TP HCM thu hồi đất cạnh đường mới để tái định cư, đấu giá
Người dân bị thu hồi đất làm đường sẽ được tái định cư tại chỗ với diện tích nhỏ hơn, tỷ lệ nghịch với giá đất tăng thêm do hạ tầng dự án mang lại.
Nội dung này trong đề án “Quản lý và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả” vừa được UBND TP HCM phê duyệt. Theo đó, nhà nước sẽ thu hồi đất có diện tích lớn hơn hai bên hạ tầng đường mới để tái định cư cho người bị thu hồi đất, người có đất kề bên dự án.
Người dân giao mặt bằng cho dự án tuyến Metro Số 2 hồi tháng 8/2020. Ảnh: Hữu Khoa.
Phần đất dôi dư sau khi bị thu hồi sẽ được bán đấu giá để phục vụ triển khai, thực hiện dự án. Những người bị thu hồi đất sẽ được lấy ý kiến đối với phương án trên. Nếu đa số đồng thuận (tỷ lệ khoảng 2/3), phương án sẽ được phê duyệt. Đây là cơ chế mang tên “đồng thuận cộng đồng theo đa số” được đề án đánh giá “bảo đảm công bằng cao nhất và tiết kiệm chi phí đầu tư phát triển”.
Video đang HOT
Theo đề án, khi nhà nước đầu tư dự án mở đường, những hộ bị giải phóng mặt bằng không được lợi. Ngược lại các hộ dân kề bên dự án và không thuộc diện giải phóng mặt bằng hưởng lợi từ việc đất tăng giá. Nhà nước không có cơ chế thu lại khoản chênh lệch từ việc tăng giá đất. Ngoài ra, nhiều dự án triển khai xảy ra khiếu kiện, tố cáo khi các hộ dân cho rằng việc bồi thường, hỗ trợ bằng tiền không tương xứng giá thị trường…
Đề án sẽ được thực hiện trong năm 2021. Quá trình triển khai đề án phải đảm bảo đúng quy trình, quy định pháp luật; luôn cập nhật các quy định pháp luật sửa đổi liên quan; phát huy vai trò giám sát của HĐND các cấp. Định kỳ 6 tháng, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, điều chỉnh phù hợp thực tế và báo cáo UBND thành phố, Thành ủy.
Trong tổng thu ngân sách của TP HCM giai đoạn 2016 – 2020 ước tính gần 1.873.000 tỷ đồng. Số thu từ đất tại thành phố chỉ chiếm 3-5% tổng thu địa phương và được đánh giá quá khiêm tốn so với tiềm năng.
Chấm dứt hoạt động dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở KH-ĐT thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án và các thủ tục tiếp theo có liên quan theo quy định. Trước đó, tại Kết luận số 929/KL-TTCP ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ cũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, rà soát, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án trên địa bàn có vi phạm, trong đó rà soát, chấm dứt hoạt động, thu hồi đất theo quy định đối với dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt tại xã Hiệp An (H.Đức Trọng) của Công ty TNHH đầu tư Hàn Việt (Công ty Hàn Việt) do không thực hiện nghĩa vụ tài chính về bồi thường tài nguyên rừng, không triển khai đầu tư.
Rừng bị phá tại dự án của Công ty Hàn Việt. Ảnh: G.B
Hơn 92 ha rừng bị phá, lấn chiếm
Dự án trên được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007, tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD, thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, thời gian xây dựng là 3 năm 2 tháng. Quy mô dự án sẽ xây dựng sân golf 36 lỗ, hệ thống khu biệt thự, nhà nghỉ cao cấp, nhà hàng, khách sạn cùng các công trình khác... trên diện tích 268 ha đất rừng.
Theo Sở KH-ĐT Lâm Đồng, sau 13 năm, Công ty Hàn Việt mới hoàn thành các thủ tục (trước năm 2012) như thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch tổng thể mặt bằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác lâm sản (tận thu)...
Theo Kết luận thanh tra số 2094 ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty Hàn Việt đã để xảy ra phá rừng 48,93 ha, lấn chiếm đất 31,02 ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 603 ngày 24/12/2020 của UBND H.Đức Trọng, lũy kế đến ngày 19/12/2020, diện tích rừng bị phá lên đến 52,39 ha và diện tích rừng bị lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp là 40,03 ha.
Ngoài ra, Công ty Hàn Việt còn nợ hơn 2,4 tỷ đồng tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng bị thiệt hại. Đồng thời, ngày 13/11/2020, Sở Tài chính Lâm Đồng có văn bản đề nghị Công ty Hàn Việt nộp hơn 10,9 tỷ đồng tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng đối với diện tích rừng bị mất tại dự án này, nhưng công ty vẫn chưa nộp.
Chủ đầu tư nói gì?
Theo báo cáo của Công ty Hàn Việt, đến nay tổng chi phí công ty đã đầu tư vào dự án khoảng hơn 100 tỷ đồng (được kiểm toán và quyết toán thuế).
Tuy nhiên, qua các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng, Công ty Hàn Việt chưa triển khai xây dựng các hạng mục công trình theo giấy phép đã được cấp. Dự án đã chậm tiến độ 130 tháng theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư và chậm 85 tháng theo văn bản gia hạn của UBND tỉnh Lâm Đồng. Công ty cũng không bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng, để rừng bị phá và dân lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp.
Giải thích với Thanh Niên, đại diện Công ty Hàn Việt cho rằng, nói chậm tiến độ là không đúng, bởi công ty đang triển khai thực hiện, thì tháng 10/2012 bị tỉnh yêu cầu dừng để xác định lại ranh giới vì diện tích hồ thủy lợi Ta Hoét chồng lấn với diện tích của công ty, và mãi đến tháng 8/2020 mới xác định xong. Hơn nữa, số liệu mất rừng và số tiền bồi thường tài nguyên rừng bị thiệt hại, công ty chưa thống nhất và đề nghị được thuê đơn vị tư vấn để kiểm kê, xác định lại.
"Công ty rất tâm huyết, mong được tiếp tục triển khai thực hiện dự án và cam kết hoàn thành các thủ tục kiểm kê, giải trình, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (theo kết quả kiểm kê, rà soát) trước ngày 30/3/2021", đại diện Công ty Hàn Việt nói.
TP.HCM: Nhà đất mua hợp pháp, bỗng bị người khác chiếm dụng Bỏ ra số tiền gần 5 tỉ đồng để mua đất và tài sản gắn liền với đất mà ngân hàng phát mại thông qua hình thức bán đấu giá, thế nhưng người mua không thể sử dụng khi ngôi nhà bị người thuê từ chủ cũ chiếm dụng. Căn nhà ông Hiệp mua thông qua đấu giá bị người khác chiếm dụng...