TP HCM mưa lớn kéo dài… đường phố thành sông, cây đổ rạp
Trong giờ cao điểm chiều tối 3/9, tại nhiều khu vực ở TP HCM mưa lớn kéo dài, đường phố thành sông và hàng loạt sự cố cây xanh ngã đổ, gây tắc đường.
Chập tối 3/9, nhiều khu vực ở các quận, huyện TP HCM mưa lớn kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ.
Trong và sau cơn mưa, hàng loạt tuyến đường ở TP HCM chìm trong biển nướcđúng vào giờ cao điểm đã khiến người tham gia giao thông một phen khốn đốn để tìm đường về nhà giữa mênh mông biển nước.
Trên đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, nước tuôn xối xả khiến nhiều người té ngã…
Dòng xe cộ vất vả chạy qua những dòng nước chảy cuồn cuộn trên đường Võ Văn Ngân.
Dòng người xe lưu thông trong bóng đêm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) giữa biển nước.
Video đang HOT
Đại lộ Phạm Văn Đồng cũng trong tình trạng nước ngập sâu gần nửa bánh xe.
Trên đường Tô Ngọc Vân (đoạn qua gác chắn xe lửa Bắc Nam), quận Thủ Đức, tình trạng kẹt xe kéo dài suốt nhiều giờ vì khu vực này có địa hình trũng thấp khiến nước ngập lênh láng.
Hàng nghìn phương tiện xếp hàng dài nhích từng chút để thoát khỏi cảnh kẹt xe trong khi phía dưới mặt đường ngập nước và phía trên đầu mưa tuôn xối xả.
Đến hơn 19h cùng ngày, thảm cảnh đường ngập, kẹt xe…vẫn còn phức tạp trên nhiều tuyến đường ở TP HCM.
Trước đó chiều cùng ngày, một cây cổ thụ cao hàng chục mét nằm ở góc căn nhà số 161 Nguyễn Thông (phường 9, quận 3, TP HCM) bất ngờ đổ sập đè lên nhà dân, rất may 3 người trong nhà đã kịp thoát ra ngoài nên đã thoát nạn.
Toàn bộ hệ thống cáp viễn thông và đường dây điện chạy ngang qua đây cũng bị kéo ngã khiến khu vực bị cúp điện. Lực lượng chức năng địa phương có mặt phong tỏa hiện trường, phối hợp cùng nhân viên Công ty Công viên cây xanh TPHCM cắt cây thành từng đoạn nhỏ di chuyển đi nơi khác.
Theo_Kiến Thức
Hà Nội: Điểm mưa lớn nhất đo được 50mm
Khoảng từ 11h trưa nay, tại nội thành Hà Nội xảy tra mưa lớn kéo dài phổ biến ở mức 27mm, nhiều tuyến đường đã xảy ra úng ngập.
Theo Trung tâm dự báo thời tiết, ở khu vực nội thành Hà Nội mưa to, một số điểmmưa lớn trong 1 giờ như Cầu Diễn: 27mm; Quan Hoa 25mm, Định Công 27mm... Khu vực trung tâm Hà Nội đang mưa lớn và có thể kéo dài trong khoảng 1 giờ nữa.
Khu vực đường Phạm Hùng vào trưa nay - (Ảnh: CTV)
Đề phòng ngập úng từ 0,1-0,3m tại các tuyến phố: Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Yec Xanh, Lò Đúc, Hàng Chuối, Quang Trung, Lê Duẩn, Đặng Thái Thân, Ngô Quyền, Phan Bội Châu, Ly Thương Kiêt, Liên Trì, Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Lê Trọng Tấn, Giải Phóng, Nguyên Xiên,Vu Trong Phung, Lĩnh Nam, Quan Hoa...
Ghi nhận tại một số tuyến phố Hà Nội như: Cầu Giấy, Giải Phóng, Phạm Hùng... nhiều nơi nước đã dềnh lên mặt đường. Tại một số phố như Định Công, Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) người dân phải dùng thanh chắn để ngăn nước tràn vào nhà. Một số ngôi nhà có nền thấp bị nước mưa dồn vào như sóng vỗ khiến người dân phải vất vả dùng chổi để quét nước và cát ra ngoài.
Tại một số tuyến phố, tình trạng ngập úng quá nửa bánh xe khiến người đi xe máy phải xuống xe dắt vì không thể phóng xe qua. Không ít xe bị chết máy và chủ xe thì ngã vì xe chết máy.
Trao đổi nhanh với PV báo Người đưa tin, ông Võ Văn Hòa - GĐ Đài khí tượng Đồng bằng Bắc bộ cho biết, bắt đầu từ đêm qua, một số khu vực ngoại thành đã mưa nhưng lượng nhỏ hơn dự kiến.
Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là do nền rãnh thấp ở vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn... dần di chuyển vào nội địa gây mưa cho toàn khu vực Bắc Bộ.
Dự kiến trận mưa kéo dài đến hết ngày 3/8, Thủ đô Hà Nội sẽ có tổng lượng mưa lên khoảng 200mm.
Ảnh chụp từ trên cao: (Otofun)
Lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết đã huy động 100% công nhân trực tại các vị trí có khả năng xảy ra úng ngập này để khơi thông dòng chảy, ngoài ra tại trạm bơm đầu mối Yên Sở và một số hồ, quanh Hà Nội phải hạ mực nước nước điều hoà ở mức thấp nhất.
Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Lê Hồng Quân - Trưởng phòng Hạ tầng cấp thoát nước (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, điểm mưa lớn nhất đo được vào trưa nay là 50mm ở Yên Sở, ở Tây Hồ là 30mm. Điểm ngập úng lớn nhất xảy ra trong ít giờ tại một số điểm đang thi công công trình như ở: Quan Hoa, Vũ Trọng Phụng.
"Hiện tại, các trạm bơm vẫn được huy động tối đa để giảm thiểu ngập úng" - ông Quân cho biết thêm.
Khu vực phố Định Công.
Từ chiều qua Sở Xây dựng Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đã có chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống, các trạm bơm cùng hề thống kênh mương thoát nước cũng đã được nâng cấp mới và vì vậy ngập úng có xảy ra tại một số điểm xong nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2008 được phòng ngừa.
Liên quan đến việc dự báo, ông Võ Văn Hòa - GĐ Đài khí tượng Đồng bằng Bắc bộ cho hay, việc dự báo thời tiết còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tố như: Trang thiết bị, máy móc và con người... Dự báo không thể chắc chắn 100%. Ở Mỹ cũng xảy ra thường xuyên. Ví dụ như tối và đêm qua dự báo Hà Nội có mưa lớn xong thực tế mưa chỉ xảy ra tại 1 số nơi và lượng mưa khá nhỏ. Theo GĐ Đài khí tượng Đồng bằng Bắc bộ cho biết: "Có 2 điều là dự báo mưa và lượng mưa. Hai điều này thì việc dự đoán lượng mưa là khó hơn. Ví dụ như vụ mưa lũ ở Quảng Ninh vừa qua, chúng tôi đã dự đoán là mưa to nhưng cũng không ngờ là lượng mưa lại lớn đến nỗi như vậy". Ông Hòa cũng cho biết, việc dự báo hiện nay của nước ta so với các nước trong khu vực và nước ngoài hạn chế hơn, do yếu kếm về phương tiện. Các cán bộ làm công tác dự báo cũng còn trẻ, kinh nghiệm chưa cao, ít được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Những bức tranh sống mãi với thời gian Ở Việt Nam, tranh cổ động gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc. Những bức tranh đầu tiên ra đời trong bão táp cách mạng với sự góp mặt của thế hệ họa sĩ yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị... Cùng với báo chí và truyền đơn,...