TP HCM: Kịp thời cấp cứu 2 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vắc xin ComBE Five
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, vừa qua hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng của TP HCM ghi nhận 2 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five tại quận Tân Phú và Thủ Đức.
Cả 2 trường hợp đều được cấp cứu kịp thời, đã hồi phục và xuất viện.
Đến 10h50 cùng ngày, mẹ bé phát hiện bé khóc thét, sau đó tím tái, lịm người nên đã nhanh chóng đưa đến trạm y tế để cấp cứu. Tại đây bé được cấp cứu theo phác đồ xử trí phản vệ của Bộ Y tế, đồng thời báo cho Bệnh viện quận Thủ Đức điều xe cấp cứu đưa trẻ về tiếp tục theo dõi điều trị tại bệnh viện. Bé được xuất viện sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện và hiện sức khỏe ổn định.Trường hợp thứ nhất là bé gái L.M.P.T, 3 tuổi, được tiêm chủng vắc xin ComBE Five và uống vắc xin OPV lần thứ nhất tại trạm Y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức vào 8h30 ngày 17/5. Sau tiêm chủng bé được theo dõi tại trạm y tế 30 phút, không phát hiện bất thường nên được đưa về nhà theo dõi.
Ảnh minh họa
Ca tai biến nặng sau tiêm chủng thứ 2 là bé trai H.T.T, 2 tháng tuổi, tiêm chủng vắc xin ComBE Five và uống vắc xin OPV lần thứ nhất tại trạm y tế Sơn Kỳ, quận Tân Phú lúc 8h30 ngày 26/6. Sau tiêm chủng theo dõi 30 phút tại trạm y tế không phát hiện bất thường. Đến 11h40 cùng ngày người nhà phát hiện bé khóc nấc, khó thở, da xanh tái sau đó tím tái, lịm người nên nhanh chóng đưa bé đến trạm y tế để cấp cứu. Sau đó bé được chuyển đến bệnh viện quận Tân Phú và xuất hiện sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện.
Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng của Sở Y tế TP HCM nhận định, đây là 2 trường hợp “Phản ứng phản vệ độ III xảy ra sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five”. Cả 2 trường hợp đều được phát hiện và cấp cứu kịp thời theo đúng phác đồ xử trí phản vệ của Bộ Y tế.
Video đang HOT
M.P
Theo petrotimes
Không nên quá lo lắng khi cho trẻ tiêm vắc xin
Những ngày vừa qua, thông tin về 2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five đã khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, sử dụng vắc xin là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tiêm vắc xin cho trẻ.
Sau tiêm vắc xin, 2 trẻ tử vong
Trước thông tin về sự việc 2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five, PGS. TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện Bộ Y tế đang chờ kết quả họp hội đồng chuyên môn và kết quả của Viện pháp y, Bộ Công an về trường hợp 2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five tại Đắk LắK và Nghệ An.
Trước đó, ngày 11/7, bé T.H.A. (2 tháng tuổi, xã Ea Tar, huyện Cư Mgar) được gia đình đưa đến Trạm Y tế xã Ea Tar để tiêm vắc xin ComBE Five mũi 1. Sau khi tiêm vắc xin, đến 18h40 cùng ngày, gia đình phát hiện bé có dấu hiệu tím tái, thở nấc nên đã đưa bé đến BV Đa khoa Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột) cấp cứu. Bé A. nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái toàn thân, tim ngừng đập. Các bác sĩ đã chẩn đoán bé ngừng tuần hoàn hô hấp, chưa rõ nguyên nhân. Đến 20h cùng ngày, bé tử vong.
Cũng trong ngày 11/7, tại Nghệ An, bé N.N.K.B. (hơn 9 tháng tuổi, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ) cũng đã tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five mũi 2 tại Trạm Y tế xã Nghĩa Dũng.
Trước thông tin về 2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five, hiện nhiều bậc phụ huynh tỏ ra khá bất an và lo ngại cho sức khoẻ của con mình. Thậm chí, không ít gia đình còn có ý định cân nhắc liệu có nên đưa con đi tiêm vắc xin hay không vì đã có 2 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin. Không chỉ vậy, thời gian qua trên các trang mạng xã hội tràn ngập những thông tin không chính xác, tạo ra trào lưu "anti vắc xin"... cũng đã khiến nhiều phụ huynh thấy hoang mang.
Theo dõi sức khoẻ của trẻ sau tiêm
Theo các chuyên gia, thông thường mỗi cá thể sẽ có phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong vòng 24h. Bên cạnh đó, một số ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.
GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, giống như thuốc, không có một loại vắc xin nào sau khi tiêm chủng mà lại không có phản ứng. Sau khi tiêm vắc xin ComBE Five, trẻ có thể sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm. Đây là những phản ứng thông thường với tỉ lệ là 50%. Ngoài ra, trẻ có thể gặp phản ứng nặng sau tiêm như sốt cao, co giật, phản ứng phản vệ.
GS.TS Đặng Đức Anh cho hay, tỉ lệ phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five là tương tự với vắc xin Quinvaxem đã sử dụng trước đây và nằm trong tỉ lệ đã được khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm vaccine, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, trước tiên các bậc phụ huynh phải nắm được tình hình sức khoẻ của con. Cha mẹ cần chủ động thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khoẻ hiện tại của trẻ (đang bị ốm, dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm...).
Sau khi tiêm, đưa con về nhà, phụ huynh nên theo dõi trẻ trong thời gian từ 24 đến 36 giờ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như: sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú... cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần lưu ý những trường hợp không nên cho trẻ đi tiêm vacicne ComBE Five như: Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib ở lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib (có trong vắc xin ComBE Five); trong vòng từ 1-3 ngày trẻ có các hiện tượng sốt cao trên 39 độ C, có dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở; co giật kèm theo sốt hoặc không sốt; khóc dai dẳng trên 3 giờ; giảm trương lực cơ. Ngoài ra, trẻ còn có tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan...) không nên tiêm chủng.
Khi đã nắm chắc được những thông tin cơ bản về tiêm chủng và có nhận thức đúng đắn, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi cho trẻ tiêm vắc xin ComBE Five. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tại địa phương để xử trí kịp thời.
Xuân Thuỷ
Theo daidoanket
Thêm một bé trai ở Đắk Lắk lại tử vong sau khi tiêm vắc xin ComBe Five Sau khi tiêm vắc xin ComBe Five, cháu Anh có biểu hiện tím tái, thở khó nên được gia đình đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ chẩn đoán, cháu nhỏ đã tử vong chưa rõ nguyên nhân trước khi nhập viện. Ảnh minh họa Chiều 12/7, bác sĩ Nguyễn Hữu Huyên, Trưởng phòng Kế hoạch...