TP Hồ Chí Minh: Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau thời gian giãn cách xã hội
Ngày 4/10, ông Phạm Văn Hiền, Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, tại Khu chế xuất Linh Trung có khoảng 26 doanh nghiệp hoạt động trở lại, số lao động đi làm chủ yếu ở Thành phố, đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 hoặc tiêm mũi 1 được hơn 14 ngày.
Công nhân làm việc trong ngày đầu thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội tại Khu Công nghiệp Linh Trung 1. Ảnh: Hồng Pha/TTXVN phát.
Riêng tại Khu chế xuất Tân Thuận, cùng nhiều khu công nghiệp khác như An Hạ, Bình Chiểu, Cát Lái II, Hiệp Phước, Lê Minh Xuân… bộ phận văn phòng của 80% doanh nghiệp đã đến làm việc để thực hiện các giấy tờ, thủ tục gửi các cơ quan chức năng chuẩn bị cho doanh nghiệp hoạt động trở lại trong thời gian tới.
Số còn lại là công ty sản xuất “3 tại chỗ” thực hiện duy trì số lượng công nhân làm việc từ giữa tháng 7 đến nay nhưng tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện kiểm tra y tế, yêu cầu công nhân tuân thủ 5K, test nhanh kháng nguyên trước khi công nhân vào làm việc. Nhiều doanh nghiệp còn yêu cầu công nhân thay khẩu trang đã dùng trước khi vào nhà máy làm việc…
Ông Huỳnh Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần dược phẩm SAVI tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7 cho biết, trước đây, công ty hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ” với khoảng 300 người lao động đi làm. “Tuy nhiên, đến cuối tuần qua công ty đã dừng hoạt động theo hình thức này để tất cả lao động của công ty đi làm trở lại trong điều kiện bình thường mới”, ông Nghĩa chia sẻ.
Ngược lại, ông Quách Mẫn Nghĩa, Chủ tịch Công đoàn Công ty Always tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện chỉ có bộ phận văn phòng và lãnh đạo công ty đã vào làm việc nhưng cũng chỉ mới chuẩn bị các thủ tục để hoạt động trở lại.
Tương tự, hàng trăm công nhân của Công ty Nissei Electric Việt Nam tại Khu chế xuất Linh Trung I, thành phố Thủ Đức, cũng đã trở lại công ty làm việc sau hơn 2 tháng phải tạm ngừng việc.
Video đang HOT
Chị Vương Thị Ngọc Bích, công nhân của Công ty Nissei Electric Việt Nam tại Khu chế xuất Linh Trung I chia sẻ, được trở lại làm việc chị rất vui, bởi gần 2 tháng nay do giãn cách xã hội nên cũng mệt mỏi cả về kinh tế lẫn tinh thần. Việc đi lại qua chốt giữa Bình Dương và TP Hồ Chí Minh trên Quốc lộ 1K cũng thuận tiện bởi các lực lượng trực chốt tại đây hướng dẫn, kiểm tra khai báo di chuyển nội địa qua phần mềm VNEID và giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2.
Một số người khác chưa cài phần mềm VNEID trên điện thoại thì được hướng dẫn cài phần mềm để khai báo. Còn những người không có điện thoại thông minh thì được các lực lượng trực chốt hướng dẫn khai báo qua giấy, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi làm…
Theo Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (Hepza), các doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thành các tiêu chí theo quy định để sớm đón công nhân lao động trở lại nhà máy, xí nghiệp hoạt động trở lại. Trong đó, Hepza đang phối hợp với các cơ quan y tế thành phố, quận, huyện tăng cường tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho công nhân để họ đủ điều kiện quay lại nhà máy.
Ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 242.000 người lao động trong các các Khu chế xuất, Khu Công nghiệp Thành phố đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 và trên 204.000 người lao động đã được tiêm mũi 2. Còn lại 46.000 lao động chưa tiêm vaccine mũi 1 và gần 83.000 người lao động đang chờ tiêm vaccine mũi thứ 2.
Một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp và người lao động được trở lại sản xuất sau khi Thành phố nới lỏng giãn cách như tiêm đủ 2 liều vaccine; đảm bảo thời gian đủ 2 tuần sau khi tiêm liều thứ nhất (vaccine tiêm 2 lần) hoặc vaccine tiêm một liều; người lao động mắc COVID-19 đã khỏi bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền. “Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine trong công nhân lao động không chỉ giúp phòng, chống dịch được tốt hơn mà còn giúp doanh nghiệp sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thành phố phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới”, ông Trực chia sẻ.
TP Hồ Chí Minh có 17 Khu chế xuất, Khu công nghiệp với gần 1.500 nhà máy và 288.000 lao động. Khi dịch bệnh bùng phát và phải thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, hai điểm đến”, chỉ có 720 doanh nghiệp với hơn 64.000 người lao động làm việc.
TP HCM thiếu lao động
Các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP HCM đang thiếu nhiều công nhân do lao động ở các đơn vị này giảm khoảng một nửa so với giai đoạn trước ngày 1/10.
Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 4/10. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố sang ngày thứ 4 thực hiện Chỉ thị 18 về biện pháp phòng Covid-19, từng bước phục hồi phát triển kinh tế, xã hội.
Theo ông Hải, giai đoạn trước ngày 1/10, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn có khoảng 288.000 lao động. Trong đó, hơn 70.000 lao động làm việc theo chế độ "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, 2 điểm đến". Từ ngày 1/10 đến nay, số lao động thực hiện "3 tại chỗ" giảm còn 45.000 và khoảng 33.000 lao động đăng ký mới. Số lao động "3 tại chỗ" chuyển thành bình thường và số bổ sung thêm khoảng 57.000.
"Tổng cộng hiện có 135.000 lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp, chiếm tỷ lệ 46%. Do vậy, lao động ở các đơn vị này còn rất thiếu. Các doanh nghiệp đang rà soát để tiếp tục tuyển dụng, bổ sung nguồn lao động cho đơn vị mình", ông Hải nói.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Đối với Khu công nghệ cao, ông Hải cho biết giai đoạn trước 1/10 có khoảng 50.000 lao động, trong đó 25.000 lao động làm việc theo chế độ "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, 2 điểm đến". Sau ngày 1/10 đến nay số lao động làm việc theo chế độ này đã giảm lại. Khu công nghệ cao đã làm việc với các doanh nghiệp rà soát nhu cầu lao động để tiếp tục tuyển dụng.
Theo ông Hải, trong 50.000 lao động của Khu công nghệ cao có 40.000 người ở TP HCM, số còn lại đa phần ở 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Vì vậy, đơn vị này đang khẩn trương mời gọi, tuyển dụng để có thêm nhiều lao động, phục vụ cho hoạt động tại khu vực này.
Liên quan nhu cầu tìm người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trong quý 3, thành phố có hơn 42.700 người có nhu cầu tìm việc làm. Trong khi đó, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn là 43.600-56.800 người.
Về hướng giải quyết, ông Lâm cho biết với lao động đi về quê, họ sẽ nhận được tin nhắn mời về TP HCM để tiếp tục làm việc. Điều kiện làm việc phải đáp ứng Bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất, ví dụ như tiêu chí về xét nghiệm, tiêm chủng...
Nhân viên Công ty TNHH Datalogic ở TP HCM trong thời gian thực hiện "3 tại chỗ". Ảnh: An Phương
Đối với nguồn lao động là lực lượng lao động tại TP HCM có nhu cầu tìm việc, TP HCM có 127 cơ quan giới thiệu việc làm, nòng cốt là trung tâm việc làm của thành phố và thanh niên. Các cơ quan này đang khảo sát để tư vấn, giới thiệu danh sách cụ thể, có địa chỉ người lao động và doanh nghiệp. Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ kết nối 2 bên, nếu phù hợp nhu cầu sẽ giới thiệu để làm việc.
Ngoài ra, các trường cao đẳng, trung cấp sẽ giới thiệu học sinh trung cấp nghề, sinh viên cao đẳng nghề sắp ra trường với doanh nghiệp có nhu cầu nguồn lao động. "Ba nguồn trên có thể đảm bảo cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất sau dịch", ông Lâm nói.
Từ 1/10, TP HCM và một số tỉnh lân cận nới lỏng giãn cách sau nhiều tháng liền siết chặt theo Chỉ thị 16. Sau khi lệnh nới lỏng được công bố, rất nhiều lao động và công nhân, nhất là các tỉnh miền Tây đã đi xe máy về quê. Theo thống kê của Bộ Công an, có 3,5 triệu người các địa phương cả nước làm việc tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, trong đó 2,1 triệu người muốn về quê.
Cần tiêm ngay vắc xin cho người lao động 'mắc kẹt' ở Bình Dương, Đồng Nai Ông Nguyễn Văn Bé - chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM (HBA) - cho biết hiện nay có khoảng 43.000 công nhân, lao động của các khu chế xuất, khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận cần tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19. Đại đa số công nhân đang sản xuất "3 tại chỗ" tại các khu...