TP HCM: Người đàn ông tiểu ra máu như…. tiết canh
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư niệu mạc gấp 3 lần. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là tiểu máu, gặp ở 75% trường hợp. Khoảng 20% người bệnh có triệu chứng đau một bên hông lưng.
Sáng 21-3, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP HCM) cho hay vừa phẫu thuật thành công niệu quản cho một người đàn ông đi tiểu ra máu thường xuyên.
Bệnh nhân là ông P.T.L (50 tuổi) bị tiểu máu tái đi tái lại hơn 1 năm nay, có những đợt tiểu máu tươi, máu cục như tiết canh. Gần đây, ông bị đau hông lưng trái liên tục nên đến bệnh viện. Kết quả kiểm tra chẩn đoán cho thấy ông bị ung thư niệu mạc thận trái.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cho người đàn ông tiểu ra máu
Mặc dù bàng hoàng với kết quả bệnh tật nhưng ông vẫn đồng ý thực hiện phẫu thuật nội soi 3D cắt thận và niệu quản. Sau mổ, ông chỉ nằm viện 3 ngày là xuất viện.
Video đang HOT
Theo TS-BS Nguyễn Hoàng Đức, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, toàn bộ thận, niệu quản và bàng quang được lót bởi lớp tế bào gọi là niệu mạc. Khi lớp lót này bị bướu thì gọi là bướu niệu mạc, có thể xảy ra ở thận, niệu quản hoặc bàng quang. 95% các bướu niệu mạc thận-niệu quản là ung thư.
Ung thư niệu mạc thận – niệu quản hay gặp nhất ở lứa tuổi trên 65. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư niệu mạc gấp 3 lần. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là tiểu máu, gặp ở 75% trường hợp. Khoảng 20% người bệnh có triệu chứng đau một bên hông lưng.
Phương tiện chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để phát hiện ung thư niệu mạc thận niệu quản là chụp CT hệ tiết niệu có khả năng xác định chính xác 90% các khối u khoảng 5 mm. Tất cả ung thư niệu mạc thận/niệu quản đều phải điều trị bằng mổ cắt toàn bộ thận và toàn bộ niệu quản.
Hiện nay phẫu thuật này được điều trị nội soi 3 chiều, giúp phẫu thuật viên quan sát rõ và chi tiết hơn so với phẫu thuật nội soi 2 chiều kinh điển. Nhờ đó ít gây mất máu, lấy được các hạch bạch huyết quanh rốn thận đánh giá chính xác giai đoạn ung thư nhằm có biện pháp điều trị bổ túc phù hợp sau mổ, tránh tái phát bệnh.
“Để phát hiện sớm bướu niệu mạc, quan trọng nhất là khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên”, BS Đức khuyến cáo.
Tác dụng đáng sợ của rau ngải cứu, nếu bạn thuộc 1 trong 3 nhóm người này cần từ bỏ ngay
Rau ngải cứu có dược tính cao nên nếu dùng không đúng cách sẽ gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngải cứu từ lâu đã được coi là một cây thuốc dân gian có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc, món ăn để trị bệnh hiệu quả. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chữa đau đầu, đau lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết, ra máu cam, đái ra máu...
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.
Trường hợp nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt rồi nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu dùng ngải cứu quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não... và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh...
3 nhóm người nên nói không với rau ngải cứu
Người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, gây các bệnh về gan.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có gì đáng chú ý? Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và bệnh lý nguyên nhân gây cao huyết áp. 1. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cơ bản Giống như tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu cụ thể, ngay cả khi huyết áp...