TP. Hồ Chí Minh: Bao giờ hết người ăn xin?
Già cả, bệnh hoạn, tàn tật… không thể mưu sinh người ta mới phải ngửa tay ăn xin và người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, luôn sẵn lòng giúp đỡ họ. Lợi dụng điều này, không ít kẻ lười lao động đã dùng nhiều mánh, kể cả “khổ nhục kế”, tổ chức chăn dắt “ cái bang” để xin tiền. “ Công nghệ ăn xin” ngày một biến tướng khiến bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác, an ninh trật tự phức tạp.
NHỮNG KIỂU HÀNH XÁC
Dừng xe chờ đèn đỏ tại góc đường Nguyễn Thị Thập – Lê Văn Lương, anh Hoàng Minh Dũng (ngụ phường Bình Thuận, quận 7) thấy một thanh niên bộ dạng tật nguyền, áo quần rách rưới, miệng chảy dãi nằm bên vệ đường. Thương tình, anh móc ví lấy 10.000 đồng bỏ vào chiếc nón tả tơi bên cạnh. Một tuần sau, ở tận quận 3, anh lại gặp người thanh niên này nhưng không phải nằm sấp như hôm trước mà ngồi co rúm, ngả nghiêng đưa tay xin tiền người qua đường. Nghi vấn, anh liền tấp vào lề đường theo dõi. Chỉ chừng mươi phút, kẻ ăn xin được vài chục người cho tiền. Ngồi hành khổ đến gần trưa, anh ta oặt ẹo đứng dậy, lết về phía đường Điện Biên Phủ. Ngó trước, nhìn sau một hồi, anh ta bất ngờ đứng thẳng lên đi đứng bình thường, chẳng hề có bệnh tật gì. Cố bám theo, anh Dũng thấy gã thanh niên tạt vào một quán bia hơi trong hẻm, sà tới chiếc bàn đã có mấy “đồng nghiệp” ngồi chờ.
Trẻ em bị các đối tượng chăn dắt lợi dụng đi xin tiền
Đang ăn sáng trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh, chị Lê Thị Nga gặp một phụ nữ dáng vẻ khắc khổ, trên tay cầm xấp hóa đơn viện phí, miệng không ngớt van lơn: “Cô làm ơn, làm phúc giúp mẹ con tui với. Nhà nghèo lại bị bệnh tật, nhập viện cho cháu mà không có tiền đóng tiếp nên họ không cho ở nữa, chừ phải nằm ngoài lề đường”. Nói xong người đàn bà khốn khổ giơ ra chiếc nón cáu bẩn, rách rưới. Chạnh lòng, chị Nga rút tờ 50.000 đồng bỏ vào. Mươi ngày sau, chị lại thấy người này đến xin tiền trong quán nhậu, lời kể lể về hoàn cảnh vẫn như cũ. Thấy lạ, chị Nga hỏi thì ông chủ quán cho hay: “Nghèo khổ, cơ cực gì đâu. Lợi dụng Bệnh viện ung bướu gần đây, một số người đóng kịch là cha mẹ, con em bệnh nhân để đi xin tiền. Họ có cả đám, không tin cô thử ra một vài quán cà phê, các ngóc ngách quanh bệnh viện là thấy liền”.
Video đang HOT
Còn nhớ, cầu Ông Lãnh vào một ngày nắng gắt, người phụ nữ bước đi nặng nhọc bởi trên vai oằn nặng gánh tàu hũ. Chợt đôi quang gánh “vướng” vào chiếc xe máy chạy qua, nồi tàu hũ đổ lênh láng khắp nơi. Anh thanh niên gây tai ương vội tấp xe vào lề, nhẹ nhàng đỡ nạn nhân ngồi dậy và đền tiền cả gánh tàu hũ. Sự việc xảy ra cả tiếng đồng hồ nhưng chị phụ nữ vẫn ngồi lê lết khóc than trông rất tội nghiệp. Động lòng trắc ẩn, nhiều người qua đường dừng lại cho tiền. Ít ai biết kịch bản này được “nạn nhân” diễn ở nhiều cây cầu trên địa bàn thành phố…
RỐT RÁO NHƯNG CHƯA HIỆU QUẢ?
Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm đô thị lớn của Việt Nam. Điều mà nhiều người khâm phục, tâm đắc đối với thành phố biển miền Trung này không chỉ là sự phát triển toàn diện, bền vững về nhiều mặt, mà còn sạch bóng người ăn xin, đối tượng lang thang. Để làm được điều này, lãnh đạo thành phố cho thành lập lực lượng chuyên trách xử lý người lang thang, ăn xin; cho lập đường dây nóng, thông báo số điện thoại rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các tấm pano đường phố để người dân tiện báo tin. Theo đó, bất kỳ ai phát hiện người ăn xin và báo cho lực lượng chức năng sẽ được thưởng “nóng” 200.000 đồng. Những người lang thang ăn xin sau đó được đưa về, lập hồ sơ, phân loại, thông báo cho gia đình, địa phương. Nếu bị tạm giữ lần đầu, được gia đình bảo lãnh, đương sự cam kết không tái phạm sẽ được hỗ trợ tiền tàu xe về nhà. Trường hợp tái phạm sẽ đưa đi lao động tập trung có thời hạn. Bằng việc làm kiên quyết trên, 10 năm qua Đà Nẵng đã xử lý 2.500 trường hợp (trong đó 90% là người ngoại tỉnh). Năm 2010, toàn thành phố còn 66 đối tượng bị phát hiện, từ đầu năm đến nay chỉ có 4 trường hợp.
Người đàn ông này giả vờ ôm đứa con bệnh tật để xin tiền trên đường NKKN, Q1
Với TPHCM, nơi tập trung số lượng người lang thang, ăn xin đông đúc đã giải quyết vấn nạn này như thế nào? Được biết, từ năm 2003, Sở LĐ – TB & XH đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng xin ăn để trục lợi, thành lập đường dây nóng, hỗ trợ các cơ sở bảo trợ xã hội, thành lập lực lượng kiểm tra xử lý… Mỗi năm, Sở LĐ – TB & XH thu gom khoảng 3.500 lượt người (chủ yếu từ các tỉnh, thành khác) đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội. Sau khi tập trung ba tháng (hoặc sáu tháng đối với người tái lang thang), khoảng 2.000 người có gia đình bảo lãnh được hồi gia. Còn lại, sở phân loại đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội để tổ chức chăm sóc, dạy văn hóa, dạy nghề.
Theo tinh thần Quyết định 2606/QĐ-UB ngày 27-5-2009 của UBND TPHCM, đến cuối năm 2010 thành phố phải giải quyết cơ bản tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng. Tuy nhiên, đến nay khắp các quận huyện, người ăn xin vẫn nhan nhản, trong đó có cả những đường dây chăn dắt “cái bang” gây nhếch nhác, phản cảm đối với bộ mặt phố thị.
Ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐ – TB & XH cho biết: “Cái khó của thành phố trong vấn đề này là địa bàn rộng lớn, phức tạp, người ăn xin khắp nơi tập trung về đây rất đông. Việc đưa đối tượng hồi gia thì dễ nhưng để giữ họ không quay trở lại thì rất khó, vì có nơi chính quyền địa phương chưa tận tình phối hợp, chính sách giải quyết việc làm chưa có.
Cũng theo ông Giang, Sở LĐ – TB & XH đang xây dựng đề án (thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015) nhằm giải quyết tình trạng trên một cách căn cơ. Trước mắt để hạn chế tình trạng người ăn xin, sở đã thành lập đường dây nóng (08.35533258) để người dân gọi đến khi phát hiện có người diễn kịch xin tiền. Những đối tượng này sẽ bị đưa vào quản lý tập trung tại các trung tâm, phát hiện lần đầu tập trung ba tháng, lần hai là sáu tháng, và tái diễn có thể đến một năm.
Theo CATP
"Cái bang" hoành hành thành phố Tam Kỳ
Hai thanh niên này giả v bị bệnh, ngày nào cũng đi khắp các ngã đưng ở TP.Tam Kỳ để xin tiền.
Sáng nay, PLVN online bám theo hai thanh niên độ 25 tuổi, ngày nào cũng lân la đến các quán cà phê, các quán nhậu, nơi đông ngưi qua lại để xin tiền.
Khi thấy chúng tôi chụp ảnh, cả hai vội vã xin tiền nhanh rồi bỏ đi nơi khác.
Hai thanh niên này, mỗi ngày xin được một số tiền không hề nhỏ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngưi thanh niên ấy đúng là đang được điều trị tại Bệnh viện Thần kinh Quảng Nam (phưng An Phú, TP.Tam Kỳ).
Theo Pháp Luật VN
Thừa Thiên Huế: Cám cảnh với những "hội cái bang" nơi cửa Phật Cch trung tm TP Hu khoảng 10km, tngi Quan Th Âm trê Tứ Tng (thn Bằng Lng, x Thy Bằng, thị x Hng Thy) khtimn tm linh m còn ni "ni ting" nnn xineo bm duch. Một số hình PV Dn trí ghi lic ti tngi Quan Th Âm ng Phật Đản. Đngi từ chn tngi Quan Th Âm di chừng 500m cn...