TP. Hồ Chí Minh: Cấm đường để đua xe khiến cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn
Sáng 21/12, các tuyền đường cửa ngõ dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình ( TP. Hồ Chí Minh) xảy ra ùn tắc nghiêm trọng vì đại lộ Phạm Văn Đồng bị cấm để tổ chức giải đua xe đạp.
Hàng nghìn phương tiện ùn tắc tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. 9Anhr: Zing.vn).
VOH đưa thông tin, giải đua xe đạp chào mừng 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam diễn ra từ 05 giờ 00 đến 11 giờ 30 ngày 21 tháng 12 năm 2019.
Do vậy, nhằm bảo tăng cường đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ tổ chức, Sở Giao thông vận tải thông báo kể từ 05 giờ đến 11 giờ 30 ngày 21 tháng 12 năm 2019 (thứ Bảy): Hạn chế các loại xe ô tô lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng đoạn từ đường Lê Quang Định đến đường Số 20, quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức theo cả hai hướng lưu thông.
Lộ trình lưu thông thay thế: các phương tiện lưu thông theo sự hướng dẫn của lực lượng điều tiết trên phần đường hỗn hợp.
Từ việc tuyến giao thông huyết mạch Phạm Văn Đồng bị cấm khiến nhiều tuyến đường khác ùn tắc nghiêm trọng. Đặc biệt ùn tắc nghiêm trọng nhất là khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
Đại lộ Phạm Văn Đồng.
Thông tin trên Tri thức trực tuyến, nhiều người dân không nắm thông tin hạn chế xe lưu thông dẫn đến tình trạng các ngả đường dẫn về sân bay Tân Sơn Nhất như Hoàng Minh Giám, Phổ Quang, Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn… bị ùn tắc.
Đội Cảnh sát Gia thông Tân Sơn Nhất chốt tại các giao lộ và cổng sân bay điều tiết giao thông nhưng tình trạng ùn ứ vẫn không giảm. Một số người phải ôm hành lý rời khỏi ôtô và đi bộ vào sân bay.
Đại diện Đội Cảnh sát Giao thông Tân Sơn Nhất cho biết đại lộ Phạm Văn Đồng cấm đường tổ chức đua xe đạp đến 10h mới kết thúc. Hàng nghìn phương tiện đổ dồn về khu vực sân bay gây kẹt xe nghiêm trọng.
“Cảnh sát Giao thông được huy động điều tiết tại các giao lộ nhưng ùn ứ vẫn không giảm. Đến 14h, giao thông qua khu vực sân bay dần ổn định trở lại”, vị này cho biết.
Xt (tổng hợp)
Theo Dansinh
Kỳ lạ, Phó Trưởng phòng ở Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng không biết bằng cấp 3 của mình là thật hay giả
Báo Công an nhân dân đưa thông tin, bà Nguyễn Thị Lạc - Giám đốc BVĐK Sóc Trăng, xác nhận: "Chúng tôi mới nắm được thông tin tố cáo ông Lương Minh Tùng sử dụng bằng cấp không hợp pháp và đã nhờ cơ quan Công an xác minh làm rõ, khi nào có kết quả sẽ thông báo cho báo chí biết".
Phó Trưởng phòng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng tốt nghiệp cấp 2, sau đó học sư phạm, ra trường làm việc ở TP. Hồ Chí Minh rồi học cấp 3 theo dạng hai năm ba lớp, có thi, được cấp bằng nhưng hiện nay vị này không dám chắc là bằng của mình thật hay giả.
Phó Trưởng phòng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng không biết bằng cấp 3 của mình là thật hay giả.(Ảnh: Tiền Phong)
Thông tin trên báo Tiền Phong, theo phản ánh của một số viên chức Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng, thời gian gần đây, bệnh viện này có một số "lùm xùm" liên quan đến bổ nhiệm cán bộ được cho là sử dụng bằng cấp không hợp pháp.
Theo đó, năm 1996, do có dượng rể làm ở Phòng Tổ chức BVĐK Sóc Trăng nên ông Lương Minh Tùng (SN 1972, hiện là Phó Trưởng phòng trang thiết bị y tế của BVĐK Sóc Trăng) xin và được nhận vào làm bảo vệ cho bệnh viện. Lúc đó, hồ sơ lý lịch của ông Tùng ghi chỉ mới tốt nghiệp THCS. Đến năm 1998, ông khai có bằng tốt nghiệp Tú tài do Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cấp và dùng bằng Tú tài này đi học các lớp chuyên môn như Trung cấp trang thiết bị y tế.
Sau đó được người dượng rể chuyển công tác về phòng trang thiết bị y tế BVĐK Sóc Trăng rồi học tiếp đại học Quản trị kinh doanh tại trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, Cao đẳng trang thiết bị y tế ở Bình Dương và mới đây ông Tùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trang thiết bị y tế thay cho ông Nguyễn Văn Dũng (Trưởng phòng), còn ông Dũng chuyển về giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Dược BVĐK Sóc Trăng.
Báo Công an nhân dân đưa thông tin, bà Nguyễn Thị Lạc - Giám đốc BVĐK Sóc Trăng, xác nhận: "Chúng tôi mới nắm được thông tin tố cáo ông Lương Minh Tùng sử dụng bằng cấp không hợp pháp và đã nhờ cơ quan Công an xác minh làm rõ, khi nào có kết quả sẽ thông báo cho báo chí biết".
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, nơi ông Tùng làm việc. (Ảnh: Báo CAND).
"Qua xem xét hồ sơ, chúng tôi thấy ông Tùng có đủ bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ trang thiết bị y tế nên chúng tôi đề xuất bố trí về phòng này, còn ông Dũng trước đó là Trưởng phòng trang thiết bị y tế, nhưng tốt nghiệp chuyên ngành Dược sĩ nên ông này có đơn xin chuyển về Khoa dược phù hợp với chuyên môn đào tạo thì chúng tôi giải quyết theo nguyện vọng. Họ tố cáo chúng tôi tạo thành nhóm lợi ích thao túng các gói thầu trang thiết bị là hoàn toàn không có vì chúng tôi là đơn vị thụ hưởng, việc đấu thầu là do Ban Quản lý dự án tỉnh và Sở Y tế chịu trách nhiệm thực hiện", bà Lạc cho biết.
Còn ông Lương Minh Tùng, phân trần: "Tôi tốt nghiệp THCS trước năm 1990, sau đó học sư phạm, ra trường lên làm việc ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 1993-1995, rồi học cấp 3 trên đó theo dạng 2 năm 3 lớp, có thi, được cấp bằng đàng hoàng. Bằng thì tôi không dám chắc thật hay giả nhưng khi nhận bằng thì thấy "OK" lắm. Năm 1997 tôi mới vào công tác tại BVĐK Sóc Trăng. Vừa rồi bên Công an cũng mời lên làm việc và tôi đã trình bày với họ như vậy".
Theo baodansinh
Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng: Cần có sự lan tỏa mạnh mẽ Sáng 16/12, tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ hai. Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, văn hóa đọc ở Việt Nam có...