TP HCM sẽ có gói tín dụng 4.000 tỷ lãi suất 0%
Gói tín dụng hơn 4.000 tỷ đồng, lãi suất 0% dự kiến được TP HCM dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19.
Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói tại kỳ họp 23 HĐND TP HCM khoá IX sáng 8/12, khi trả lời đại biểu về những giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo đó, gói tín dụng dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng này sẽ được Thành phố hỗ trợ với lãi suất 0% dành cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong các nhóm ngành: dịch vụ như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải; ngành công nghiệp như dệt may, giày da, trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm, xây dựng và doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm lớn.
“Phát huy hiệu quả từ gói hỗ trợ thứ nhất, thành phố đang nghiên cứu gói hỗ trợ thứ hai. Vừa qua, UBND thành phố đã mời các doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển cùng các chuyên gia kinh tế ngồi lại để có định hướng các giải pháp cho gói hỗ trợ này”, ông Phong nói.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí… giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trả lời chất vấn các đại biểu sáng 8/12. Ảnh: Hữu Khoa.
Theo ông Phong, thời gian qua TP HCM đã thực hiện gói hỗ trợ lần một cho các doanh nghiệp khó khăn. Trong đó, đã xử lý gia hạn 8.800 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp; 218 tỷ đồng gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các hộ kinh doanh.
Thành phố sẽ tiếp tục rà soát các doanh nghiệp gặp khó khăn để tháo gỡ tất cả vướng mắc từ khâu sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là những doanh nghiệp bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh.
Để phục hồi kinh tế, ông Phong cho biết TP HCM cũng sẽ phát huy hiệu quả các hội đồng ngành kinh tế (cơ khí, công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm…).Giải pháp này nhằm tập trung phát triển các ngành sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn trong cơ cấu GRDP của thành phố. Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế năm 2021 phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đây là sự kiện thường niên để thảo luận các giải pháp phát triển kinh tế TP HCM nhưng năm nay chưa tổ chức được vì Covid-19…
Video đang HOT
Với ngành du lịch, ông Phong cho biết thành phố xác định tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, phát triển du lịch nội địa khi chưa thể đón khách quốc tế trở lại.
Vừa qua, TP HCM đã ký kết với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc và miền Trung với mục tiêu đẩy mạnh du lịch nội địa. “Tiềm năng du lịch nội địa còn rất lớn”, ông Phong nói.
Xuất khẩu dệt may giảm lần đầu tiên sau 25 năm do COVID-19
Để khẳng định vị thế cao hơn trên thị trường trong và ngoài nước, Thủ tướng yêu cầu ngành dệt may, da giày chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn.
Dịch COVID-19 khiến tổng cầu dệt may thế giới giảm từ 20-25%. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp tới sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may trong nước và thế giới. Dự báo, xuất khẩu dệt may năm 2020 của Việt Nam có thể giảm từ 14-15%, đạt khoảng 34 tỷ USD.
Tác động từ tổng cầu thế giới sụt giảm
Theo đại diện Bộ Công Thương, 11 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ; trong khi xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác cũng giảm 26,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 13,5%...
Đây cũng là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục.
Dù vậy, đặt trong bối cảnh chung của thế giới, dưới tác động của dịch COVID-19 khiến tổng cầu thế giới giảm từ 20-25% thì việc duy trì mức xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng vừa qua là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp trong nước.
Ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ cho biết, mặc dù nằm ở tâm điểm của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ hai tại Việt Nam và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ, nhưng với các giải pháp tổng thể, các doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại miền Trung đều hoạt động hiệu quả, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho gần 20.000 người lao động.
Còn theo ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, việc Chính phủ sửa Nghị quyết 20 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 rất kịp thời, qua đó giúp doanh nghiệp dệt may "xoay chuyển tình thế".
Từ việc có thể giảm mạnh doanh số thì năm nay, May 10 có thể đạt mức tăng trưởng 3%, thậm chí Tổng công ty cũng không phải cắt giảm mà còn tuyển thêm nhiều lao động từ tháng 5 trở lại đây.
"Doanh nghiệp cũng bày tỏ vui mừng khi nước ta ký được các Hiệp định thương mại tự do, như EVFTA, nhờ đó mà ngành hưởng lợi trực tiếp từ cắt giảm thuế suất về 0%. Đây là cú hích tốt cho ngành phát triển," Tổng Giám đốc May 10 thông tin.
- Xuất khẩu dệt may vào một số thị trường trong 9 tháng:
Để đạt được các kết quả đó, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam thông tin, các doanh nghiệp trong Vinatex đã linh hoạt triển khai trong công tác tổ chức sản xuất, sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, tập trung nghiên cứu và phát triển nhanh các đơn hàng mới phục vụ chống dịch...
Đối với sản phẩm hàng may mặc, sản lượng sản phẩm sản xuất các loại lên tới 537 triệu sản phẩm, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước."
"Mặc dù đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục nhưng mức giảm của Dệt May Việt Nam không lớn như các quốc gia khác," ông Lê Tiến Trường nói.
Cơ hội tái cơ cấu chuỗi cung ứng
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, Dệt may Việt Nam vẫn luôn là ngành có giá trị xuất khẩu luôn trong top đầu các ngành hàng chủ lực.
Song, qua đại dịch COVID-19 vừa qua, bài toán đứt gãy nguồn cung cũng như phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng từ nước ngoài đã trở thành những vấn đề hết sức cấp thiết trong chiến lược phát triển bền vững của ngành dệt may.
Ông Lê Tiến Trường, cho biết năm 2020, với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, các chuỗi cung ứng đứt gãy, cầu hàng hoá sụt giảm, các quốc gia đóng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành kinh tế trong đó có dệt may.
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam giảm 12% so cùng kỳ năm trước (đạt 25,6 tỷ USD).
Từ thực tế này, để phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đề nghị trong thời gian tới, ngành dệt may cần chú trọng hơn đến phát triển thị trường nội địa để bảo đảm bền vững hơn cho sản xuất kinh doanh dài hạn.
Ông cũng gợi ý ngành tập trung đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh hội nhập sâu rộng là một giải pháp rất hữu hiệu, qua đó ngành có thể phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.
Sản xuất các đơn hàng dệt may phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tại cuộc làm việc với các doanh nghiệp dệt may, da giày mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, ngành dệt may, da giày cũng đang hưởng lợi nhờ các hiệp định thương mại tự do, cùng với đó thị trường trong nước được chú trọng hơn, chất lượng, mẫu mã hàng dệt may, da giày ngày càng được nâng cao.
Song để khẳng định vị thế cao hơn trên thị trường trong và ngoài nước, Thủ tướng yêu cầu ngành dệt may, da giày chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn.
"Chúng ta cần chú trọng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng của ngành, trong đó có vấn đề công nghiệp phụ trợ, quản trị, chiếm lĩnh thị trường để phát triển," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh./.
Giày Pierre Cardin đồng giá 1,29 triệu đồng Nhiều mẫu giày Pierre Cardin cho nam bán đồng giá 1,29 triệu đồng trên Shop VnExpress duy nhất ngày 27/11, nhân dịp Black Friday. Giày lười không cần cột dây, đế cao su, có rãnh chống trượt... hay kiểu giày tây cột dây, tông nâu, đen được nam giới ưa chuộng vì dễ phối trang phục, thích hợp diện trong nhiều hoàn cảnh....