TP HCM phát triển vận tải hành khách công cộng
Bên cạnh việc tăng cường vận tải hành khách công cộng, TP HCM sẽ thực hiện 3 nhóm giải pháp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân
Dự kiến trong tháng 10-2020, Đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham giao thông trên địa bàn TP HCM” giai đoạn 2021-2030 sẽ được cụ thể hóa sau khi UBND TP phê duyệt. Đây là đề án quan trọng giúp kéo giảm tình trạng ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn TP HCM.
Phát triển VTHKCC, kiểm soát phương tiện cá nhân
Đề án có 27 nhóm giải pháp, trong đó 17 nhóm tập trung phát triển VTHKCC với mục tiêu cụ thể. Theo đó, đến năm 2025, thị phần VTHKCC đáp ứng 15% nhu cầu đi lại, trong đó sẽ phát triển mới 40-60 tuyến xe buýt, tổng số phương tiện đạt 2.800 đến 3.100 chiếc. Đến năm 2030, VTHKCC đáp ứng 25% nhu cầu đi lại, tăng mới 50-75 tuyến xe buýt với tổng phương tiện 3.600-4.200 chiếc. Tính đến tháng 5-2020, số xe buýt đang hoạt động tại TP HCM là 2.330 chiếc, tức sau 10 năm sẽ tăng gần gấp đôi số phương tiện.
Video đang HOT
Xe buýt vẫn là loại hình vận tải công cộng ưu tiên phát triển ở TP HCM trong 10 năm tới .Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng phương tiện cũng được nâng cấp theo hướng ưu tiên sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường (CNG, LPG, năng lượng điện). Ngoài ra, việc phân bố luồng tuyến sẽ phủ rộng, ưu tiên kết nối với các khu vực vùng ven, khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp và các đầu mối giao thông.
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, từ năm 2025, sở sẽ ứng dụng thẻ xe buýt thông minh trong VTHKCC liên thông với các loại hình vận tải khách như metro, vận tải thủy, dịch vụ cung cấp xe đạp hoặc xe máy điện công cộng.
Bên cạnh đó, Sở GTVT TP cũng đề ra nhóm giải pháp hỗ trợ hành khách tiếp cận VTHKCC. Cụ thể, phát triển hệ thống xe buýt mini dưới 17 chỗ tiếp cận các khu dân cư mới, các tuyến đường nhỏ; tổ chức làn đường riêng cho xe buýt song song đầu tư bến bãi, phát triển các đầu mối trung chuyển; kêu gọi xã hội hóa đầu tư phương tiện xe đạp, xe đạp điện công cộng.
Trong giai đoạn này, TP HCM sẽ tập trung nguồn lực bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào khai thác tối thiểu 3 tuyến đường sắt đô thị số 1, 2, 5 và một tuyến BRT. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành sẽ đồng bộ với tiến độ cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, TP HCM còn có một số loại hình giao thông công cộng khối lượng lớn khác như xe điện bánh hơi, tramway (tàu điện), đường sắt vận tải nhẹ (LRT)…
Cùng với mục tiêu phát triển VTHKCC, đề án sẽ thực hiện 3 nhóm giải pháp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân thông qua việc tổ chức thu phí ôtô lưu thông vào khu vực trung tâm TP HCM; kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô, gắn máy 2-3 bánh và môtô.
Đối với 3 nhóm giải pháp này, Sở GTVT TP HCM cho biết trước khi triển khai sẽ bảo đảm các điều kiện cần như mật độ mạng lưới xe buýt, bãi giữ xe máy, dịch vụ cung cấp xe đạp, xe máy điện hỗ trợ kết nối xe buýt thuận tiện. Việc hạn chế môtô và xe máy thực hiện có lộ trình, trước mắt là khu vực trung tâm TP (quận 1, 3, 5 và 10), khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và sẽ mở rộng dần đến các khu vực lân cận.
Cần gần 400.000 tỉ đồng
Đề án trên trình UBND TP HCM vào tháng 6-2020 và được HĐND TP thông qua tháng 7-2020.
Tổng kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2021-2030 là 393.792 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước 47.644 tỉ đồng nhằm: trợ giá, hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp vận tải đầu tư phương tiện, hiện đại hóa hệ thống quản lý và điều hành giao thông thông minh, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển VTHKCC, nghiên cứu cơ chế, chính sách. Các nguồn lực khác (dự kiến khoảng 346.148 tỉ đồng) từ xã hội hóa đầu tư hoặc vốn ODA, như: đầu tư phương tiện xe buýt, hệ thống vé thông minh; tổ chức xe đạp, xe máy điện công cộng; vận tải hành khách đường thủy; xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn.
Đánh giá về thực trạng giao thông hiện tại, lãnh đạo Sở GTVT TP HCM cho rằng năm 2012, sản lượng hành khách đạt trung bình 305 triệu lượt/năm nhưng đến năm 2020 dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt, giảm 146 triệu lượt, đáp ứng 7,5% nhu cầu đi lại. Tính đến tháng 7-2020, toàn TP chỉ còn 128 tuyến xe buýt (trong đó 91 tuyến có trợ giá, 37 tuyến không trợ giá), giảm 22 tuyến. Số lượng xe buýt ngày càng giảm nhưng các tuyến metro triển khai chậm và thiếu đồng bộ, áp lực ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường. Do đó, TP phải quyết tâm thực hiện đề án trên nguyên tắc kéo và đẩy, vừa kéo giảm phương tiện cá nhân nhưng phải bảo đảm phát triển vận tải công cộng, các dịch vụ hỗ trợ để bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân.
TP.HCM hỗ trợ kỹ thuật vé xe buýt thông minh
Dự án hỗ trợ kỹ thuật khu vực xây dựng hệ thống vé thông minh cho giao thông công cộng TP.HCM được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022.
UBND TP.HCM vừa phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật khu vực xây dựng hệ thống vé thông minh cho giao thông công cộng tại TP.HCM.
Hệ thống vé thông minh này thuộc chương trình TP tương lai toàn cầu, sử dụng nguồn vốn vay ODA không hoàn lại của Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ai-len thông qua quỹ Thịnh vượng của Vương quốc Anh.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ, TP sẽ xây dựng, quản lý, điều hành hệ thống vé thông minh, liên thông giữa các loại phương tiện vận tải công cộng và tăng lượng hành khách.
Dự án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022.
TP.HCM bổ sung hơn 140 tỷ trợ giá xe buýt Tiền ngân sách UBND TP.HCM dùng để trợ giá xe buýt tăng theo từng năm nhưng vẫn không đủ để duy trì hoạt động, nhiều tuyến phải tạm dừng khai thác. UBND TP.HCM vừa phê duyệt bổ sung hơn 141 tỷ đồng để trợ giá xe buýt, nâng tổng tiền trợ giá năm 2019 lên 1.247 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được...