TP HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng bàn giao khu đất ở Ba Son
UBND TP HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng giao khu đất số 2 Tôn Đức Thắng, quận 1, thuộc khu vực Ba Son để quản lý, đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích.
Động thái này được thực hiện theo nội dung đã thống nhất giữa Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM tại hội nghị hồi tháng 6/2019, nhằm bảo tồn và phát huy tốt giá trị lịch sử, đảm bảo sự hài hòa về không gian, kiến trúc cảnh quan của khu vực.
Khu vực nhà máy đóng tàu Ba Son nhìn từ trên cao thời điểm tháng 12/2019. Ảnh: Quỳnh Trần.
Đây là khu đất di tích lịch sử quốc gia và là địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hiện khu đất này do Tổng công ty Ba Son quản lý và đã được chính quyền thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất quốc phòng).
Video đang HOT
Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son gồm ụ tàu nhỏ, phường Bến Nghé. Khu bảo vệ di tích gồm hai khu vực với tổng diện tích hơn 6.000 m2.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có hướng tuyến đi ngang khu vực này.
Công trình đã được yêu cầu bố trí hệ thống kỹ thuật và thi công đặc thù, phương án xử lý về mặt bằng không gian kiến trúc cảnh quan nhằm hạn chế phát sinh các tác động tiêu cực đến khu di tích.
Theo UBND thành phố, sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Quốc phòng, thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với Tổng công ty Ba Son thực hiện các thủ tục để tiếp nhận, quản lý đối với khu đất di tích lịch sử quốc gia này.
Khu đất Nhà máy đóng tàu Ba Son (xưởng đóng tàu lâu đời nhất Sài Gòn) là một trong những “khu đất vàng” tại TP HCM với diện tích 30 ha. Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP HCM phê duyệt, khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son (nằm trọn trong khu vực nhà máy Ba Son) được giới hạn bởi sông Sài Gòn, đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh.
Toàn diện tích quy hoạch gần 24 ha, trong đó 40% dành cho khu trung tâm tài chính văn phòng, 20% khu ở, còn lại kinh doanh thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp. Định hướng chức năng khu đô thị này ngoài mục đích trở thành trung tâm phức hợp, còn là công trình cao tầng tập trung, đồng bộ về tiện ích xã hội kỹ thuật, phát triển thương mại.
Ban đầu, TP HCM kiến nghị Thủ tướng và Bộ Quốc phòng cho phép Tập đoàn EUNSAN và OUE (Hàn Quốc) đầu tư dự án bất động sản có số vốn dự kiến lên đến 5 tỷ USD tại khu đất của Nhà máy đóng tàu Ba Son. Tuy nhiên, sau đó Bộ Quốc phòng cho rằng nên chọn nhà đầu tư trong nước vì phương án chọn nhà đầu tư nước ngoài không phù hợp.
Theo sự thống nhất của Thường vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ thương mại TP HCM là nhà đầu tư mua tài sản trên đất và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất Ba Son.
Ụ tàu lớn ở nhà máy Ba Son được bảo tồn một phần Tập đoàn Hàn Quốc muốn đầu tư 5 tỷ USD vào khu Ba Son 11 Bộ Quốc phòng muốn công ty trong nước đầu tư khu Ba Son
An Giang kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng để các thế hệ noi theo.
Sáng 20/8, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2020).
Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu ôn lại cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Lễ kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 nên các nghi lễ được tối giản, nhưng vẫn hết sức trang nghiêm, trọng thị; đại biểu và người dân tham dự buổi lễ thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại lịch sử quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người bạn gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sỹ Cộng sản quốc tế giản dị và mẫu mực; người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cho Tổ quốc và nhân dân.
Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước khẳng định, cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng để các thế hệ chúng ta noi theo. Đó là tấm gương về sự hiếu học, suốt đời lao động; tấm gương về lòng hiếu thảo, trung thành, khiêm nhường và thủy chung, suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh An Giang quyết tâm đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, thử thách; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và noi theo phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, suốt đời cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, chung tay xây dựng quê hương An Giang ngày thêm giàu đẹp, văn minh hơn; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu Trong lòng những quân nhân, nguyên Tổng Bí Thư, Thượng tướng Lê Khả Phiêu luôn là người đồng đội, tài đức, giản dị, chân thành mà sâu sát. Trước sự ra đi của cố Thượng tướng, các đồn biên phòng tỉnh Cao Bằng đã đồng loạt treo cờ rủ tại các chốt kiểm dịch biên giới. Hình ảnh xúc động, tưởng nhớ nguyên...