TP. HCM: Tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
UBND TP. HCM vừa có chỉ đạo về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn TP. HCM.
TP. HCM tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Ảnh minh họa)
Theo số liệu của BHXH TP. HCM, tính đến ngày 31/7/2020, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn TP là 23.253 người, (giảm 311 người so với năm 2019, đạt 35,83% so với kế hoạch); và số người tham gia BHYT cũng giảm 195.727 người so với năm 2019, (đạt 89,8% so với kế hoạch giao).
Để phát triển các đối tượng tham gia BHXH và BHYT trên địa bàn, UBND TP. HCM vừa có chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các phòng ban chức năng, UBND các phường, xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện việc tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình, hoàn thành các chỉ tiêu do UBND TP giao năm 2020.
Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tiếp tục phối hợp với BHXH quận, huyện tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn nhóm tại các khu dân cư để vận động người dân lao động tự do trên địa bàn tham gia BHXH tự nguyện, BHYT, quan tâm vận động các trường hợp người dân đã tham gia BHYT nhưng chưa tham gia BHXH tự nguyện. Theo dõi, bám sát việc thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình và BHXH tự nguyện của UBND các phường, xã, thị trấn và đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị trong các kỳ họp giao ban của UBND quận, huyện.
Video đang HOT
TPHCM: Nợ đọng Bảo hiểm xã hội hơn 5.245 tỷ đồng
Mặt khác, tiếp tục vận động mạnh thường quân hỗ trợ khoản 30% chi phí mua thẻ BHYT cho đối tượng thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn, hỗ trợ BHXH tự nguyện cho đối tượng dân quân tự vệ, bảo vệ tổ dân phố và người dân gặp hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đồng thời, UBND TP cũng giao BHXH TP chỉ đạo BHXH các quận, huyện tăng cường công tác phối hợp với UBND phường, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng tuần, lựa chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế, mời những đối tượng tiềm năng tham gia các buổi tuyên truyền, tư vấn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Vì mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội luôn tận tâm, tận tình phục vụ, bảo đảm quyền lợi cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Kết quả này góp phần quan trọng vào mục tiêu chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội luôn tận tâm phục vụ, bảo đảm quyền lợi cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Ảnh: Hữu Tiệp
Chính sách đi vào đời sống
Không may mắc bệnh Hemophilia - rối loạn đông máu di truyền, nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Tuyên (27 tuổi, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa) liên tục phải vào điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, chi phí rất tốn kém. May mắn được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, anh Tuyên được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả 100% kinh phí điều trị. "Chỉ tính từ tháng 4-2019 đến nay, tôi đã nhập viện điều trị hơn 10 lần với chi phí điều trị lên tới gần 2,5 tỷ đồng. Nếu không có bảo hiểm y tế, gia đình tôi không biết lấy đâu ra số tiền này để trả viện phí", anh Tuyên nói.
Cũng nhờ có thẻ bảo hiểm y tế, được chữa trị kịp thời nên sức khỏe của bà Hoàng Thị Diệu Trà (78 tuổi, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân) dần chuyển biến tích cực. Năm 2018, bà Trà bị tai biến mạch máu não, phải điều trị hơn 1 năm ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trong quá trình chữa trị, bà Trà được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả viện phí là 140 triệu đồng.
Trường hợp anh Tuyên và bà Trà chỉ là hai trong số nhiều bệnh nhân được hưởng lợi từ bảo hiểm y tế. Thống kê của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho thấy, hiện bảo hiểm y tế đã mở rộng diện bao phủ đến gần 90% dân số Thủ đô, tương ứng với gần 7 triệu người. 100% người tham gia bảo hiểm y tế đều được bảo đảm các quyền lợi chính đáng. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội đã thực hiện đầy đủ quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho gần 16 triệu lượt bệnh nhân với tổng chi phí hơn 25.000 tỷ đồng.
Cũng theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, hiện toàn thành phố có hơn 1,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 37% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1,48 triệu người so với năm 1995, trong đó bảo hiểm xã hội tự nguyện đã thu hút gần 40.000 người lao động làm nông nghiệp, làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức tham gia, tăng gần 40 lần so với năm đầu triển khai chính sách này (năm 2008).
"Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng nhanh đã khẳng định chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng đi sâu vào đời sống, góp phần thực hiện vai trò là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội", Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Đàm Thị Hòa khẳng định.
Thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân
Để làm tốt công tác an sinh xã hội, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Bảo hiểm xã hội luôn tận tâm, tận tình phục vụ; tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận với chính sách. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu đề ra khi tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn ít.
Nhằm khắc phục tình trạng này, ngành Bảo hiểm xã hội Thủ đô đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội để nhiều người dân hiểu và tích cực đăng ký tham gia. "Nhằm hoàn thành mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, ngành Bảo hiểm xã hội rất cần các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ về tính ưu việt của chính sách", Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Nguyễn Công Định bày tỏ.
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã Hội Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh, để tạo niềm tin, thu hút đông đảo người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cơ quan Bảo hiểm xã hội cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách tại các đơn vị, doanh nghiệp, xử lý nghiêm những đơn vị trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế...
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa cho biết, thời gian tới, toàn ngành tiếp tục thực hiện ba giải pháp đột phá trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Đó là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch hồ sơ điện tử và phát huy sức mạnh liên ngành để nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, nhằm tăng thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội, góp phần bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người tham gia. Phấn đấu đến năm 2021, Hà Nội có số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt hơn 1%, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 40% lực lượng lao động trong độ tuổi; đến năm 2025, tỷ lệ này tăng lần lượt lên 3% và 50%. Đặc biệt, bảo hiểm y tế sẽ mở rộng diện bao phủ đến gần 100% dân số Thủ đô trong tương lai gần.
Đẩy mạnh thanh toán bảo hiểm xã hội trực tuyến Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Khánh Hòa hiện đang hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, người dân thực hiện các ứng dụng trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao ứng dụng trực tuyến, tiết kiệm nguồn kinh phí cho xã hội. Triển khai 2...