TP Hồ Chí Minh: 12.380 doanh nghiệp đã tự đánh giá rủi ro lây nhiễm dịch bệnh COVID-19
Tính đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có 12.380 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 do UBND TP Hồ Chí Minh ban hành.
Các cơ quan chức năng kiểm tra mức độ an toàn đối với dịch bệnh tại Công ty PouYuen Việt Nam. Ảnh: TTBC
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, thành phố đã ban hành 6/7 bộ chỉ số đánh giá về an toàn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của các ngành như: Công thương, giao thông vận tải, du lịch, y tế, văn hóa thể thao… Sau khi giao cho các doanh nghiệp, đơn vị tự đánh giá dựa theo các bộ tiêu chí về an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 của từng ngành, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện đánh giá lại một lần nữa dựa trên quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh sẽ đánh giá đối với những doanh nghiệp có trên 3.000 công nhân, các đơn vị, doanh nghiệp còn lại sẽ do các cơ quan chuyên môn của quận, huyện đánh giá, sau đó gửi kết quả báo cáo tổng kết lên Trung tâm.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, đã có 12.380 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí an toàn với dịch bệnh COVID-19. Kết quả của việc các doanh nghiệp tự đánh giá gồm: Mức độ rất ít rủi ro chiếm 60%, mức độ lây nhiễm thấp chiếm 28%, mức độ lây nhiễm trung bình chiếm 1%, mức độ lây nhiễm cao chiếm 0,1% và mức độ lây nhiễm rất cao: không có doanh nghiệp nào. Đối với các doanh nghiệp do các quận, huyện báo về, Trung tâm giám sát được 7.500 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp có mức độ rủi ro rất ít chiếm 49,4%, mức độ rủi ro ít chiếm 38,7%, mức độ rủi ro nhiễm trung bình 1,8%, mức độ rủi ro cao và rất cao 0%.
“Sau khi ban hành các bộ tiêu chí đánh giá độ an toàn với dịch bệnh, các đơn vị ,doanh nghiệp trên địa bàn cần khẩn trương triển khai đánh giá cụ thể, minh bạch và không làm cho có, cần làm nghiêm túc để có kết quả thực tế nhất. Bởi việc đánh giá theo các bộ tiêu chí rất quan trọng, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh trong doanh nghiệp, cộng đồng nói riêng và của Thành phố nói chung đạt hiệu quả cao nhất”, ông Lê Thanh Liêm nói.
Video đang HOT
Hoàng Tuyết
Gạo xuất khẩu đạt 32% hạn ngạch, bắt đầu xuất khẩu thêm gạo nếp
Theo cập nhật của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan), tính đến 15h ngày 23/4, cả nước đã xuất được gần 128.000 tấn gạo, đạt 32% hạn ngạch 400.000 tấn tháng 4.
Một điểm tập kết gạo tại Tiền Giang. Ảnh: Cảnh Kỳ
Như vậy, tới ngày 26/4, tức chỉ còn chưa đầy 3 ngày nữa, nếu các doanh nghiệp (DN) đã mở tờ khai không gom đủ gạo để xuất thì các tờ khai sẽ bị hủy.
Theo nguồn tin của Tiền phong, gạo được đăng ký tờ khai xuất đi nhiều nhất qua địa bàn Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Tổng số lượng gạo đăng ký xuất khẩu qua địa bàn này khoảng 300.000 tấn gạo, thuộc 500 tờ khai.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong số 39 DN đăng ký xuất khẩu gạo hạn ngạch 400.000 tấn tháng 4, Cty CP Tập đoàn Intimex mở được 102 tờ khai với 96.234 tấn gạo, chiếm số lượng gạo xuất nhiều nhất.
Doanh nghiệp đăng ký được sản lượng gạo XK lớn thứ 2 trong hạn ngạch 400.000 tấn là TCty Lương thực miền Nam (Vinafood2), tổng lượng gạo đăng ký 38.356 tấn.
Xếp thứ 3 là Cty CP XNK Kiên Giang với 19 tờ khai, tổng lượng gạo đạt hơn 35.000 tấn.
Trong một diễn biến liên quan, ngay sau khi Phó Thủ tướng và Bộ Công thương đồng ý cho xuất khẩu gạo nếp, tối qua, 22/4, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hỏa tốc gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; các doanh nghiệp xuất khẩu gạo; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu loại gạo này.
Tính đến 12h trưa nay 23/4, có khoảng 85 DN đã đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo nếp. Tuy nhiên, hiện chưa có thống kê cụ thể lượng gạo các DN này đăng ký.
Tổng cục Hải quan cho biết, đã thiết lập trên Hệ thống VNACCS/VCIS để các DN thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu các lô h àng nếp (bao gồm thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) từ 0 giờ ngày 23/4.
Về việc khai hải quan đối với nếp (bao gồm thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp), để hỗ trợ Hệ thống phân biệt, theo dõi lượng hàng xuất khẩu đổi với các mặt hàng gạo khác, Tổng cục Hải quan đề nghị các DN thực hiện khai hải quan theo hướng dẫn.
Theo đó, trường hợp xuất khẩu gạo nếp, người khai hải quan khai rõ mã số hàng hóa là 1006.30.30 tại ô mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan. Tại ô mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan, người khai hải quan khai rõ tên hàng là gạo nếp.
Trường hợp xuất khẩu thóc nếp và tấm nếp, người khai hải quan khai mã số hàng hóa 1006.30.30 tại ô mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan. Tại ô mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan, người khai hải quan khai rõ tên hàng tương ứng là thóc nếp, mã số hàng hóa là 1006.10 và tấm nếp, mã số hàng hóa là 1006.40.
Số lượng thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp xuất khẩu không tính trong hạn ngạch gạo xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nhận được văn bản cần thông báo đến các DN xuất khẩu gạo trên địa bàn để thực hiện.
Tuấn Nguyễn
FPT, Thế giới Di động vẫn thu nghìn tỷ thời dịch Covid-19 Giữa thời dịch Covid-19, các doanh nghiệp bán lẻ điện tử như FPT hay Thế giới Di động vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng. FPT cho biết, tuy bị ảnh hưởng nhẹ trong quý I/2020 bởi đại dịch Covid-19, FPT vẫn tiếp tục đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, doanh thu hợp nhất và lợi nhuận...