TP Hồ Chí Minh: 85,7% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Ngày 24/10, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, qua khảo sát 11.502 doanh nghiệp trong quý 3/2021, trong đó có đến 9.858 doanh nghiệp trả lời bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chiếm tỷ lệ 85,71% tổng số doanh nghiệp khảo sát.
Lĩnh vực, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ lệ 36,74%; Ít bị ảnh hưởng nhất là lĩnh vực thông tin và truyền thông, chỉ chiếm 3,69%.
Công nhân lao động Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng tại khu Công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp ở những lĩnh vực, ngành cũng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ 16,42%; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ chiếm tỷ lệ 8,79%; xây dựng chiếm 8,77%. Doanh nghiệp ở lĩnh vực vận tải kho bãi chiếm tỷ lệ 6,66%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ chiếm 4,85%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 4,77%; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 4,03%.
Theo đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, phần đông các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ lệ 42,7%; doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn chiếm 27,15%; chính sách hỗ trợ chưa kịp thời chiếm tỷ lệ 18,23%; doanh nghiệp thiếu vật tư, nguyên liệu sản xuất chiếm 11,92%.
Từ kết quả khảo sát trên, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố cũng ghi nhận trong 251.027 người lao động đang làm việc thì có đến 129.582 người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, chiếm tỷ lệ 51,62%. Trong đó, lao động giãn việc, nghỉ luân phiên chiếm 48,18%; lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cho thôi việc chiếm 32,21%; lao động tạm hoãn hợp đồng lao động chiếm 8,2%; lao động tạm nghỉ việc có hưởng một phần lương chiếm 7,45%; lao động tạm nghỉ việc không hưởng lương chiếm 3,96%.
Số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động trong những tháng cuối năm 2021 là 4.493 doanh nghiệp, chiếm 39,06% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp dự kiến giảm giờ làm việc hoặc nghỉ luân phiên chiếm 59,02%; tạm thời cho người lao động nghỉ việc có hỗ trợ một phần tiền lương chiếm 20,74%; cho lao động thôi việc chiếm 11,49%; tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương chiếm 8,75%.
Video đang HOT
Theo ông Phan Kỳ Quan Triết, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt từ tháng 7/2021, toàn Thành phố đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhiều giai đoạn và kéo dài. Theo đó, doanh nghiệp đã chịu áp lực không nhỏ khi phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy hoạt động khiến tỷ lệ lao động ngừng việc, mất việc có xu hướng tăng; người lao động thiếu việc làm, bị cắt giảm giờ làm, buộc thôi việc dẫn đến giảm, mất thu nhập.
Việc vận hành các phương thức của doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” hay “4 xanh” (gồm nhân lực xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh) đã làm giảm đáng kể lượng lao động tại doanh nghiệp. Tuy nhiên để duy trì lượng đơn hàng, các doanh nghiệp đã ra sức giữ chân lao động cũ cũng như tuyển dụng lao động bổ sung phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Để có thể nhanh chóng phục hồi ngay khi thành phổ trở lại trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp đã và đang xây dựng lại kế hoạch hoạt động, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ nhân sự, trong đó có cả kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới để thay thế những lao động đã nghỉ việc do dịch bệnh hoặc về quê… “Tuy nhiên, việc lượng lao động nhập cư về quê ồ ạt trong thời gian qua đã gây trở ngại rất lớn cho việc sắp xếp lại nhân sự trong doanh nghiệp”, ông Triết chia sẻ.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, hiện nhiều doanh nghiệp và người lao động bắt đầu quen dần với các hình thức làm việc tại nhà, làm việc trực truyến, nhất là những ngành nghề có liên quan nhiều đến công nghệ thông tin như thông tin và truyền thông, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ… Nhiều doanh nghiệp cũng dần thay đổi mô hình kinh doanh cũng như cách thức tuyển dụng để có đủ nhân sự và làm việc phù hợp trong tình hình hiện nay.
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các xu hướng tự động hóa và số hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ hỗ trợ sẽ càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tìm những hướng đi mới hiệu quả hơn để hoạt động trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ.
Do đó, người lao động trong giai đoạn này ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, cần phải nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tay nghề và tác phong công nghiệp. Đó là những thứ có giá trị bền vững để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong thời gian tới, trước những thay đổi của thị trường lao động do đại dịch COVID-19.
Pháp nằm trong Top 3 quốc gia Liên minh châu Âu có đầu tư vào Việt Nam
Với 632 dự án còn hiệu lực, có tổng vốn đăng ký 3,62 tỷ USD, hiện Pháp đang xếp thứ 3 trên tổng số 26 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) có đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của hai nước.
Xếp thứ 16/141 đối tác đầu tư của Việt Nam
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, với 3,62 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, hiện Pháp chiếm 14% tổng vốn FDI của EU đang đầu tư vào nước ta. Tuy nhiên, lại đứng thứ 16/141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có dự án đầu tư tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Riêng trong 8 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp Pháp đã đầu tư 20 dự án FDI mới tại Việt Nam, điều chỉnh mở rộng 9 dự án và thực hiện 83 lượt góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các dự án đầu tư tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư 8 tháng đạt 23,7 triệu USD, kết quả này được đánh giá khá "khiêm tốn" so với con số 19,12 tỷ USD vốn FDI mà Việt Nam thu hút được từ đầu năm đến nay.
Đã có 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư tại Việt Nam
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành được nhiều doanh nghiệp Pháp quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam, hiện Pháp đã đầu tư 135 dự án vào lĩnh vực này với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn FDI của quốc gia này vào Việt Nam. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện cũng thu hút 11 dự án, có tổng vốn đăng ký 1,07 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, kinh doanh bất động sản...
Hiện các doanh nghiệp Pháp đã có dự án đầu tư tại 35 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong đó, với quy mô các dự án lớn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu cả nước với 10 dự án FDI từ Pháp, có tổng vốn đầu tư là 1,62 tỷ USD, chỉ chiếm 1,6% số dự án, nhưng chiếm 44,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Hà Nội với 120 dự án, tổng vốn đầu tư 371,6 triệu USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến lần lượt là Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
Một số dự án tiêu biểu của Pháp tại Việt Nam tính đến thời điểm này là: Dự án Công ty Cổ phần Cảng Cái Mép Germadept, Terminal Link được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào năm 2008, tổng vốn đầu tư 520 triệu USD tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây là dự án của liên doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và Pháp; Dự án Nhà máy Điện BOT Phú Mỹ 2.2, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào năm 2001, có tổng vốn đầu tư 480 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Dự án nhà máy xi măng Hòn Chông, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2018, tổng vốn đầu tư 348 triệu USD với mục tiêu sản xuất xi măng, bê tông trộn sẵn tại tỉnh Kiên Giang.
Hỗ trợ các dự án đã, đang và sẽ đầu tư
Theo nhận định của giới chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều cơ hội thu hút FDI từ các quốc gia EU, trong đó có Pháp, nhất là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) được ký kết, trong đó EVFTA đã có hiệu lực từ tháng 8/2020. Bởi trong khu vực, ngoài Singapore thì chỉ duy nhất Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do với EU, trong khi đó, Singapore chỉ tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ, nên Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thu hút FDI từ EU, nhất là vào lĩnh vực sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài - cho rằng: EVIPA sẽ là chỗ dựa pháp lý quốc tế rất lớn để nhà đầu tư châu Âu, trong đó có Pháp yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, để hiện thực hóa cơ hội này, Chính phủ Việt Nam cần chú trọng hơn đến vấn đề minh bạch, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời quan tâm hơn nữa vào vấn đề sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra theo ông Nguyễn Văn Toàn, các doanh nghiệp châu Âu rất quan tâm đến sự ổn định về chính sách khi quyết định đầu tư, nên họ sẽ không bỏ vốn đầu tư vào những dự án lớn, dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn vào những nơi mà họ không có sự yên tâm về sự ổn định pháp lý, đây cũng là vấn đề Việt Nam cần cải thiện trong thời gian tới.
Dưới góc độ quản lý, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, để thu hút FDI từ Pháp, tới đây phía Việt Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Pháp đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép. Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh và phù hợp với định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài thời gian tới của Việt Nam, như: Công nghệ cao (AI, 3D), dược phẩm; công nghiệp truyền thống như sản xuất xe hơi, chế tạo lốp xe, bảo dưỡng máy bay dân dụng; khí phụ trợ; năng lượng tái tạo; xây dựng hạ tầng, giao thông công cộng, sân bay, cảng biển...
Cạn tiền không biết xoay đâu, tổng giám đốc sa chân vào tín dụng đen Theo nhiều DN, đến nay họ đã phải bán cả xe ô tô, cùng các tài sản cố định để duy trì hoạt động. Không ít DN đã phải tự cứu mình bằng cách tìm đến tín dụng đen, với mức lãi suất "cắt cổ" nhằm giải cơn khát vốn. Thiếu tiền không biết xoay đâu Khảo sát của Đại học Kinh tế...