TP HCM phát hiện gần trăm mẫu heo nhiễm chất cấm
Trung bình 5 mẫu kiểm tra heo từ các tỉnh đưa về TP HCM tiêu thụ, lực lượng chức năng phát hiện một trường hợp sử dụng chất cấm.
Trong báo cáo gửi UBND TP HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thú y cho biết, trong 10 tháng đầu năm đơn vị đã lấy 522 mẫu nước của 122 lô heo tại các cơ sở giết mổ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 97 mẫu tồn dư chất cấm từ các tỉnh đưa về.
Bên cạnh việc thông báo cho thú y các tỉnh, tất cả trường hợp vi phạm đều bị xử phạt. Ngoài ra, số heo buộc phải giữ lại 15 ngày và kiểm tra đến khi hết chất tồn dư mới được giết mổ.
Một lô heo bẩn bị lực lượng chức năng thu giữ tại TP HCM. Ảnh: D.T
Theo Sở Nông nghiệp TP HCM, hiện việc xử lý các trường hợp vi phạm chất cấm gặp lúng túng do Thông tư 57 về Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp chưa rõ ràng. Thông tư này chưa quy định về ngưỡng cho phép của nhóm chất cấm buộc tiêu hủy hay giữ lại khi phát hiện.
Video đang HOT
Việc giữ lại cac lô heo vi phạm cũng gặp khó khăn do từng xảy ra dịch bệnh lơ mồm long móng và lây lan đàn heo tại lò giết mổ. Đơn vị này cũng kiến nghị xử lý mạnh tay bằng cách tiêu hủy để răn đe thay vì xử phạt như hiện nay.
TP HCM hiện cũng có kế hoạch để giải quyết dứt điểm việc vận chuyển và buôn bán chất cấm như Salbutamol, vàng ô. Năm quận huyện và 12 phường xã sẽ thí điểm thanh tra để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm.
Mới đây, Chính phủ cho phép Hà Nội và TP HCM thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận huyện, phường xã. Khuyến khích việc kết nối giữa sản xuất và nơi bán, công bố cho người tiêu dùng biết.
Sở Nông nghiệp cũng cho biết, từ nay đến tết Nguyên đán sẽ mở đợt cao điểm về an toàn thực phẩm, nâng quy mô số hộ kiểm tra. Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ phối hợp với 7 tỉnh có số lượng nông lâm thủy sản cung cấp cho TP HCM nhiều nhất để giám sát.
Duy Trần
Theo VNE
Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi
Hội thảo "Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi" diên ra tại TP HCM sáng 28/10.
Khu vực Đông Nam bộ - vùng chăn nuôi heo lớn nhất cả nước với khoảng 2,5 triệu con, đang là điểm nóng về sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc người chăn nuôi gia súc, gia cầm trên cả nước sử dụng 3 loại chất cấm là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamin đã trở thành phổ biến, nhất là ở các trang trại và cơ sở chăn nuôi tập trung.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà tình trạng nêu trên vẫn chưa được giải quyết. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là do người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận mà không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng; mức xử phạt hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi còn quá nhẹ; cách kiểm tra, lấy mẫu của cơ quan chuyên môn còn chưa chính xác.
Các đại biểu tại Hội thảo "Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi" diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.
Bên cạnh đó là tình trạng giết mổ lậu tràn lan, nhất là ở các thành phố lớn. Vì vậy, vấn đề mấu chốt hiện nay là Nhà nước phải ban hành những quy định cụ thể và nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm về lĩnh vực này. Đối với người chăn nuôi, các ban ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để họ nhận thức được rằng, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là việc làm vi phạm pháp luật, vừa hại người khác, vừa hại chính mình.
Các chuyên gia về lĩnh vực chăn nuôi cũng khuyến cáo người tiêu dùng không nên chọn mua những sản phẩm thịt có màu đỏ tươi, nhiều nạc và nhão vì đây là những biểu hiện của sản phẩm có sử dụng chất tạo nạc.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng ngành y tế cần quản lý, phân phối có điều kiện và có kiểm tra việc sử dụng các chất cấm để có thể sử dụng trong chăn nuôi, không được để lọt ra ngoài.
Ông Lịch cũng nhấn mạnh: "Người chăn nuôi phải nâng cao ý thức tự giác. Nếu không tự giác, chỉ vì lợi ích cá nhân thì cái lợi ích chung sẽ bị mất khi Việt Nam hội nhập TPP. Ngoài ra, cần phải xử lý nghiêm các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào sản xuất thức ăn sử dụng chất cấm thì phải đóng cửa một năm, chứ không chỉ phạt hành chính như hiện nay"./.
Thành Trung
Theo_VOV
16% mẫu thịt có chất tăng trọng Theo báo cáo 9 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đến thời điểm này, đã xây dựng thí điểm 74 mô hình chuỗi cung ứng rau, thịt và thủy sản an toàn từ 43 tỉnh, thành có cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và TPHCM. Việc tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý vi...