TP Hồ Chí Minh có 82 ổ dịch tay chân miệng trong trường học
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh, trong tuần qua thành phố phát hiện 17 ổ dịch tay chân miệng trong trường học với 82 ca mắc.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố phát hiện 82 ổ dịch tay chân miệng với 503 ca mắc. Trong đó chấm dứt được 53 ổ với 224 ca và còn 29 ổ đang theo dõi.
Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế Dự phòng cũng vừa ghi nhận 1 ổ sởi. Nguyên nhân khiến dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng do một số trường học chưa trang bị đủ bồn rửa tay cho trẻ, trẻ còn dùng chung ca uống nước và chưa tiêm phòng đầy đủ….
Ngành giáo dục vẫn còn lúng túng trong trông công phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Gia Thụy, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca bệnh truyền nhiễm trong nhà trường nhiều hơn số liệu ngành y tế đưa ra, cụ thể ngày 22-10 nhận được 141 ca mắc tay chân miệng. Hầu hết số ca xảy ra nhiều ở các trường tiểu học, do bậc học này chỉ lo giảng dạy, hết sức lơ là trong công tác vệ sinh, khử khuẩn phòng chống dịch bênh. Bên cạnh đó, quy định của Bộ y tế xảy ra 2 ca mới được coi là ổ dịch. Do đó, có những trường học xảy ra 1 ca nhưng nhân viên y tế không báo cáo khiến ngành giáo dục gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, còn trường học thì không xử lý kịp.
“Tình hình dịch bệnh ngày càng phát sinh mạnh, chúng tôi hết sức lúng túng trong kiểm tra, phòng chống. Ngành y tế cần có những văn bản chỉ đạo thống nhất về việc báo cáo ổ bệnh, sử dụng các loại thuốc khử khuẩn để ngành giáo dục thuận tiện trong giám sát, kiểm tra, chỉ đạo các trường thực hiện”, ông Thụy kiến nghị.
Tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vào ngày 23/10, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu ngành giáo dục cần chỉ đạo nhà trường trang bị đầy đủ bồn rửa tay. Theo đó, không chỉ yêu cầu trẻ rửa tay mà phải yêu cầu cả người lớn, đặc biệt người trực tiếp chăm sóc, phục vụ trẻ ăn uống rửa tay đầy đủ, đúng cách.
Theo baotintuc
Nhật Bản khuyến khích người dân khóc để xả stress
"Nếu khóc mỗi tuần một lần, cuộc đời bạn sẽ không còn stress nữa", ông Hidefumi Yoshida, người được mệnh danh là "thầy giáo nước mắt" chia sẻ.
Nước mắt, dù bắt nguồn từ nỗi buồn hay niềm hạnh phúc, được cho là cách giải tỏa stress hiệu quả. Vì lý do này, ngày càng nhiều trường học và công ty Nhật Bản khuyến khích người dân khóc.
"Khóc là hành vi tự vệ nhằm chống lại sự căng thẳng", bà Junko Umihara, giáo sư Đại học Y Nippon chia sẻ với Japan Times.
Các công ty và trường học Nhật Bản khuyến khích người dân khóc để cải thiện sức khỏe tâm thần. Ảnh: JT.
Được mệnh danh là "thầy giáo nước mắt" (namida sensei), Hidefumi Yoshida 43 tuổi đã dành năm năm rưỡi đi khắp nước Nhật để tuyên truyền về lợi ích của việc khóc. Ông nhận ra khóc có lợi cho sức khỏe tâm thần nhờ chứng kiến một học trò không còn cần tham vấn tâm lý sau khi mở lòng và khóc.
"So về hiệu quả giảm stress thì khóc tốt hơn cười và ngủ", cựu giáo viên cấp ba nhận xét. Làm việc với Hideho Arita, giáo sư danh dự tại Khoa Y Đại học Toho, ông Yoshida bắt đầu các hoạt động và những buổi diễn thuyết về nước mắt từ năm 2014.
Năm 2015, Nhật Bản đưa ra chương trình kiểm tra stress bắt buộc đối với các công ty có từ 50 nhân viên trở lên. Từ đó đến nay, ông Yoshida liên tục được mời đến nói chuyện về việc khóc.
Theo ông Yoshida, điều quan trọng nhất là tạo nên cơ hội khóc. Bạn có thể tận dụng các bộ phim cảm động, nghe nhạc trữ tình hoặc đọc những câu chuyện truyền cảm hứng. "Nếu khóc mỗi tuần một lần, cuộc đời bạn sẽ không còn stress nữa", "thầy giáo nước mắt" khẳng định.
Ngày 7/9, ông Yoshida có buổi thuyết trình tại trường cấp ba Osaka trước 79 học sinh lớp 11. Sau khi xem một bộ phim xúc động, các thiếu niên được yêu cầu viết và đọc bài luận cảm nhận. Nhờ đó, nhiều em không kìm được nước mắt.
"Em nghĩ rằng mình nên khóc thật thoải mái", Ryohai Tsuda, một nam sinh 17 tuổi chia sẻ. Cùng chung suy nghĩ, Naito Sugimoto cũng 17 tuổi nói: "Thật tốt khi được khóc".
Theo VNE
Ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng tại Quảng Ngãi Chiều 18.10, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận bé N.L.S.H (18 tháng tuổi, ở xã Đức Minh, H.Mộ Đức) vừa tử vong do mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Các bọng nước trong lòng bàn tay ở bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng - ẢNH TƯ LIỆU CỦA BỆNH VIỆN...