TP HCM lập lại HĐND cấp quận, huyện, phường
Sau 7 năm thí điểm bỏ, TP HCM tổ chức lại HĐND cấp quận, huyện, phường với biên chế dự kiến tăng hơn 8.300 người, kinh phí hơn 47 tỷ đồng một năm.
Theo văn bản Sở Nội vụ vừa trình UBND TP HCM về việc lập lại HĐND quận, huyện, phường theo Luật chính quyền địa phương, dự kiến thành phố phải tăng 8.340 biên chế. Kinh phí hoạt động và phụ cấp khi lập lại HĐND các cấp này phát sinh mỗi năm là hơn 47 tỷ đồng.
“Việc tổ chức lại sẽ tăng thêm cán bộ trong khi Chính phủ yêu cầu tinh giản biên chế. Vì vậy khi Ủy ban thường vụ Quốc hội có hướng dẫn chính thức về số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, thành phố sẽ bố trí lại cho phù hợp”, Sở Nội vụ nêu.
Video đang HOT
Sắp tới TP HCM sẽ tái lập HĐND cấp quận, huyện, phường. Ảnh minh họa.
Trước đó, TP HCM là một trong 10 địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường theo Nghị quyết 26 của Quốc hội (khóa XII) ngày 15/11/2008 có hiệu lực ngày 1/4/2009. Tuy nhiên, theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính phải gồm có HĐND và UBND.
Theo Sở Nội vụ, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là chủ trương phù hợp với thực tế của TP HCM, được nhân dân TP đồng tình và sự thống nhất của các ngành, các cấp. Đồng thời, việc thí điểm giúp tinh gọn bộ máy, khắc phục sự trùng lắp về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan… Vai trò của chủ tịch UBND, người đứng đầu bộ máy UBND quận, huyện, phường được phát huy thông qua việc chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm.
Việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường cũng được cho là không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống và sinh hoạt của nhân dân.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19/6. Tại Điều 4 quy định, tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Trung Sơn
Theo VNE
Kiểm tra công sở và quán cà phê lân cận để giám sát công chức
Chiều 21/7, lãnh đạo Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, sở này đã cử cán bộ đến kiểm tra tại trụ sở làm việc của các cơ quan đồng thời cử cả người đến những quán cà phê gần công sở để kiểm tra công chức có la cà quán cà phê hay không.
Theo đó, từ đầu năm đến nay thành phố Cần Thơ đã kiểm tra đột xuất 41 đơn vị, có 430/502 công chức có mặt, số công chức vắng chủ yếu do đi công tác hoặc nghỉ phép. Chỉ có 2 trường hợp vắng mặt không lý do là cán bộ thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ và UBND phường Ba Láng (quận Cái Răng). Hai trường hợp này tổ kiểm tra đã đề nghị cơ quan chủ quản có báo cáo giải trình, xử lý.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ông Lê Hùng Dũng đã chỉ đạo thủ trưởng các sở, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ công chức trong giờ làm việc; đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm những người vi phạm các quy định về an toàn giao thông, nhất là hành vi lái xe sau khi uống rượu bia.
Phạm Tâm
Tạm dừng khách tham quan sau sự cố tượng Phật đổ sập Sau sự cố tượng Phật đổ sập tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (còn gọi là chùa Sóc), ông Phạm Công Chính - Chủ tịch UBND xã An Mỹ khẳng định, trước mắt chinh quyền ra quyết định đình chỉ thi công công trình cũng như việc thăm viếng tại ngôi chùa này. Đình chỉ công trình cho đến khi nguyên nhân...