TP HCM thí điểm cách ly F1 tại nhà theo ‘công thức 14-14′
TP HCM sẽ thực hiện linh hoạt việc thí điểm cách ly F1 tại nhà theo “công thức 14-14″ (14 ngày cách ly tập trung, 14 ngày tại nhà) theo hướng dẫn Bộ Y tế.
Thông tin được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói tại buổi làm việc trực tuyến của Chính phủ với 8 tỉnh, thành phía Nam ngày 4/7, về phương án phòng chống dịch trong thời gian tới. Trước đây, Việt Nam thực hiện cách ly F1 (tiếp xúc gần ca nhiễm) trong 14 ngày nhưng sau đó nâng lên 21 ngày.
Hiện, TP HCM có 14.392 người cách ly tập trung, 36.305 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Việc cách ly F1 tại nhà được xem giúp giảm tải cho các khu cách ly tập trung tại TP HCM. Bởi cùng số ca bệnh tăng (hơn 6.000 ca tính đến ngày 4/7), số ca F1 cũng tăng liên tục khiến các khu cách ly ở thành phố quá tải.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế gửi TP HCM ngày 27/6, F1 ở TP HCM được cách ly tại nhà 28 ngày nếu đảm bảo phòng riêng, khép kín, tách biệt khu sinh hoạt chung gia đình.
Người cách ly không ra khỏi phòng; không tiếp xúc người trong gia đình và vật nuôi. F1 luôn cài đặt và bật ứng dụng khai báo y tế hàng ngày như VHD (Vietnam Health Declaration), Bluzone; tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe để cập nhật…
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết, từ khi áp dụng Chỉ thị 10, chủ tịch quận, huyện được giao toàn quyền quyết định các vấn đề tại khu vực, nâng cao hệ thống chính trị tại cơ sở, phát huy vai trò của tổ Covid-19 cộng đồng.
Video đang HOT
Theo ông Phong, việc trả kết quả xét nghiệm chậm có xảy ra nhưng chỉ cá biệt. Nhằm đẩy mạnh năng lực xét nghiệm, thành phố triển khai thành lập Trung tâm điều phối và xét nghiệm Covid-19, chỉ đạo lập các tổ xét nghiệm tại các quận huyện; đàm phán mua 1,4 triệu test nhanh kháng nguyên; tập trung khắc phục hạn chế về tổ chức, năng lực và đội ngũ xét nghiệm.
Để đảm bảo duy trì sản xuất, thành phố tổ chức cho 43 doanh nghiệp tại khu chế xuất, khu công nghệ cao vừa sản xuất vừa cách ly tại chỗ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Đồng thời, thành lập 100 tổ kiểm tra hướng dẫn an toàn phòng chống dịch tại các điểm trên, đẩy mạnh lấy mẫu test nhanh tại doanh nghiệp.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ người cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ ra 2 nguyên nhân khách quan khiến số ca mắc tại thành phố ngày càng tăng. Đó là biến chủng virus Delta tốc độ và khả năng lây lan mạnh; mật độ dân cư tại thành phố đông đúc, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh xâm nhập nhanh.
Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng Y tế, một số quận huyện, phường xã tại TP HCM vẫn chưa thực hiện nghiêm Chỉ thị 10; chưa phát huy hết sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở. Việc thực hiện tổ cộng đồng, tổ an toàn Covid-19, phương châm 4 tại chỗ còn hạn chế…
Bên cạnh đó, thành phố còn gặp khó khăn trong thực hiện chiến lược xét nghiệm tầm soát diện rộng. Trung tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố bị quá tải; thời gian trả kết quả xét nghiệm chậm. Việc điều phối xét nghiệm giữa các đơn vị chưa tốt; công tác cách ly chưa thật sự nghiêm ngặt và linh hoạt. Phương án chống dịch tại nhà máy, khu công nghiệp chưa thực sự đi vào thực hiện.
Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị thời gian tới, TP HCM cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 10, mở rộng một số khu vực, địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Bên cạnh đó, thành phố thực hiện nghiêm phong toả, tăng cường truyền thông, kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết…
Thủ tướng: Tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM
Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM; giao hai Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác này.
Sáng 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP HCM và 7 tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về chống Covid-19.
Đánh giá dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó dự đoán, khó lường tại TP HCM và các tỉnh xung quanh, Thủ tướng nói nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.
Đợt bùng phát dịch lần này có những diễn biến chưa tiền lệ nên Thủ tướng lưu ý, vừa làm vừa bổ sung, hoàn thiện, tìm ra phương án phù hợp, sát thực với từng địa phương, đơn vị.
Dịch bệnh TP HCM có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, đồng thời việc phòng, chống cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên xử lý. Dịch bệnh tại miền Bắc đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, các đơn vị cần tập trung cao nhất cho TP HCM.
Bộ Quốc phòng, Công an và một số địa phương có kinh nghiệm chống dịch tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên chi viện các lực lượng thiện chiến cho TP HCM và các địa phương trong vùng. Việc chỉ huy cần thống nhất, tập trung, tránh phân tán lực lượng.
Thủ tướng yêu cầu, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TP HCM và các tỉnh cân nhắc, chủ động phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại an toàn, không làm lây lan dịch bệnh. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể về phân luồng, phân tuyến, thời gian, quy trình... vận chuyển hàng hóa.
Phương châm chống dịch được triển khai "cơ bản đúng hướng, không có vướng mắc" nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên cần quyết liệt hơn, người đứng đầu Chính phủ nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ Y tế được giao hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để các địa phương thí điểm tự xét nghiệm, cách ly F1 tại nhà.
Nguồn cung vaccine được dự báo sẽ rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu đến tháng 9. Chính phủ cho hay đã tích cực để triển khai chiến lược vaccine và khuyến khích các địa phương chủ động tiếp cận, đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Bộ Y tế là đầu mối kiểm soát chất lượng, kiểm tra, cấp phép, lưu trữ, bảo quản. Thủ tướng lưu ý, tổ chức chặt chẽ, tập huấn kỹ càng, triển khai chiến dịch tiêm vaccine an toàn, kịp thời, hiệu quả.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát về tổng thể. Tại Hà Nội, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát và đã bắt đầu ổn định. Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và một số địa phương "đã rất nỗ lực".
Riêng tại TP HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp, dự báo tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Trong đó, các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch như nhà máy, khu công nghiệp, chợ dân sinh...
Bộ trưởng khẳng định, các địa phương đang nỗ lực, khẩn trương và đã kịp thời đưa ra biện pháp giãn cách phù hợp để có thể sớm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên việc triển khai biện pháp phòng, chống dịch đang gặp một số khó khăn, "đã có những lúng túng, bị động" khi số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Bộ trưởng lưu ý TP HCM cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hơn sự chủ động của quận, huyện, xã phường. Đánh giá cao thành phố đã lập Trung tâm điều hành, điều phối công tác xét nghiệm, nhưng ông lưu ý cần lập các tổ điều phối tại các quận, huyện để xét nghiệm nhanh hơn nữa, bởi quy mô dân số thành phố rất lớn.
Giải đáp các kiến nghị từ địa phương, trong đó nhiều nơi đề nghị hỗ trợ thêm máy xét nghiệm PCR, ông Long khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để cung cấp máy nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, ông khuyến cáo tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh. Nếu phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy PCR. "Việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm", ông Long nói.
Đến trưa nay 4/7, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM trong đợt dịch thứ tư lên đến 5.865, vượt Bắc Giang, trở thành địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước.
Chuẩn bị cách ly F1 tại nhà Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, việc thí điểm cách ly F1 tại nhà đang được một số quận huyện vùng ven ở TP.HCM rục rịch triển khai thí điểm. Tuy nhiên, trong khi nhiều F1 mong muốn cách ly tại nhà, không phải ai cũng đạt các tiêu chí của Bộ Y tế. Khu cách ly tập trung tại Đại học Quốc...