TP HCM không muốn xây đê biển 66.000 tỷ đồng
Cho rằng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công sẽ không hiệu quả trong việc chống lũ, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ, UBND TP HCM không đồng ý xây tuyến đê biển 66.000 tỷ đồng này.
UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc không ủng hộ ý tưởng xây tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công, đồng thời kiến nghị Bộ tiếp tục triển khai các dự án thuộc quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP HCM đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2008.
UBND thành phố cho rằng qua tổng hợp ý kiến các sở, ngành chuyên gia cho thấy tuyến đê biển này sẽ không có hiệu quả chống lũ hay giảm lưu lượng lũ trong các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Nếu triển khai tuyến đê còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các dải rừng ngập mặn chiều rộng 150-170 m từ Vàm Láng đến Tân Thành (Tiền Giang) sẽ bị biến mất, không còn nơi cho nhiều loài thủy sản cư trú và sinh sản.
Sơ đồ tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công.
Cũng theo UBND TP HCM, việc xây dựng tuyến đê biển còn gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, cản trở đi lại của tàu thuyền tại các cảng nước sâu ở TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuyến đê cũng không đáp ứng được thời gian nhanh nhất cho tàu thuyền vào tránh bão.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp đã đưa ra ý tưởng xây dựng tuyến đê biên nôi Gò Công – Vũng Tàu có tông chiêu dài 32 km, mặt đê rông 50 m, nơi sâu nhất là 12 m. Sau khi đê được xây dựng sẽ tạo hô chứa với diên tích 56.000 ha, dung tích hô chứa khoảng 3,3 tỷ m3. Dự án có tổng số vốn lên đến 66.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Bộ Nông nghiệp, tuyến đê biên được xây dựng nhằm tạo vùng điêu tiêt nước giảm ngập úng, giảm xâm nhập mặn, ứng phó với mực nước biển dâng, đồng thời rút ngắn khoảng cách giao thông, tạo sự liên kết giữa các tỉnh miền Tây với Vũng Tàu và các tỉnh ở Nam Trung Bộ, mở rộng các khu đô thị mới cho TP HCM, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, phát triển du lịch, điện năng…
Theo VNE
"Chuyện nhỏ" gây khó lớn - Kỳ 5: Khách du lịch cần được sử dụng nhà vệ sinh mọi nhà hàng, khách sạn
Xung quanh vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM, nơi tiếp đón hơn 60% lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam, Thanh Niênđã có cuộc trao đổi với ông Lã Quốc Khánh (ảnh), Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM.
Theo ông Khánh, các khách sạn ở khu vực trung tâm nên chia sẻ khó khăn với hãng lữ hành và ngành du lịch địa phương liên quan đến vấn đề nhà vệ sinh (NVS).
Không có lý do gì các khách sạn từ chối du khách, bởi đó là đối tượng mà họ mong muốn phục vụ. Hơn nữa, các hãng lữ hành cũng đồng thời là đối tác của các khách sạn, nhà hàng. Du khách một khi vào khách sạn sử dụng NVS, cũng có thể mua dịch vụ ở bên trong như nước giải khát, quà lưu niệm...
Hơn nữa, nếu dựa vào lý do khách lưu trú trong khách sạn phản ứng với khách vãng lai sử dụng NVS thì cũng không đúng. Bởi khách trong khách sạn thường ít khi sử dụng NVS chung (ở gần quầy tiếp tân - PV).
Sở sẽ làm gì để thúc đẩy các khách sạn, nhà hàng chia sẻ vấn đề này, thưa ông?
Chúng tôi rất ủng hộ ý kiến của Báo Thanh Niên về việc khuyến khích khách sạn, nhà hàng chung tay chia sẻ với hãng lữ hành. Đó là ý kiến mới mẻ mà chúng tôi chưa hề nghĩ tới.
Trước mắt, tôi sẽ làm việc ngay với Phòng Quản lý khách sạn (trực thuộc Sở) lấy ý kiến các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng, để xem quan điểm của họ như thế nào. Sau đó, chúng tôi sẽ nêu ý kiến của mình. Chúng tôi sẽ làm ngay trong tuần này.
Nhà vệ sinh công cộng khu phố Tây Phạm Ngũ Lão như thế này thì làm sao du khách dám vào - Ảnh: D.Đ.M
Liệu có thể sử dụng một biện pháp nào mạnh mẽ hơn để các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn TP.HCM chấp nhận chia sẻ khó khăn? Vì thực ra, nhà hàng, khách sạn và lữ hành luôn là quan hệ đối tác cùng có lợi.
Thực tế không thể yêu cầu hoặc buộc các khách sạn phải có trách nhiệm. Nhưng chúng tôi sẽ khuyến khích, đề nghị họ chia sẻ khó khăn. Tôi nghĩ họ sẽ vui lòng hợp tác. TP.HCM từng đề nghị các khách sạn giữ xe cho khách (không phải lưu trú trong khách sạn - PV) ở tầng hầm với giá đúng quy định và các khách sạn cũng đã thực hiện, như cách chia sẻ khó khăn về bãi đậu xe trong khu vực trung tâm. Cho nên, không có lý do gì mà các khách sạn không thể chung tay với hãng lữ hành về chuyện NVS cả.
Dự án trung tâm thông tin du lịch mà ở đó có NVS, bãi đậu xe cho du khách như nhiều doanh nghiệp lữ hành đề xuất ở khu vực trung tâm liệu có khả thi hay không, thưa ông?
Trung tâm thông tin du lịch đã từng tồn tại ở đối diện khách sạn Rex, nhưng nay đã ngưng hoạt động. Hiện TP.HCM đang tìm một địa điểm phù hợp để triển khai dự án này trong thời gian sớm nhất.
Nguyên Tổng cục phó Tổng cục Du lịch Nguyễn Phú Đức: Nếu khách cần thì phải đáp ứng !
Năm 2012, Tổng cục Du lịch đặt ra vấn đề đột phá là xây dựng NVS đạt chuẩn. Tuy nhiên, đột phá mà không thực hiện được là thua. Khó khăn gì đi nữa nhưng điều đầu tiên chúng ta phải nhớ là tất cả vì du khách. Khách đến Việt Nam thì bằng mọi cách đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của họ. Ngành du lịch cần phải tuyên truyền cho các khách sạn, nhà hàng rằng, nếu khách cần NVS thì phải đáp ứng.
Còn hàng rong, chèo kéo rồi ép du khách là chuyện dẹp mãi không được. Tôi cũng từng đề nghị các địa phương đưa hàng rong ở điểm tham quan vào một chỗ quy định đồng thời ngành công an cũng phải tăng cường kỷ cương.
Tiến sĩ Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch: Nên hoan nghênh Rex !
Tôi cho rằng, Sở VH-TT-DL TP.HCM cần có công văn kêu gọi, đề nghị các khách sạn, nhà hàng chia sẻ khó khăn về NVS cho du khách. Khách sạn Rex mở cửa tiếp đón du khách vãng lai vào sử dụng NVS mà không gây khó là một hành động đáng hoan nghênh. Các khách sạn khác cũng nên như vậy. Đối với vấn nạn hàng rong chèo kéo, ngành công an cần cương quyết hơn. Khu vực núi Bà Đen từng có rất nhiều người bán hàng rong, nhưng gần đây đã dẹp xong. Nếu để nạn hàng rong quá phổ biến hay thiếu thốn bãi đậu xe, hình ảnh du lịch TP.HCM sẽ bị ảnh hưởng. Đã coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thì phải nuôi dưỡng nó.
Theo TNO
Chông chênh con chữ trên đỉnh mù mây Có mặt tại lễ thông xe đường lên núi Cấm (cao trên 700m, An Hảo, Tịnh Biên - An Giang), sau gần 6 tháng tạm gián đoạn bởi trận lở núi kinh hoàng hồi tháng 5.2012, chúng tôi có dịp trải nghiệm toàn diện cái chông chênh của con chữ trên đỉnh mù mây. Một góc Trường THCS Núi Cấm. Do còn nhiều...