TP HCM muốn địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới
Hệ thống đường hầm hơn 200 km được xây dựng phức tạp, bí ẩn ở Củ Chi sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Nội dung này vừa được UBND TP HCM đề cập trong văn bản xin ý kiến Bộ Quốc Phòng về chủ trương lập hồ sơ di tích địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Địa đạo Củ Chi có ba tầng, tỏa ra nhiều nhánh dài thông nhau, cách mặt đất 3-10 m. Du khách tham quan phải khom người khi đi vào tầng hầm đầu tiên. Ảnh: Quỳnh Trần.
Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015 với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và tính sáng tạo.
Theo UBND thành phố, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Video đang HOT
Cụ thể, đây là một trong những căn cứ cách mạng điển hình và có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Các lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Hồng Đào, Trần Hải Phụng… sống và làm việc tại đây, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Sài Gòn – Gia Định. Đây cũng là nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa chiến đấu, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khu hầm được đào để làm nơi may quân trang, quân dụng, nghỉ ngơi của bộ đội. Ảnh: Quỳnh Trần.
Địa đạo Củ Chi là công trình khoa học quân sự được bảo tồn tốt, gồm một hệ thống đường hầm nhân tạo trong lòng đất với cấu trúc 2 đến 3 tầng thông nhau, dài hơn 200 km; được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, bí ẩn có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu, chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ.
Công trình này còn được đánh giá là chứng tích lịch sử tiêu biểu cho sức mạnh chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân. Nơi đây còn ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể nổi bật như ứng xử quan hệ giữa người với người, với người dân và kẻ địch từng đối đầu, những câu chuyện tình yêu, tình quân dân…
Ngày nay, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền bá kiến thức quân sự, khoa học kiến trúc. Đây là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Trước đó, ngày 25/5, UBND TP HCM ra công văn về việc hướng dẫn lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đệ trình lên UNESCO ghi vào danh mục Di sản Thế giới gửi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Sau đó, cơ quan này đề nghị thành phố xin ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng về chủ trương này.
UBND thành phố cho biết, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng, thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa- Thể thao phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các bước tiếp theo.
Phòng họp Bộ tư lệnh Quân Khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định dưới địa đạo Củ Chi. Ảnh: Diadaocuchi.com.vn
Một số tiêu chí cụ thể để được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO: là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo; một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật minh họa một giai đoạn quan trọng trong lịch sử, văn hóa nhân loại; một ví dụ nổi bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai hay khai thác biển cả, đại diện cho một hay nhiều nền văn hóa…
TP HCM tạm ngừng tuyến tàu cao tốc quận 1 - Bình Dương - Củ Chi
Tuyến tàu cao tốc quận 1 - Bình Dương - Củ Chi kết nối nhiều điểm tham quan, du lịch phải tạm ngừng để phòng, chống dịch Covid-19.
Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM vừa có công văn gửi Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP; Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực III; Cảng vụ Đường thủy nội địa TP về việc tạm ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách và du lịch từ bến Bạch Đằng (quận 1) - Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) - Củ Chi (gọi tắt là tuyến tàu cao tốc quận 1 - Bình Dương - Củ Chi) và ngược lại.
Theo đó, Sở GTVT thống nhất đề xuất của Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP về việc tạm ngừng hoạt động tuyến tàu cao tốc trên.
Đại diện một số sở - ngành TP HCM, Bình Dương, cùng đại biểu trải nghiệm tuyến tàu cao tốc quận 1 - Bình Dương - Củ Chi vào ngày 10-7 (Ảnh: Gia Minh)
Sở GTVT cho biết việc này nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP về tạm thời ngừng hoạt động các cơ sở dịch vụ và hạn chế tụ tập đông người để phòng, chống dịch Covid - 19 trên địa bàn.
Sở GTVT đề nghị Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tạm ngừng hoạt động trên; kiểm tra, duy trì thường xuyên điều kiện an toàn hoạt động, vệ sinh môi trường của phương tiện thủy.
Với cự ly dài 78 km, tuyến tàu cao tốc quận 1 - Bình Dương - Củ Chi xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1) dọc sông Sài Gòn qua địa phận tỉnh Bình Dương (bến Tiamo) và kết thúc ở bến Bến Đình, Bến Dược (huyện Củ Chi). Đây là tuyến tàu cao tốc kết nối nhiều điểm tham quan, du lịch, mang đậm màu sắc lịch sử.
Phương tiện khai thác trên tuyến là các tàu cao tốc với sức chứa từ 96 - 150 hành khách, đồng thời còn có tàu nhỏ hơn phục vụ nhu cầu thuê trọn gói.
TP.HCM: 5 huyện chuẩn bị lên quận, chuyển nông thôn mới thành đô thị văn minh TP.HCM đã xây dựng Bộ tiêu chí nông thôn mới (NTM) phù hợp với quá trình đô thị hóa, và hướng đến việc chuyển từ NTM lên đô thị văn minh. Từ cuối năm 2019, tại hội nghị Thành ủy TP.HCM, 5 huyện của thành phố gồm: Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ đã được đề xuất quy...