tới nay, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,54 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,97 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,75 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,...
Tuy nhiên, nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (463 dự án); Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (256 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (196 dự án); Hồng Kông đứng thứ tư (164 dự án)...
Dòng tiền sẽ luân phiên dịch chuyển tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán khiến VN-Index tiếp đà tăng. VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc . Ảnh Internet. Chốt phiên giao dịch ngày 25/8, VN-Index tăng 5,44 điểm (0,63%) lên mốc 874,12 điểm. HNX-Index tăng 0,21 điểm (0,17%) lên mốc 123,37 điểm. Upcom-Index tăng 0,21 điểm (0,37%) lên mốc 58,19 điểm. Thanh khoản toàn...