TP HCM xây ga xe buýt nhanh ở Phú Mỹ Hưng
Để thuận tiện cho việc kết nối giao thông, nhà ga đầu tiên của tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1 của TP HCM sẽ được xây dựng ở khu E – Khu đô thị Nam Sài Gòn.
UBND TP HCM vừa châp thuân chủ trương chọn vị trí nhà ga đầu của tuyến BRT số 1 với quy mô 3 ha tai khu E – Khu đô thị mới Nam Sài Gòn (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh). Đây cũng là bến xe miền Tây mới trong tương lai (không như quy hoạch trước đây là tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh).
Tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của TP HCM sẽ bắt đầu từ khu E – Khu đô thị Nam Sài Gòn (huyện Bình Chánh), chạy dọc theo đường Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ và kết thúc tại nút giao Cát Lái (quận 2). Ảnh: Hữu Công
Theo UBND TP, trong giai đoạn chưa sử dụng bến xe miền Tây mới, lộ trình của tuyến BRT đầu tiên của TP HCM sẽ được điều chỉnh như sau: Nút giao Cát Lái (Rạch Chiếc) – Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt – An Lạc (quay đầu tại khu vực trước vòng xoay An Lạc).
Bên cạnh đó, UBND TP cũng đồng ý việc nghiên cứu bổ sung hạng mục nhà ga cuối của tuyến BRT số 1 lồng ghép vào khu vưc Quảng trường ga cua Khu Liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2, TP HCM); đồng thời duy trì vi tri ga trung chuyển của tuyến BRT số 1 tại khu vực Ga Thủ Thiêm (quận 2).
Tuyến BRT số 1 (dài gần 29 km) với số vốn đầu tư gần 156 triệu USD sẽ được khởi công trong năm 2014 và hoàn thành vào giữa năm 2018. Điểm đầu tuyến được xác định tại bến xe miền Tây và điểm cuối tại ngã 3 Cát Lái (quận 2), gồm các hạng mục: 1 depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến và 30 xe buýt (sử dụng khí nén thiên nhiên – CNG).
Video đang HOT
Theo ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố (đơn vị được UBND TP giao làm chủ đầu tư dự án BRT số 1) xe buýt nhanh với lợi thế là thời gian thi công ngắn, chi phí đầu tư thấp (bằng 1/40 vốn đầu tư của metro). Trong khi đó, khả năng vận chuyển lớn với 200 chỗ và tốc độ nhanh (khoảng 40 km/h, gấp đôi xe buýt hiện nay vì có làn đường riêng) nên rất phù hợp với các nước đang phát triển, các thành phố lớn đông dân trên thế giới.
Theo VNE
Gã phụ hồ 'hóa thánh bà' chữa bách bệnh bằng... rau lợn
Một nam thanh niên làm nghề phụ hồ bỗng dưng được "thánh nhập", tuyên bố mình có thể chữa bách bệnh, xem bói và cho số đề.
Từ sáng sớm, nhiều người đổ về nhà 'thánh bà' để xem bói chữa bệnh
Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ngày nào nhà của " thánh bà" Lương Văn Lên (ngụ phố An Hà Trung, phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cũng chật kín người kéo đến xem bói, chữa bệnh.
Sáng 24/3, trong vai một người bị bệnh, chúng tôi đến nhà "thánh bà" Lương Văn Lên nhờ giúp đỡ. Trên đường vào nhà "thánh bà", nhiều rổ đựng rau dại đặt ngổn ngang dưới đất để phơi nắng. Loại rau này thường được người dân cho heo ăn, vào tay "thánh bà" lại trở thành thuốc chữa bách bệnh. Phía trước nhà lúc nào cũng khói hương nghi ngút.
Rau heo ăn chữa... bách bệnh của "thánh bà"
Khi chúng tôi đến, có ít nhất 30 người đang chờ ở nhà "thánh bà". Nam thanh niên tự xưng là "thánh bà" chừng 25 tuổi, trên người mặc bộ áo dài trắng xám. Dù già hay trẻ, thanh niên này đều xưng "bà" với "con", giọng nói nửa nam nửa nữ, lai lai giọng Huế. Người này cầm một cây bút lông mực đỏ, phía trước mặt đặt một tập giấy vàng mã, một chiếc dĩa và một đồng tiền xu. Bên cạnh thanh niên này có hai phụ nữ một già một trẻ (theo nhiều người đó là mẹ và chị gái của anh ta), có nhiệm vụ ghi lại những vật dụng mà y nói và chuẩn bị thuốc, nước thánh cho khách.
Khách đến nhà Lên đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi, đa phần là phụ nữ đến cầu xin "bà" cứu giúp vì bị chồng bỏ theo gái, xem đường tình duyên hoặc xin "lộc". Rất nhiều người đến để chữa bệnh với niềm tin đau ít đau nhiều "bà" đều chữa khỏi (?!)
Chờ mãi tới tận gần 12h trưa, chúng tôi mới đến lượt được "bà" chữa bệnh. Khi tôi trình bày bị đau cổ họng, người mệt uống thuốc lâu ngày không khỏi, "bà" Lên cho rằng tôi bị bệnh thiếu can xi. Để chữa bệnh, "bà" Lên bảo hai phụ nữ đưa 3 chai nước lọc loại nhỏ. Người phụ nữ rót mỗi chai một ít nước ra ly, sau đó đốt tờ giấy vàng mã rồi lấy tàn tro hòa vào nước, rót vào 3 chai đưa về uống 3 ngày sẽ hoàn toàn khỏi bệnh.
Khi ra về, chúng tôi còn được "bà" cho "lộc" bằng một con số đề!
Nước thánh uống vô khỏi bệnh hạ canxi!
Theo quan sát của chúng tôi, người đến nhà Lên xem bói có thể bỏ bao nhiêu tùy tâm. Tuy nhiên, ít nhất cũng phải 20.000 đồng, chỉ trong vòng buổi sáng, trên chiếc dĩa đặt giữa bàn ít nhất cũng được 500.000 đồng.
Những người sống gần đó cho biết, Lương Văn Lên là người ít học, trước đây làm thợ hồ. Từ trước Tết, rộ lên tin đồ Lên được một "thánh bà" nhập hồn có thể chữa được các bệnh tật và xem bói rất đúng nên ngày nào nhà Lên cũng chật kín người. Lên hoạt động hết sức công khai mà chẳng có cơ quan chức năng nào ngăn cấm.
Ông Trương Thanh Khôi, Phó chủ tịch UBND phường An Phú, cho biết có nghe thông tin Lên xem bói, cho số đề nhưng không biết Lên chữa bệnh cho người dân. "Anh này trước đây đi phụ hồ, giờ chẳng hiểu sao lại đi xem bói. Người ta học hành còn không chữa được bệnh, anh này phụ hồ thì làm sao mà chữa bệnh được. Chúng tôi sẽ nhanh chóng cử người đến kiểm tra, lập biên bản đề nghị chấm dứt việc hoạt động mê tín dị đoan, đồng thời sẽ tổ chức tuyên truyền cho người dân không nên tin bậy để tránh tình trạng tiền mất tật mang" - ông Khôi nói.
Theo Xahoi
Cô gái trẻ và bi kịch cuộc tình trên mạng Tình cờ quen nhau trên mạng, chưa hề gặp mặt nhưng cô gái trẻ cùng bạn trai vào khách sạn "tâm sự", sau đó bị giết, cướp tài sản. Trong căn nhà nhỏ nằm cuối con hẻm ở khu phố Nguyễn Trãi (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) mấy ngày nay rất đông người tìm đến chia buồn cùng...