TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao
Tình hình sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang dần hồi phục và có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Sản xuất công nghiệp khởi sắc
Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới, hai tháng đầu năm 2021, các ngành, lĩnh vực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó sản xuất công nghiệp đã có sự khởi sắc và đạt mức tăng trưởng trở lại, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 7,8% so với cùng kỳ năm truớc, tăng hơn 1,7% so với chỉ số sản xuất chung của ngành công nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 32,4%, ngành cơ khí tăng 5,1%, ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 3,6% và ngành hóa dược tăng 2,0%.
Với đà tăng trưởng trở lại của 4 ngành công nghiệp trọng điểm, kéo theo chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2021 của TP. Hồ Chí Minh tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 42,6%, sản xuất kim loại tăng 40,9%, sản xuất sản phẩm từ khoáng kim loại khác tăng 27,2%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ, tre, nứa tăng 27,0%.
Video đang HOT
Tuy nhiên cũng có một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh so cùng kỳ như: Công nghệ chế biến chế tạo khác giảm 30,2%, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 17,7%, sản xuất đồ uống giảm 9,8% và sản xuất trang phục giảm 9,2%… so với cùng kỳ năm 2020.
Sự hồi phục và tăng trưởng trở lại của công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trong 2 tháng đầu năm 2021 kéo theo tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phổ tăng 39,9% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, tăng 25%, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là động lực chính trong tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Thành phố với kim ngạch xuất khẩu tăng 33,5% và nhập khẩu tăng 24,7% so cùng kỳ.
Ưu tiên đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian tới, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm.
Năm 2021, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ưu tiên và tập trung đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm
Theo đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng và hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ làm động lực phát triển các ngành công nghiệp khác. Đồng thời, ưu tiên phát triển quỹ đất phục vụ công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho rằng, để ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ của thành phố phát triển hơn nữa, doanh nghiệp (DN) cần tiếp tục ứng dụng công nghệ trong đổi mới công nghệ sản xuất, chuyển đổi, làm chủ một số công nghệ sản xuất nhằm gia tăng một cách mạnh mẽ số lượng DN vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Song song đó, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nông sản qua kênh thương mại điện từ. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP… nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.
Nhằm phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, tập trung thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế – xã hội ổn đinh, vừa chống dịch hiệu quả. Đồng thời tập trung làm việc với các hiệp hội DN, các hội ngành nghề để nắm rõ tình hình và thực trạng, trên cơ sở đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời cho DN. Các DN cần tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, chủ động tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu, trong đó tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sản xuất dần phục hồi trong 2 tháng đầu năm 2021
Sản xuất công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tăng 6% trong 2 tháng đầu năm. Trong đó nổi bật có sản xuất sản phẩm điện tử tăng 32,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 28,0%; sản phẩm từ khoáng kim loại tăng 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 10,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,8%.
Dây chuyền sản xuất led của Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
Đây là số liệu thống kê của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố trong ngày 28-2. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 nên thành phố Hồ Chí Minh từng bước khôi phục hoạt động kinh tế khiến cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố 2 tháng gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số sản xuất đã dần phục hồi và phát triển. Thành phố vẫn tiếp tục nghiên cứu những chính sách mới, mang tính đột phá, đặc biệt việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định EVFTA và EVIPA mới được thông qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, chủ động tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu; trong đó tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn.
Kết quả cho thấy, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 1,3%.
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng hơn 1,7 điểm phần trăm so với chỉ số sản xuất chung của ngành công nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 32,4%; ngành cơ khí tăng 5,1%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 3,6%; ngành hóa dược tăng 2%.
Đối với ngành công nghiệp cấp II có 18/30 ngành cấp II có chỉ số đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó các ngành có mức tăng cao như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 48,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 32,4%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 30,2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 30%.
Một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất cộng lũy kế 2 tháng đầu năm 2021 tăng cao hơn so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm điện tử tăng 32,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 28,0%; sản phẩm từ khoáng kim loại tăng 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 10,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,8%.
Ngành công nghiệp truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19 nên chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 8,2%; sản xuất trang phục giảm 14,8%, duy có ngành dệt tăng nhẹ 1,6%.
Đắk Lắk cần chú trọng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Chiều 12/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính...