TP HCM xóa 7 điểm ngập năm 2013
Với 9 dự án cải tạo hệ thống thoát nước sẽ được thực hiện từ tháng 4 tới, TP HCM đặt mục tiêu giải quyết dứt điểm thêm 7 điểm ngập trong năm 2013.
UBND thành phố vừa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn theo tiến độ 9 dự án cải tạo hệ thống thoát nước để đạt được mục tiêu giải quyết 7 điểm ngập trong năm 2013.
9 dự án này được thực hiện tại đường Dương Tử Giang (từ Nguyên Trãi đến Trang Tử); đường Trang Tử (từ Đỗ Ngọc Thạnh đến Nguyễn Thị Nhỏ); đường Trần Hưng Đạo (từ đường Học Lạc đến đường Châu Văn Liêm); đường Phạm Đình Hổ (từ Hồng Bàng đến Lê Quang Sung); đường Hùng Vương (từ Phạm Đình Hổ đến Minh Phụng); đường Tôn Thất Hiệp (từ Tuệ Tĩnh đến 3/2); đường 3/2 (từ Hàn Hải Nguyên đến Lê Đại Hành); đường Tân Hòa Đông (từ An Dương Vương đến vòng xoay Phú Lâm) và dự án Cải tạo rạch Ba Bột.
Video đang HOT
TP HCM vẫn còn nhiều khu vực bị ngập do mưa và triều cường gây ảnh hưởng đến giao thông và cuộc sống của người dân. Ảnh: H.C.
Theo Trung tâm chống ngập TP HCM, 10 năm qua đã hoàn thành 172 công trình phục vụ chống ngập, chủ yếu tập trung vào các dự án vệ sinh môi trường, cải thiện môi trường nước và nâng cấp đô thị. Hiện, thành phố tiếp tục triển khai khoảng 100 công trình phục vụ công tác chống ngập giai đoạn 2011-2015, tập trung ở khoảng 100 km2 thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh.
Năm 2012, thành phố đã xóa 7 điểm ngập và 3 điểm đang được nỗ lực thực hiện là quốc lộ 1A (quận 12), đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) và đường Gò Dưa (quận Thủ Đức). Vùng trung tâm hiện chỉ còn 14 điểm ngập.
Theo VNE
'Dự án bô xít vừa làm vừa nghiên cứu điều chỉnh'
Cho rằng Bô xít Tây Nguyên là dự án mang tính thử nghiệm, đại diện Chính phủ cho rằng trong quá trình thực hiện sẽ có xem xét, điều chỉnh. Theo đó, việc dừng đầu tư cảng Kê Gà ở giai đoạn hiện nay là hợp lý.
Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà cũng như tính hiệu quả của dự án Bô xít Tây Nguyên là một trong những câu chuyện được quan tâm nhất tại phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 28/2. Trả lời báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng bô xít là một trong những tài nguyên mà Việt Nam có trữ lượng ở tầm quốc tế, có chủ trương và quy hoạch khai thác từ lâu. "Tinh thần chung là khai thác tài nguyên là phải vừa sử dụng, vừa tiết kiệm", ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng việc dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý. Ảnh: Nhật Minh
Do là dự án mang tính thử nghiệm nên theo Bộ trưởng, ngay từ đầu, Chính phủ đã chỉ đạo Chủ đầu tư trực tiếp là Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin) triển khai theo phương châm vừa làm, vừa nghiên cứu một cách cẩn trọng. Trong đó, việc quy hoạch, đầu tư cảng, hệ thống vận tải đường bộ cũng là thành phần quan trọng.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, ban đầu, khi triển khai các dự án thí điểm khai thác, Vinacomin đã khảo sát năng lực hiện có, khả năng đầu tư mở rộng cũng như nhu cầu nguồn hàng, sao cho khoảng cách vận chuyển từ nơi khai thác, chế biến ra đến cảng là gần nhất. Từ đó đi đến quyết định rằng cần đầu tư cảng Kê Gà.
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét quy mô dự án, sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực để tính khối lượng hàng hóa ra vào cảng, Vinacomin đã báo cáo với Bộ Công Thương rằng ở thời điểm hiện nay, chưa cần thiết đầu tư mà có thể tạm thời sử dụng cảng khác. "Dừng đầu tư cảng Kê Gà, theo tôi, đây là một quyết định hợp lý", Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định.
Ông Đam đồng thời cũng nhấn mạnh thêm rằng, với mọi dự án, khi chuẩn bị đầu tư, doanh nghiệp đều phải mất một phần chi phí, nhưng nếu việc dừng lại có lợi hơn, không ảnh hưởng tới quy hoạch chung... thì phải dừng. "Việc này cũng nằm trong quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của Vinacomin", ông nói.
Về hiệu quả đầu tư của dự án khai thác bô xít, đại diện Chính phủ cho rằng cần tính đến hiệu quả tổng thể trong vòng đời dự án, kéo dài 20 - 50 năm. Theo đó, bên cạnh yếu tố kinh tế, còn cần tính tới những tác động tích cực khác về mặt xã hội.
"Chẳng hạn như trước đây, khi nói về địa điểm đặt Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nếu nói kinh tế đơn thuần thì các chuyên gia, nhà đầu tư... ai cũng nói rằng không thể đặt ở đó. Nhưng nếu tính ra ngoài yếu tố kinh tế đơn thuần, giúp vực dậy cả một khu vực miền Trung như chúng ta đang có điều kiện thực hiện thì đó là hiệu quả", ông Đam nhận định.
Theo VNE
Bắt hai Phó giám đốc Sở ở Bình Phước Sáng nay 22.2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với 3 người, trong đó có 2 phó giám đốc Sở. Cụ thể, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã bắt tạm giam ông Nguyễn...