TP Hồ Chí Minh cần khoảng 147.000 việc làm từ nay đến cuối năm 2021
Ở kịch bản thứ nhất, nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến tiêu cực, dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 chỉ là khoảng 127.000 chỗ làm việc.
Các sinh viên lắng nghe tư vấn từ đại diện doanh nghiệp về yêu cầu và quy trình tuyển dụng. Ảnh chụp tháng 12/2020. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 27/7, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, dự báo nhu cầu nhân lực trên địa bàn thành phố từ nay đến cuối năm 2021 cần khoảng 127.000-147.000 chỗ làm việc.
Đại diện Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố cho biết, trên cơ sở dữ liệu khảo sát nhu cầu nhân lực của Trung tâm, ứng dụng phương pháp dự báo chuỗi thời gian ARIMA (phương pháp dự báo yếu tố nghiên cứu một cách độc lập) trên phần mềm thống kê SPSS (phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) để xác định mô hình, ước lượng các tham số của mô hình, kiểm định phần dư và dự báo dựa vào mô hình lựa chọn cho thấy có 2 kịch bản cụ thể.
Theo đó, kịch bản thứ nhất, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế- xã hội, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là khu vực dịch vụ như ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải… khu vực công nghiệp-xây dựng gồm ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…
Dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc.
Xu hướng việc làm trong thời gian này tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như kinh doanh thương mại cần khoảng 26.048 chỗ làm việc ; công nghệ thông tin-điện tử cần khoảng 8.903 chỗ làm; dịch vụ cá nhân-chăm sóc sức khỏe và y tế cần 8.319 chỗ làm; dệt may-da giày cần khoảng 7.785 chỗ làm; marketing cần khoảng 7.353 chỗ làm; chế biến lương thực-thực phẩm cần khoảng 7.125 chỗ làm.
Video đang HOT
Nhóm ngành nghề cần dưới 5.100 chỗ làm việc gồm: Kiến trúc-kỹ thuật công trình xây dựng; hành chính văn phòng; kinh doanh tài sản-bất động sản; vận tải-kho bãi-dịch vụ cảng.
Tiếp tục giảm là nhóm ngành nghề du lịch-lưu trú và ăn uống; tài chính-tín dụng-ngân hàng; cơ khí; kế toán-kiểm toán; hóa chất-nhựa-cao su…
Ở kịch bản thứ hai, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tích cực tác động đến tăng trưởng kinh tế-xã hội, với việc triển khai tiêm chủng vaccine và kiểm soát tốt dịch tễ, tình hình doanh nghiệp khởi sắc trong những tháng cuối năm 2021, hơn nữa là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu dịp lễ Tết nên nhu cầu nguồn nhân lực tăng ở khoảng 147.000 chỗ làm việc.
Tuy nhiên, khu vực dịch vụ như lưu trú, ăn uống, du lịch, khu vực công nghiệp như dệt may, da giày, chế biến gỗ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thương xuất-nhập khẩu bị gián đoạn.
Theo đại diện Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố, xu hướng việc làm trong thời điểm này tăng nhẹ, tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như kinh doanh thương mại cần khoảng 30.150 chỗ làm việc; công nghệ thông tin-điện tử cần khoảng 10.305 chỗ làm; dịch vụ cá nhân-chăm sóc sức khỏe và y tế cần khoảng 9.629 chỗ làm; dệt may-da giày cần khoảng 9.000 chỗ làm việc.
Các nhóm nghề còn lại như marketing, chế biến lương thực-thực phẩm; kiến trúc-kỹ thuật công trình xây dựng; hành chính văn phòng; kinh doanh tài sản-bất động sản; vận tải-kho bãi-dịch vụ cảng; du lịch-lưu trú và ăn uống; tài chính-tín dụng-ngân hàng, cơ khí, kế toán-kiểm toán, hóa chất-nhựa-cao su mỗi ngành cần khoảng từ 3.200-8.000 chỗ làm việc.
Xét về nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, đại diện Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực thành phố nhận định, nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ đại học trở lên chiếm 20,89%, cao đẳng chiếm 20,28%, trung cấp 21,09%, sơ cấp 23,5% và lao động chưa qua đào tạo chiếm 14,24%.
Ngoài trình độ, chuyên môn, nhà tuyển dụng còn quan tâm đến kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và thông thạo ngoại ngữ của người lao động.
Những kỹ năng này chính là điểm cộng mà người lao động có thể tự trau dồi trong quá trình học tập, làm việc, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường sức lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7-2021
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7-2021, như: chính thức bỏ sổ hộ khẩu; mức trợ giúp xã hội 360.000 đồng/tháng; đề xuất mức tặng quà đối với người có công với cách mạng tăng gấp đôi...
Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy
Theo Luật Cư trú có hiệu lực từ ngày 1-7, khi người dân làm thủ tục đăng ký thường trú, cơ quan chức năng kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký thường trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì cấp sổ hộ khẩu như trước đây. Kể từ ngày 1-7, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31-12-2022.
Kề từ ngày 1-7, không cấp mới sổ hộ khẩu giấy
Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Mức trợ giúp xã hội 360.000 đồng/tháng
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ ngày 1-7, quy định mức trợ giúp xã hội 360.000 đồng/tháng, tăng 90.000 đồng/tháng so với mức hiện hành.
Cụ thể, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ dưới 4 tuổi hưởng hệ số 2,5; trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên hưởng hệ số 1,5. Áp dụng hệ số 1,5 đối với trẻ dưới 16 tuổi đang hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng trợ giúp xã hội cho đến kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. Với trẻ dưới 4 tuổi nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo hưởng hệ số 2,5; trẻ em từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi hưởng hệ số 2,0. Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng, chưa có vợ hoặc đã có chồng hoặc có vợ nhưng đã chết hay mất tích và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc nuôi con từ 16-22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất áp dụng hệ số 1,0/số con đang nuôi.
Đối với người cao tuổi, từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi hưởng hệ số 1,5 và người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng hệ số 2,0. Áp dụng hệ số 3,0 với người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Đối với người khuyết tật, áp dụng hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng hưởng hệ số 2,5. Trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi khuyết tật nặng hưởng hệ số 2,0.
Đối với trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (không thuộc các trường hợp nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn, người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội hàng tháng) hưởng hệ số 1,5.
Đề xuất tăng mức quà tặng cho người có công dịp 27-7
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình mức tặng quà cho người có công với cách mạng dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947-27-7-2021). Dự kiến, tổng kinh phí đề xuất khoảng 480 tỷ đồng, chia 2 mức 600.000 đồng và 300.000 đồng. Cả 2 mức này đều tăng 50% so với trước.
Cụ thể, mức 600.000 đồng tặng cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28-7-2021, chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân 2 liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Mức 300.000 đồng tặng cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống, đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động, đại diện thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ.
Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề Hiện nay, nguồn nhân lực có kỹ năng nghề của tỉnh vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (DN). Để nâng cao chất lượng lao động, mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có kế hoạch phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong tình hình mới. Thiếu lao động chất lượng cao Theo báo cáo của Sở Lao động -...