TP HCM xây loạt nhà vệ sinh công cộng 5 sao
Dịp Tết, các công viên, bến xe tại TP HCM sẽ có 11 nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 4-5 sao kèm máy ATM để phục vụ người dân và du khách.
Sở Giao thông Vận tải là cơ quan được UBND TP HCM giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện lắp đặt thí điểm các công trình này với yêu cầu đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị và bố trí các mảng xanh che chắn xung quanh, đủ ánh sáng hoạt động 24/24, thuận tiện cho việc tiếp cận và sử dụng của người dân.
Nhà vệ sinh công cộng kiêm tiệm tạp hóa thường thấy trên các tuyến đường tại khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Trung Sơn
Vị trí xây 11 nhà vệ sinh công cộng và trạm ATM tại các công viên 23/9, Tao Đàn, Lê Văn Tám, Gia Định, bến xe Chợ Lớn, bến xe Đầm Sen và sẽ được đưa vào sửa dụng trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Trao đổi với VnExpress, ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, việc xây dựng các công trình này được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, các ngân hàng sẽ chi trả toàn bộ chi phí với số vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng mỗi cái (diện tích 60 m2). Các nhà vệ sinh này đều phải đảm bảo tiêu chuẩn 4-5 sao. Do còn chưa đầy một tháng nữa là Tết nên chỉ có thể hoàn thành khoảng 3 nhà vệ sinh kèm máy ATM để phục vụ người dân.
“Nhà nước không tốn đồng nào và khi đưa vào sử dụng sẽ miễn phí hoàn toàn. Các đơn vị này cũng phụ trách việc thuê nhân công lau chùi tại các nhà vệ sinh này và cả chi phí điện, nước. Theo yêu cầu của UBND TP, tại các điểm này không được quảng cáo mà chỉ có các áp phích tuyên truyền, cổ động”, ông Cường nói và cho biết nếu việc thí điểm thành công, thành phố sẽ cho phép nhân rộng mô hình này.
Tại TP HCM, dù số lượng người dân đông nhất nước, mỗi năm lại đón hơn 60% lượng khách du lịch của cả nước, song nhà vệ sinh công cộng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cá nhân của người dân. Tổng cộng trên địa bàn TP HCM có khoảng 170 nhà vệ sinh công cộng lắp đặt trên nhiều tuyến đường, công viên tập trung nhiều ở khu vực quận 1 chủ yếu phục vụ khách vãng lai, khách du lịch.
Video đang HOT
Quyết định 225 của Tổng cục Du lịch năm 2012 quy định về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch nêu rõ “nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch phải đáp ứng điều kiện bảo đảm vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế”. Ngoài ra còn có các tiêu chí khác như có biển báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đặt ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, thông thoáng, sạch sẽ và phải hoạt động 24/24.
Hữu Công
Theo VNE
Đừng để xấu hổ vì các đoàn đi công tác nước ngoài
"Nhiều nước bạn phản hồi, có nhiều vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự" - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu lên sự lãng phí tiền của ngân sách Nhà nước.
Thực trạng lãng phí ngân sách
Năm 2012 tổng số có 3.780 đoàn của các bộ, ngành đi nước ngoài. Như vậy, tính trung bình một ngày có tới 6 đoàn đi công tác nước ngoài. Sang năm 2013 tuy có giảm nhưng số lượng còn lớn, tới 3.200 đoàn.
Còn theo thống kê từa các bộ, ngành và địa phương báo lên thì số đoàn đi của tỉnh, thành năm 2012 là 5.800 đoàn, sang năm 2013 là 4.926 đoàn; đoàn công tác từ các bộ, ngành năm 2012 là 2.043 đoàn và năm 2013 giảm xuống còn 1.029 đoàn (giảm 75%).
Đây là số liệu Bộ trưởng Phạm Bình Minh báo cáo trước Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, để nhấn mạnh, việc quá nhiều đoàn của các bộ, ngành, địa phương liên tiếp đi công tác nước ngoài dẫn tới sự trùng lặp, lãng phí không cần thiết.
Trung bình 1 ngày có 6 đoàn đi công tác bằng tiền ngân sách nhà nước. Ảnh minh họa
"Vấn đề ở chỗ, các đoàn đi về cơ bản thúc đẩy tăng cường quan hệ có hiệu quả, nhưng có những đoàn đi lại không mang lại hiệu quả, bị trùng lặp nội dung tham quan, nghiên cứu. Số đoàn này chủ yếu là các đoàn đi với tư cách nghiên cứu. Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất nước" ông nói.
Do đó, để đảm bảo hoạt động đối ngoại có hiệu quả, Bộ trưởng Ngoại giao đề xuất, các đoàn đi công tác nước ngoài nên chia sẻ kinh nghiệm học tập.
Thủ tướng: Chúng ta lãng phí quá nhiều vì đi công tác
Sau khi nghe báo cáo từ Bộ trưởng Minh, Thủ tướng nói: "Tôi thấy đi nước ngoài nhiều quá, nghe báo cáo thấy có đoàn Việt Nam đến người ta sợ. Rồi tham quan, giao lưu, tiếp khách,... chi phí vẫn quá lớn. Tôi đề nghị các bộ, ngành địa phương hết sức chú ý".
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu chấn chỉnh ngay để đất nước không phải xấu hổ vì có quá nhiều đoàn đi công tác nước ngoài như vậy.
"Đề nghị Bộ Ngoại giao rà soát lại và có đề xuất kiểm soát số lượng người đi nước ngoài", Thủ tướng chỉ đạo.
Không chỉ lãng phí từ việc cử cán bộ đi công tác như trên, nhiều địa phương cũng nhắc tới chuyện "vi hành" trong nước của một số bộ, ngành nhân buổi đối thoại với Chính phủ.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh chia sẻ, có ngày tỉnh tiếp tới 70 đoàn công tác. Có đoàn vào tới 3 tuần hoặc hơn một tháng. Do đó, vị lãnh đạo tỉnh An Giang đề nghị cần thống nhất việc tổ chức đoàn công tác tránh trùng lặp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trước đó, nói đến việc các lãnh đạo Việt Nam sang nước ngoài công tác, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã thẳng thắn nhận xét.
"Cách đây 12 năm, năm 2000, khi tôi còn làm Tham tán lãnh sự ở Liên Bang Nga, tôi với Đại sứ quán ta ở Liên bang Nga cùng với Tổng cục du lịch tổ chức hội thảo quốc tế. Tôi là người tham gia trực tiếp và tôi chứng kiến sự việc.
Các lãnh đạo Tổng cục du lịch, lúc đó sang chỉ đưa cho chúng tôi một ít băng video (vì ngày đó còn chưa có đĩa CD), rồi một số tờ bướm quảng cáo, một số tư liệu về du lịch, nó là những quyển sách hướng dẫn rất nhỏ. Còn các lãnh đạo Tổng cục du lịch gồm Tổng cục phó và một số cán bộ ở các vụ, chuyên môn đi đâu đó", Thứ trưởng Sơn thẳng thắn phản ánh.
Theo Đất Việt
Nhà vệ sinh dát vàng vì quan chức đi Tây nhiều? So với các nước phát triển, đề án nhà vệ sinh tiền tỷ chưa là gì. Ở các nước Anh, Pháp nhà vệ sinh đầu tư hàng mấy chục ngàn euro, số tiền đó không hề lớn, các thiết bị rất cao cấp, mà phải dùng nó chứ không thể dùng nhà vệ sinh thông thường thế kỉ 20 được", ông Nguyễn Mạnh...