TP HCM muốn thay đổi tiêu chí xác định ùn tắc giao thông
Căn cứ xác định ùn tắc hiện nay ( xe không di chuyển được trong 30 phút) được cho là không khoa học, bởi TP HCM kẹt xe hàng ngày nhưng số vụ thống kê rất thấp.
UBND TP HCM vừa đề xuất Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho áp dụng tạm bộ tiêu chí xác định tình trạng ùn tắc giao thông là: vận tốc trung bình dòng xe thấp hơn hoặc bằng 5 km/h (thấp hơn vận tốc của người đi bộ); ùn tắc kéo dài trên 30 phút; dòng xe kéo dài 200-300 m.
Động thái này được đưa ra bởi thành phố cho rằng, thời gian qua định nghĩa về tình trạng ùn tắc chưa phù hợp với tình hình thực tế – khi chỉ dựa trên tiêu chí “ùn tắc kéo dài trên 30 phút”. Do vậy, cần xây dựng bộ tiêu chí dựa trên cơ sở khoa học để xác định chính xác tình trạng ùn tắc. Nó sẽ phục vụ công tác tổ chức, hoạch định các chính sách về quản lý và điều hành giao thông đô thị.
Do tiêu chí đánh giá ùn tắc giao thông hiện chưa sát với thực tế nên dù tình trạng này xảy ra hàng ngày nhưng thống kê của cơ quan chức năng số vụ kẹt xe chỉ đếm trên đầu ngón tay gây bức xúc. Ảnh: LG
Bộ tiêu chí TP HCM đưa ra được tổng hợp từ góp ý của các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực giao thông.
Trong đó, vận tốc trung bình dòng xe nhỏ hơn hoặc bằng 5 km/h được xác định thông qua 2 phương pháp: thống kê, phân tích dữ liệu giám sát hành trình (GPS) của khoảng 60.000 ôtô tải, xe khách, buýt, taxi và phân tích hình ảnh dữ liệu từ 471 camera giao thông được kết nối về trung tâm điều khiển giao thông thành phố.
Xác định ùn tắc kéo dài trên 30 phút được giám sát, theo dõi từ hệ thống quản lý tự động trên nền bản đồ số của trung tâm điều khiển giao thông.
Còn tiêu chí chiều dài dòng xe từ 200 đến 300 m dựa vào phân tích dữ liệu hình ảnh từ hệ thống giám sát hành trình được tính toán trên bản đồ số giao thông.
Nếu áp dụng bộ tiêu chí trên, trong tháng 2 và 3 TP HCM có 35 vị trí, khu vực xảy ra ùn tắc.
Video đang HOT
Hữu Công
Theo VNE
Hàng loạt dự án nghìn tỷ 'giải cứu' ùn tắc khu Nam Sài Gòn
Cầu Thủ Thiêm 4, đường nối quận 4 và 7... là những dự án được kỳ vọng tăng kết nối giao thông, giảm ùn tắc nghiêm trọng cho khu vực phía Nam thành phố.
Mật độ dân cư khu vực phía Nam TP HCM (quận 7, 8 và huyện Nhà Bè) hiện tăng gấp hàng chục lần so với 10 năm trước. Giao thông quá tải, tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng buộc TP HCM dồn sức kéo hạ tầng khu này lên bằng cách mở thêm đường, cầu kết nối với trung tâm.
Vì vậy, trong số 12 dự án (tổng vốn 66.000 tỷ đồng) vừa được UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho triển khai cấp bách có 3 dự án nhằm "giải cứu" ùn tắc cho khu này.
Cầu Kênh Tẻ (nối quận 4 và 7) thường xuyên bị ùn tắc, nhất là giờ cao điểm. Ảnh: B.T
Hơn 9.400 tỷ mở đường nối quận 4, 7 và Nhà Bè.
Được kỳ vọng nhiều nhất là dự án mở đường kết nối 3 quận huyện này để hoàn thiện trục giao thông Bắc - Nam với tổng mức đầu tư khoảng 9.430 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường mở ra hướng lưu thông mới từ trung tâm TP HCM về phía Nam và ngược lại (thay vì phải đi theo hướng cầu Kênh Tẻ đang bị quá tải).
Dự án được chia làm 2 phần. Đoạn đầu dài 3,8 km, rộng 40-60 m (8-10 làn xe) với mức đầu tư hơn 5.400 tỷ đồng. Nó được bắt đầu từ đường Hoàng Diệu (chân cầu Ông Lãnh - quận 4) tơi vòng xoay Tôn Đan và Vinh Họi (quận 4), sau đó đi qua đuơng Lê Van Luong băng câu Kênh Te 2 và kêt nôi đai lọ Nguyên Van Linh (quận 7).
Phần còn lại sẽ từ nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đến nút giao chân câu Bà Chiêm (nối quận 7 với Nhà Bè) dài 7,5 km, quy mô 8-10 với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo gửi Chính phủ, chính quyền TP HCM cho rằng, các khu dân cư đô thị ở Nhà Bè, quận 7 phát triển rất nhanh - đặc biệt là khu đô thị cảng Hiệp Phước. Việc này khiến nhu cầu giao thông vào trung tâm thành phố và ngược lại rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc... nên việc mở đường mới là cần thiết, cấp bách.
Đường mới dự kiến được mở nối quận 4 và 7 (màu đỏ) với cầu Kênh Tẻ 2 trên tuyến.
Cầu dây văng Thủ Thiêm 4
Ngoài việc giảm ùn tắc, cây cầu có mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng còn được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế - xã hội cho khu Nam thành phố.
Dài hơn 2,1 km, tĩnh không 10 m, cầu thiết kế dạng dây văng gồm phần chính nối quận 2 và 7 (6 làn xe). Phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh được bố trí trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 và 2 nhánh cầu dẫn N1, N2 từ cầu chính phía quận 7 xuống đường Huỳnh Tấn Phát.
TP HCM xác định đây là "dự án cấp bách, cần ưu tiên đầu tư" bởi nó hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực. Đặc biệt tăng khả năng kết nối cho Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) - hiện chỉ kết nối với trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận Bình Thạnh và quận 1, chưa kết nối được với các quận 4, 7 và khu đô thị Nam thành phố.
Khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành cũng sẽ giải tỏa áp lực giao thông từ quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè (cầu Thủ Thiêm 1 - đường trục Bắc Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm - cầu Thủ Thiêm 4); đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Nguyễn Khoái - đường nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm
Dự kiến khởi công ngay trong năm với tổng kinh phí khoảng 1.250 tỷ đồng, đường Nguyễn Khoái dài một km sẽ nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố và chia tải cho cầu Kênh Tẻ.
Công trình còn bao gồm việc xây cây cầu dài 346 m, rộng 22,5 m - bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) và điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4).
Ngoài 3 dự án trọng điểm trên, TP HCM cũng nghiên cứu một loạt phương án khác nhằm giảm ùn tắc giao thông ở khu Nam; bao gồm: mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (quận 4), xây cầu đường Bình Tiên (nối quận 6 và 8), cầu Thủ Thiêm 3 (nối quận 2 và 4) và nâng cấp mở rộng đường Tôn Đản, hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ...
Phối cảnh cầu đường Nguyễn Khoái nối quận 4 và 7.
Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết, những năm qua hạ tầng trục Đông và Tây thành phố đã được đầu tư nhiều nên tình trạng ùn tắc đã được kéo giảm. Trong khi đó khu Nam ngày càng có nhiều khu dân cư, chung cư được xây liên tục... nên hạ tầng khu vực này đang bị quá tải.
"Sắp tới cầu Kênh Tẻ và cầu Chữ Y sẽ được mở rộng, dự án cầu đường Nguyễn Khoái nối quận 4 và quận 7 cũng sẽ được khởi công trong năm nay để góp phần kéo giảm ùn tắc cho khu Nam thành phố", đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết.
12 dự án thành phố vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định thầu, hoặc chọn nhà đầu tư, nằm trong 83 dự án cần ưu tiên đầu tư năm nay.
"Sở tham mưu hơn 30 dự án nhưng thành phố chọn 12 cái cấp bách nhất để xin Chính phủ cho sớm triển khai. Chứ thực hiện theo đúng trình tự thủ tục thì phải rất lâu các công trình này mới hoàn thành, trong khi tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng", ông Cường nói.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM muốn 'cấp bách' xây cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 và 7 Công trình có mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng được TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây sớm để tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và giải quyết ùn tắc từ phía Nam về trung tâm. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa kiến nghị Thủ tướng và các Bộ Giao thông Vận tải,...