TP HCM tìm lời giải cho bài toán phát triển nhà ở
TP HCM là địa phương có tốc độ phát triển dân số nhanh, kéo theo đó là bài toán giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân.
Thực tế cho thấy, tại một số huyện vùng ven như Bình Chánh, Hóc Môn…tình trạng xây dựng trái phép, mua bán nhà đất không đủ pháp lý rất “ nóng” mà những người vi phạm lại chủ yếu là người dân thu nhập thấp. Vậy lời giải nào cho bài toán nhà ở tại TP HCM?
Quá tải dân số, hạ tầng không đáp ứng kịp
Theo Sở Xây dựng TP HCM, trong 10 năm qua, dân số TP HCM tăng hơn 1,8 triệu người. Tổng dân số dự kiến đến năm 2030 là trên 11 triệu người. Dự báo, nhu cầu về nhà ở tại TP HCM trong 10 năm tới là gần 150 triệu m2 sàn. Một áp lực cho TP HCM là trung bình 5 năm dân số tăng thêm 1 triệu người, dẫn tới hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở…không đáp ứng kịp. Hiện mật độ dân số của thành phố là hơn 4,2 người/km2, cao hơn mật độ dân số cả nước 14,7 lần, tập trung tại các quận trung tâm của thành phố.
TP HCM tìm lời giải cho bài toán nhà ở trong 10 năm tới.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, hiện thành phố có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần 1/4 tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Khoảng 50% dân số thành phố là người thu nhập thấp, bao gồm cán bộ, công chức, người lao động và dân nhập cư. Những đối tượng này có nhu cầu lớn về nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền. Để giải quyết bài toán nhà ở phân khúc này, TP HCM cần dành quỹ đất công và 20% từ các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, thành phố cần quy hoạch các đô thị vệ tinh, trong đó có khu đô thị bình dân, nhà ở vừa túi tiền nhưng đảm bảo đầy đủ tiện ích, dịch vụ, hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện: “Nếu phát triển được hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi thì chắc chắn giải quyết được bài toán nhà ở. Bởi phát triển các khu đô thị vệ tinh, khu dân cư quy mô lớn ở vùng ven và các tỉnh giáp ranh TP HCM thì giá đất mới ở mức thấp nhất, kinh tế nhất”.
Cần phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
Video đang HOT
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lê Thành, đơn vị chuyên phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp cho rằng, để bán căn hộ với mức giá từ 400 đến 500 triệu đồng/căn thì cần chọn địa điểm nằm ở vùng ven thành phố, diện tích xây dựng từ 35 đến 45 m2.
Ông Nghĩa đề xuất những thành phố lớn như TPHCM trong quá trình quy hoạch nên có khu vực cụ thể để phát triển nhà ở xã hội, dành những quỹ đất rải rác ở nhiều vị trí khác nhau để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. “Tôi cho rằng thành phố phải có quy trình riêng, khi đã quy hoạch khu vực xây dựng nhà ở xã hội thì có quy trình duyệt pháp lý thật nhanh, làm sao thi công và đưa vào sử dụng tốt nhất, có nguồn cung tốt cho người dân. Khi đó người dân được an cư lạc nghiệp, tinh thần thoải mái hơn, khi đó sẽ tăng năng suất lao động của thành phố”.
Nhiều người dân TP HCM đang mong mỏi có chỗ ở để ổn định cuộc sống.
Về phía lãnh đạo thành phố, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết trong thời gian tới, để phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp cần phải có tầm nhìn cao hơn, gắn với quy hoạch vùng. Khi kinh tế – xã hội ở các đô thị trong vùng phát triển thì sẽ giảm bớt áp lực di dân đổ về TP HCM. Theo ông Hoan, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội hiện vẫn phải thực hiện các thủ tục, quy trình giống như nhà ở thương mại nên rất chậm, cần phải có sự thay đổi để khuyến khích phát triển phân khúc này. Đối với người dân, cần có cơ chế tài chính hỗ trợ để người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội.
Giải bài toán nhà ở để hạn chế vi phạm xây dựng
Việc Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đi thị sát thực tế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Bình Chánh vào ngày 17/5 vừa qua không chỉ để chấn chỉnh công tác quản lý. Qua đó, có thể thấy nếu làm tốt việc phát triển nhà ở cho người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp, thì sẽ giảm bớt được tình trạng xây nhà không phép, sai phép. Người dân có nhà ở hợp pháp thì sẽ không lâm vào tình trạng “biết mà vẫn vi phạm”, vì nhu cầu an cư, ổn định sinh hoạt là nhu cầu chính đáng.
Ông Nhân nhấn mạnh, những người làm quản lý phải suy nghĩ để giải bài toán nhà ở. “Người dân bức xúc chính đáng thì mình cũng phải bức xúc để cùng suy nghĩ, giải quyết. Nếu người dân có nhu cầu chỗ ở chính đáng mà chúng ta chưa đáp ứng được, thì phải suy nghĩ làm thế nào để đáp ứng”.
Dự kiến, đến tháng 8/2020, TP HCM sẽ hình thành xong đề án phát triển nhà ở cho người dân trong 10 năm tới. Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa phải có tầm nhìn chiến lược trong dài hạn. Trước mắt là để đáp ứng mong mỏi về chỗ ở chính đáng cho người dân TP HCM, còn về lâu dài thì lãnh đạo thành phố cần có quy hoạch khu vực phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, tính toán về quy hoạch vùng để phát triển các khu vực lân cận./.
Doanh nghiệp địa ốc Tp.HCM rục rịch bung hàng
Động thái "manh nha" thông tin ra thị trường ở các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố ở thời điểm này cho thấy, thị trường nhà đất đang rục rịch trở lại sau thời gian khá dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Rục rịch bung hàng sau dịch
Chia sẻ với báo chí mới đây, đại diện DKRA Vietnam cho biết, sau thời điểm dịch doanh nghiệp sẽ tăng tốc, đẩy mạnh công tác bán hàng với khoảng 6.000 sản phẩm được bung ra thị trường trong giai đoạn tới.
Theo ghi nhận, đất nền có sổ, căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là các phân khúc được người mua quan tâm trước, trong và sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây vốn là loại hình BĐS được ưa chuộng từ trước đến nay.
Với những dự án pháp lý hoàn chỉnh, mức giá tốt so với thị trường, khu vực thì mức độ quan tâm của người mua khá lớn. Mặc dù ngay ở thời điểm này có thể chỉ là "khúc dạo đầu" sau dịch, nhưng thực tế nhu cầu hiện hữu trên thị trường vẫn còn rất lớn, cho nên kì vọng giao dịch sẽ tăng trưởng rõ nét hơn ở thời điểm cuối năm.
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại Tp.HCM bắt đầu tung ra thị trường các sản phẩm có ưu thế nhằm đáp ứng người mua ở thức. Chẳng hạn như, chủ dự án KDC Centerhome Riverside tại P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, Tp.HCM tung ra đất nền diện tích 64m2 đến 130m2 với giá từ 4,8 tỉ/nền (đã có sổ đỏ và xây dựng theo nhu cầu của người mua);
Tại thị trường tỉnh, Cát Tường Group cũng rục rịch trở lại vào tháng 5 với dự án Western Pearl 2 tại tỉnh Hậu Giang. Chia sẻ về lý do trở lại thị trường ở thời điểm này, chủ đầu tư cho biết, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn.
Ở phân khúc căn hộ, Phú Đông Group cũng đang "manh nha" ra thị trường dự án Phú Đông 3 tại Bình Dương cùng với việc phát triển song song 2 dự án mới khác trong năm nay tại thị trường tỉnh.
Trong khi ở phân khúc nghỉ dưỡng, sau thời điểm dịch được kiểm soát một số doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch giới thiệu dự án ra thị trường trong khoảng tháng 6 &7/2020. Chẳng hạn như Phú Long đang giới thiệu dự án L'Alyana Senses World tại Phú Quốc hay Nam Group cũng đang chuẩn bị nguồn lực để bung thị trường dự án Thanh Long Bay tại Bình Thuận vào khoảng giữa tháng 6/2020.
Bên cạnh đó, loạt doanh nghiệp như Đại Phúc, Hưng Thịnh, Novaland, ...vẫn tiếp tục với các hoạt động bán sản phẩm, giới thiệu dự án cũ (giai đoạn tiếp theo) và dự án mới ra thị trường trong quý 2/2020. Theo các doanh nghiệp, ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đây là cơ hội để bung hàng đón dòng tiền trước bối cảnh nhu cầu của người mua bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường.
Tuy vậy, theo dự báo trong ngắn hạn, chưa có sự cải thiện rõ nét về nguồn cung nhà đất tại Tp.HCM và tỉnh lân cận từ nay cho đến cuối năm. Theo đó, ở thời điểm này chỉ những dự án có pháp lý hoàn thiện mới bung hàng để đón dòng tiền của người mua. Và với nguồn cung chưa thực sự nhiều, lợi thế về pháp lý thì những dự án ra hàng giai đoạn này được dự báo sẽ là điểm sáng của thị trường BĐS.
BĐS vẫn là kênh đầu được ưa chuộng
Không thể phủ nhận, BĐS vẫn được xem là kênh tích trữ an toàn trong bối cảnh thị trường biến động. Lý do là sức cầu trên thị trường vẫn còn rất lớn. Theo tiết lộ của một đơn vị địa ốc, dù dự án chưa chính thức cho nhận giữ chỗ nhưng số lượng người mua dự án trước đó đã liên tục liên hệ để được giữ chỗ dự án. Trong đó, nhiều NĐT cá nhân đã tính đón đầu thị trường sau dịch đã liên hệ các doanh nghiệp để tìm mua BĐS.
Như vậy để thấy, sức mua trên thị trường vẫn còn khá lớn, quan trọng là phân khúc nào đáp ứng đúng nhu cầu ở thực của người mua sẽ thắng thế ở thời điểm này.
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS trước đó được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tốt như lượng cầu cao, dòng vốn vào Việt Nam cao, thu nhập bình quân đầu người gia tăng... nên lực cầu rất tốt này khó có thể mất đi trong một chốc một lát được. Nhu cầu nhà ở chắc chắn còn tăng vì thực tế nó vẫn chưa được giải quyết tốt trong thời gian qua.
Sau thời điểm dịch, thị trường BĐS chắc chắn sẽ phục hồi, nhiều phân khúc sẽ có giao dịch tốt, như đất nền hoặc BĐS thương mại có thể khai thác kinh doanh hoặc cho thuê. Theo các chuyên gia, đây là những tài sản tích trữ an toàn, thậm chí còn tăng giá và thanh khoản cao trong thời gian tới khi mà nguồn cung còn khan hiếm.
Theo đại diện một sàn BĐS tại Tp.HCM, hiện đất lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư hoặc đất dự án đã có sổ giao dịch rất ổn định, bất chấp dịch. Còn những dự án chưa có sổ thì giao dịch có phần chững hơn. Với những nền đất đã có sổ được ưa chuộng là bởi người mua có thể vay vốn được, tiện lợi chủ động trong cả câu chuyện ở thực lẫn đầu tư. Vì thế, hầu như dự án nào đáp ứng được yêu cầu này đều được người mua quan tâm.
Hà Nội xuất hiện dự án nhà ở xã hội vị trí 'vàng' dưới 15 triệu đồng/m2 Trong bối cảnh nhà ở xã hội có xu hướng tăng giá mấy năm gần đây, thậm chí chạm ngưỡng 20 triệu đồng/m2, mới đây, một dự án nhà ở xã hội công bố giá dưới 15 triệu đồng/m2. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, Sở nhận được văn bản số 78/CV-Hanco3 ngày 16/3/2020 của Công ty Cổ phần xây dựng số 3...