TP HCM sắp tiêm 1,1 triệu liều vaccine cho những ai?
Lực lượng chống dịch, người mắc bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội… tại TP HCM được ưu tiên tiêm vaccine đợt 5 với tổng cộng 1,1 triệu liều.
Kế hoạch này được bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, nói tại buổi họp báo, tối 12/7. Số vaccine gồm 55.000 liều Pfizer – Bộ Y tế hôm nay vừa quyết định phân bổ cho TP HCM, thành phố sắp có thêm một triệu liều vaccine Moderna cùng khoảng 100.000 liều AstraZeneca.
“TP HCM đã thành lập trung tâm điều phối vaccine. Sở Y tế cũng đã xây dựng kế hoạch tiêm chủng với quy mô hơn một triệu liều đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn, không tập trung đông người”, ông Nam nói.
Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam tại buổi họp báo tối 12/7. Ảnh: Hữu Công.
Video đang HOT
Theo Phó giám đốc Sở Y tế, TP HCM sẽ triển khai tiêm tại 312 trạm y tế trên địa bàn. Mỗi trạm được tổ chức giãn cách và chỉ tiêm cho 120 người. Ngành y tế sẽ tổ chức đảm bảo an toàn trong công tác tiêm chủng gồm bác sĩ theo dõi sau tiêm, bác sĩ cấp cứu nếu xảy ra sự cố…
“Số lượng người dân được tiêm đợt này là cao nhất. Dự kiến sau 2-3 tuần chúng ta sẽ tiêm hết số vaccine phân bổ. Kế hoạch này là khả thi”, ông Nam nói.
Qua 4 đợt tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, TP HCM đã tiêm cho 991.322 người (943.215 người mũi một và 48.107 mũi hai). Trong đó, riêng đợt tiêm thứ 4 Chính phủ đã ưu tiên cho TP HCM 836.000 liều sau khi dịch bùng phát mạnh.
Về công tác xét nghiệm, ông Nam cho biết, TP HCM đã thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm để điều phối công tác lấy mẫu từ các quận huyện phân bổ về các cơ sở xét nghiệm. Công tác này ngày càng hoàn thiện nên thời gian trả kết quả cho mẫu đơn trong 10-12 giờ, mẫu gộp trong 24 giờ, giúp các địa phương truy vết, phát hiện F0 trong cộng đồng.
Tìm ra nguyên nhân gây cục máu đông sau tiêm vaccine của AstraZeneca
Nhóm chuyên gia tại Đức và Na Uy kết luận, vaccine này tạo ra một loại kháng thể có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, hình thành các cục máu đông trong não.
Đài truyền hình Norddeutscher Rundfunk (NDR) của Đức đưa tin các nhà nghiên cứu tại quốc gia này đã tìm ra nguyên nhân gây các cục máu đông bất thường ở người tiêm vaccine COVID-19 do AstraZeneca sản xuất.
Theo DW , cuộc điều tra do nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Greifswald, Cơ quan quản lý y tế Paul Ehrlich Institute (PEI), một số bác sĩ tại Áo, thực hiện. Áo là quốc gia từng ghi nhận một y tá tử vong vì huyết khối trong não bất thường sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca.
Cùng lúc đó, một nghiên cứu độc lập do các chuyên gia tại Na Uy thực hiện cũng đã hé mở nguyên nhân đằng sau hiện tượng trên.
Cả hai nhóm nghiên cứu phát hiện vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch, khiến máu trong não đông lại. Hầu hết người bị ảnh hưởng là phụ nữ dưới 55 tuổi. Họ nhận được chẩn đoán có huyết khối xoang tĩnh mạch não. Theo The Wall Street Journal, vấn đề này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ người được tiêm vaccine Covid-19.
Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm phòng vaccine của AstraZeneca sau tuyên bố an toàn từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu. (Ảnh: Getty Images)
Giáo sư huyết khối học Pl André Holme, Bệnh viện Đại học Oslo, người đứng đầu cuộc điều tra về các trường hợp ở Na Uy, cho biết nhóm của ông đã xác định một loại kháng thể do vaccine tạo ra là thủ phạm gây nên những bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, ông không loại trừ mối liên quan giữa vaccine COVID-19 với những người có phản ứng miễn dịch mà Na Uy đã ghi nhận trong thời gian vừa qua.
Nhóm chuyên gia tại Đức cũng có kết luận tương tự. Quốc gia này ghi nhận 13 trường hợp bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong tổng số 1,6 triệu người dân được tiêm chủng. Trong đó, 12 nạn nhân là nữ, 3 trường hợp đã tử vong.
Nhóm tác giả tại Đức thông tin nếu bệnh nhân gặp triệu chứng đau đầu liên tục, chóng mặt, giảm thị lực kéo dài hơn 3 ngày sau tiêm vaccine cần được kiểm tra y tế. Các phát hiện của họ đang chờ Viện Paul-Ehrlich xem xét và công bố trên tạp chí y khoa.
Giáo sư Andreas Greinacher, Bệnh viện Đại học Greifswald, cho rằng điều này không có nghĩa chúng ta nên từ chối tiêm vaccine. Bởi "rất ít người gặp phải biến chứng này. Nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi vẫn có cách điều trị cho bệnh nhân", ông nói trong cuộc họp báo tại Đức ngày 19/3.
Trước đó, hàng loạt quốc gia tại Liên minh châu Âu tạm dừng kế hoạch tiêm phòng vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau một số báo cáo về cục máu đông bất thường. Ngày 18/3, Cơ quan Dược phẩm châu Âu tuyên bố không có bằng chứng cho thấy vaccine liên quan những trường hợp đã ghi nhận. Họ cũng khẳng định lợi ích từ việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro. Do đó, Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm chủng của mình.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19 Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca. Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca. Các tỉnh,...