TP HCM thí điểm sản xuất điện từ rác
Nhà máy đặt tại bãi chôn lấp Phước Hiệp ( Củ Chi) có công suất 200 kg mỗi ngày, sử dụng chất thải thực phẩm lấy từ chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn
UBND TP HCM vừa đồng ý cho một công ty của Nhật Bản hợp tác với Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố (Citenco) triển khai Mô hình thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học tái sinh năng lượng phát điện.
Nhà máy có công suất 200 kg mỗi ngày, sử dụng chất thải thực phẩm được lấy từ chương trình Phân loại chất thải rắn tại phường Bến Nghé, quận 1. Mô hình thử nghiệm được đặt tại bãi chôn lấp Phước Hiệp do Citenco quản lý (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi) với diện tích khoảng 300 m2.
Mỗi ngày TP HCM phát sinh 7.600 tấn rác nhưng việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế. Ảnh: Hữu Nguyên
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu 2 công ty này phải thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, trả lại mặt bằng sạch sau khi kết thúc thời gian thử nghiệm. Các bên phải cam kết hợp tác triển khai mô hình thử nghiệm không liên quan đến việc thực hiện dự án sau này (nếu có).
Video đang HOT
Trong quá trình thử nghiệm, nếu phát sinh ô nhiễm môi trường thì phải ngừng, chịu trách nhiệm khắc phục ô nhiễm. Thời gian thử nghiệm là 8 tháng kể từ tháng 10.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 7.600 tấn rác và hiện có 75% lượng rác được xử lý theo công nghệ chôn lấp tại bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh).
Việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế, dù đã được thí điểm nhiều lần nhưng hiện chỉ có một số phường đang thực hiện. Nguyên nhân do thiếu đầu tư hệ thống phân loại một cách đồng bộ, từ thùng rác tại mỗi gia đình, phương tiện vận chuyển có ngăn riêng và các bãi rác phải phân loại, tái chế đúng yêu cầu.
Theo Vnexpress
Thủ tướng: Nếu không giải quyết tốt, miền Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng
Lưu ý với lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn EVN, PVN, Thủ tướng cho biết, với tốc độ tăng nhu cầu điện nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, nếu không giải quyết tốt một số vấn đề sẽ dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng ngay trong năm 2018.
Thủ tướng nhấn mạnh, cung ứng điện là một cân đối lớn của nền kinh tế
Chiều 3/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với một số bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về những biện pháp, chủ trương, cơ chế để cung ứng điện cho nền kinh tế một cách chủ động, kịp thời.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, những năm gần đây, cân đối điện năng là một cân đối quan trọng của nền kinh tế đã được bảo đảm tốt, phục vụ tích cực cho sản xuất, đời sống của nhân dân và tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy vậy, với tốc độ tăng nhu cầu điện nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, nếu không giải quyết tốt một số vấn đề sẽ dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng ngay trong năm 2018.
"Nếu không giải quyết tốt sẽ phải dùng dầu diezen để phát điện, gây tốn kém chi phí. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5 đến 7%. Điều đó cho thấy nhu cầu về điện rất lớn cho nền kinh tế", Thủ tướng nói và nhấn mạnh nhấn mạnh phải có những biện pháp, chủ trương, cơ chế để bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế một cách chủ động, kịp thời, không để ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Trước đó, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ buổi sáng, Thủ tướng nói: "Nếu chỉ đạo không quyết liệt, không cụ thể, thì chắc chắn thời gian tới, việc cung cấp điện của Việt Nam - một cân đối lớn của nền kinh tế - sẽ bị thiếu hụt. Chúng ta không nhìn thấy điều này thì sẽ là nguy cơ".
"Năm nay, nguồn điện bảo đảm vì GDP chưa đạt mục tiêu. Nếu tăng trưởng cao hơn nữa, liên tục hơn nữa, và đặc biệt là chúng ta đang phấn đấu mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong 5 năm và riêng năm nay là trên 100.000 doanh nghiệp thì lượng điện tăng như thế nào?", Thủ tướng lưu ý.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN, PVN cũng đã báo cáo về việc phát triển nguồn điện thời gian qua, định hướng thời gian tới, tập trung vào các biện pháp, cơ chế đảm bảo đủ điện cho sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó đề xuất các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho miền Nam năm 2018, 2019, việc hiệu chỉnh Quy hoạch Điện VII.
Sau khi nghe các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho ý kiến chỉ đạo về một số chủ trương, cơ chế, các biện pháp với tinh thần không để thiếu điện, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Bích Diệp
Theo Dantri
TKV cung ứng 36,45 tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia Sản xuất điện là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất của tập đoàn trong 5 năm qua với sản lượng điện tăng đều hàng năm. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, sản xuất điện là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong đoàn tập đoàn này,...