TP HCM ra những quy định mới về giám sát, cách ly Covid-19
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM vừa hướng dẫn giám sát, xét nghiệm đối với bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung và người sau cách ly phòng chống dịch có thu phí theo quy định.
Nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng, chủ động thực hiện cùng lúc 2 mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM đã có công văn hướng dẫn các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn dịch Covid-19 gửi đến Trung tâm Y tế các quận huyện.
Người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được giám sát chặt chẽ về mặt y tế để phòng dịch Covid-19 (ảnh: H.A)
Theo đó, với những bệnh nhân sau xuất viện, sẽ tiếp tục cách ly tại cơ sở y tế hoặc tại nhà (nếu đủ điều kiện). Nhóm bệnh nhân trên sẽ được phết họng, lấy mẫu thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 7 và 14 sau xuất viện.
Đối với người đang cách ly gồm những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định, bệnh nhân tái dương tính, cần cách ly tập trung sẽ xét nghiệm ít nhất 2 lần ngay khi cách ly (ngày thứ 1), lần 2 trước khi hoàn thành thời gian cách ly (ngày thứ 14). Trong thời gian cách ly, nếu có triệu chứng nghi ngờ sẽ được mấy mẫu xét nghiệm ngay.
Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, thân nhân của họ và các đối tượng khác theo thỏa thuận của từng quốc gia sẽ được cách ly tại cơ sở tập trung, nơi lưu trú, khách sạn đã được phê duyệt trong thời gian làm việc tại Việt Nam.
Video đang HOT
Hoạt động lấy mẫu xét nghiệm sẽ được triển khai định kỳ đối với tất cả những người đến Việt Nam
Nhóm đối tượng này được phép di chuyển theo lịch trình đã khai báo, phương tiện vận chuyển và lái xe cố định do đơn vị được phép vận chuyển cung cấp. Việc xét nghiệm được thực hiện lần 1 ngay sau khi nhập cảnh, về nơi cách ly, tiếp đó, người nhập cảnh sẽ được lấy mẫu mỗi 2 ngày trong thời gian lưu trú tại Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam 1 ngày.
Trường hợp người nhập cảnh làm việc trên 14 ngày từ các quốc gia đã được kiểm soát tốt dịch bệnh bao gồm người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác cùng thân nhân, học sinh, sinh viên quốc tế, thân nhân nước ngoài của công dân Việt Nam.
Thời gian lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm được triển khai nghiêm ngặt nhằm phát hiện sớm nguy cơ (ảnh: Nguyễn Quang)
Người nhập cảnh thuộc nhóm trên sẽ phải cách ly tập trung 6 ngày tại khách sạn hoặc địa điểm được UBND cho phép. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục tự cách ly tại nhà đủ 14 ngày. Tránh tiếp xúc với cộng đồng, thông báo ngay cho y tế địa phương khi có triệu chứng nghi ngờ, ghi lại nhật ký tiếp xúc. Việc xét nghiệm được thực hiện lần 1 ngay sau khi về nơi cách ly tập trung; lần 2 vào ngày thứ 6 tại nơi cách ly tập trung, lần 3 vào ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh.
Trường hợp người nhập cảnh khác 2 đối tượng trên cần cách ly tập trung trong 14 ngày từ ngày nhập cảnh hoặc từ ngày bắt đầu cách ly nếu là người nhập cảnh trái phép. Hoạt động xét nghiệm thực hiện ít nhất 2 lần, lần 1 ngay sau khi về nơi cách ly tập trung (ngày thứ 1), lần 2 trước khi hoàn thành thời gian cách ly (ngày thứ 14) hoặc lấy mẫu ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.
TPHCM đang thực hiện 2 mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế (ảnh: Nguyễn Quang)
Đối với người sau cách ly tập trung: Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện trước ngày kết thúc cách ly, cần tự theo dõi sức khoẻ 14 ngày. Lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ. Nếu chưa có kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện trước ngày kết thúc cách ly, cần phải cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm. Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày nếu kết quả xét nghiệm âm tính. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ngay khi tiếp cận được. Lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.
Đại diện chính quyền không được ép người dân từ chối nhận hỗ trợ Covid-19
UBND TP yêu cầu kịp thời thực hiện gói an sinh xã hội, đảm bảo đúng đối tượng, chống thất thoát, trục lợi chính sách; biểu dương các tấm gương tốt nhường phần được hỗ trợ cho người khó khăn hơn.
Đại diện chính quyền không được ép người dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ, nếu phát hiện phải xử lý nghiêm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị thuộc TP tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn, đổi mới sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội vừa phòng chống dịch hiệu quả trong điều kiện bình thường mới, đảm bảo sự bình yên cho nhân dân. Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất - kinh doanh; các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Các lực lượng y tế, quân đội, CA, chính quyền các cấp không được chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch, nhất là tại các quận nội thành, nơi đông dân cư; phải đảm bảo sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, quyết không để dịch bệnh quay trở lại.
Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị thúc đẩy thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất-kinh doanh sau dịch Covid-19. Ảnh V.H
Tiếp tục ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài; chưa mở cửa du lịch quốc tế. Các ngành quân đội, CA, y tế tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý DN, công chức thực hiện công vụ, sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được tạo điều kiện nhập cảnh nhưng phải thực hiện cách ly phù hợp.
Ngành y tế, nhất là y tế công và các cơ quan chức năng tiếp tục duy trì các nhóm trực, phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng các công cụ công nghệ phục vụ phòng, chống dịch; tiếp tục đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu về thuốc điều trị, vắc-xin phòng bệnh, hoàn thiện phác đồ điều trị Covid-19, lập hồ sơ sức khỏe người dân.
Xử lý nghiêm minh các trường hợp tung tin thất thiệt, đưa tin sai sự thật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống dịch bệnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú ý quản lý tốt, tạo thuận lợi nhưng bảo đảm chặt chẽ trong thực hiện cách ly y tế đối với các chuyên gia, công nhân tay nghề cao, nhà quản lý được nhập cảnh.
Kịp thời thực hiện gói an sinh xã hội, đảm bảo đúng đối tượng, chống thất thoát, trục lợi chính sách; biểu dương các tấm gương tốt nhường phần được hỗ trợ cho người khó khăn hơn. Đại diện chính quyền không được ép người dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ, nếu phát hiện phải xử lý nghiêm.
Đẩy mạnh hoạt động du lịch nội địa. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở: Ngoại vụ, Y tế và các đơn vị xúc tiến quảng bá du lịch, chuẩn bị các việc cần thiết để mở cửa đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép, trước hết là từ các nước, vùng lãnh thổ đã kiểm soát tốt dịch bệnh, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh.
Cùng đó, khẩn trương thực hiện các chế độ phụ cấp phòng, chống dịch cho cán bộ y tế, người làm công tác phòng, chống dịch theo quy định.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP tiếp tục hoạt động. Trước mắt tổ chức tổng kết một bước công tác phòng, chống dịch, đề xuất khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình, có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua.
Phố sách Hà Nội mở cửa trở lại Sau một thời gian tạm dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, ngày 1-5, Phố sách Hà Nội chính thức mở cửa trở lại để đón độc giả trong dịp nghỉ lễ. Người dân đến Phố sách Hà Nội tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Ngày 1-5-2020 cũng đánh dấu 3 năm Phố sách Hà...